Hiện nay có khá nhiều từ ngữ liên quan đến phục hình răng sứ như bọc răng sứ, lắp răng sứ hay trồng răng sứ. Vậy chúng có giống nhau không? Phân biệt ra sao?
Đầu tiên, bọc răng sứ, trồng răng sứ hay lắp răng sứ đều là thuật ngữ nha khoa liên quan đến phương pháp phục hình bằng răng sứ. Nhiều người sử dụng một cách lẫn lộn không có sự phân biệt vì cho rằng bọc răng sứ và trồng răng sứ là một. Tuy nhiên, thực tế đây là 2 phương pháp khác nhau và được chỉ định điều trị cho những trường hợp khác nhau.
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ, giúp khắc phục những nhược điểm như: màu răng ố vàng, răng có kẽ hở, răng thưa,… Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định khi răng thật hư hại nhưng vẫn còn, chưa bị mất răng. Bằng việc lấy tủy răng và thực hiện mài cùi răng thật sau đó bọc răng sứ giả bên ngoài, người bệnh sẽ lấy lại được màu sắc tự nhiên và đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường.
Bọc răng sứ giúp bảo tồn răng thật đồng thời loại bỏ các cơn đau răng kéo dài. So với trồng răng sứ thì bọc sứ có chi phí rẻ hơn và nhanh hơn, không xâm lấn phẫu thuật mô mềm. Tuy nhiên, bọc răng sứ chỉ được chỉ định điều trị trường hợp răng bị hư hại tổn thương, nếu bị mất răng thì phải chuyển sang trồng răng sứ.
Trồng răng sứ giúp bạn có một hàm răng đều, đẹp trong thời gian ngắn
Trồng răng sứ hay lắp răng sứ là một dạng kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ được chỉ định điều trị các trường hợp mất răng, mất răng lâu năm. Trồng răng sứ ra đời để khắc phục những hạn chế của hàm tháo lắp. Về phương pháp, trồng răng sứ sẽ giúp phục hình bằng răng sứ giả ở vị trí mất răng. Tùy vào kỹ thuật xử lý mà thẩm mỹ và chức năng sẽ được phục hồi tương tự răng thật.
>> Xem thêm: Trồng răng sứ vĩnh viễn bao nhiêu tiền?
Hiện nay có 2 kỹ thuật trồng răng sứ hiệu quả là lắp cầu răng sứ và cấy ghép implant:
Bác sĩ sẽ thực hiện mài đi ít nhất là 2 răng thật kế cạnh vùng răng bị mất ể tạo thành trụ nâng đỡ cho dãy mão răng sứ bên trên. Dãy mão răng sứ này được chế tác riêng theo dấu hàm của bệnh nhân và được dính chặt vào nhau để gắn vào trụ răng, lắp khoảng trống mất răng trước đó. Kỹ thuật này thường sẽ được chỉ định cho những trường hợp mất 1 răng hoặc 1 vài răng liên tiếp, các răng xung quanh vẫn còn khỏe mạnh, không bị xô đẩy và xương hàm chưa tiêu đi.
Răng sứ Implant có cấu tạo bằng Titanium nguyên chất an toàn, lành tính với cơ thể
Khác với lắp cầu răng sứ, bác sĩ sẽ trồng răng sứ cố định vào ngay vị trí mất răng. Răng sứ sẽ được chế tác gồm phần trụ implant làm chân răng và thân răng sứ gắn chặt vào trụ. Trụ implant sẽ được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm tương tự như chân răng thật. Phương pháp này có phẫu thuật xâm lấn và mô mềm ở vị trí mất răng. Cấy ghép implant được xem là giải pháp trồng răng sứ cố định có tuổi thọ lâu dài và độ ổn định cao nhất hiện nay. Răng sứ được tái tạo hoàn toàn tương tự răng thật, trụ implant sau cấy ghép sẽ tích hợp hoàn toàn với xương hàm. Chính vì vậy mà chức năng ăn nhai của răng sứ sẽ tương đương 80%-90% răng thật, chắc khỏe trên 10 năm. Yêu cầu của kỹ thuật này là xương hàm phải còn khỏe và đủ dày, sức khỏe toàn thân tốt. Vì kỹ thuật phức tạp nên bảng giá cấy ghép implant cũng cao hơn lắp cầu răng sứ.
Nha khoa Đà Nẵng Implant với là đơn vị chuyên về trồng răng Implant và phục hình răng sứ thẩm mỹ
Tùy vào nhu cầu và vị trí/số lượng mất răng, tình trạng xương hàm, sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân của bệnh nhân mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương pháp trồng răng sứ cố định phù hợp.
Như vậy, bạn đã biết phân biệt được bọc răng sứ và trồng răng sứ chưa? Tóm lại, bọc răng sứ và trồng răng sứ cùng là các phương pháp phục hình răng thẩm mỹ, nhưng được áp dụng cho những trường hợp khác nhau. Nếu bạn muốn làm đẹp răng hay điều trị răng bị hư hại nhưng vẫn muốn bảo tồn răng thật thì có thể bọc răng sứ. Còn nếu bạn đã bị mất răng và muốn phục hồi chức năng, thẩm mỹ cũng như các bệnh lý do mất răng lâu năm thì bạn có thể trồng răng sứ cố định bằng cầu răng sứ hoặc cấy ghép răng implant.
Để biết chi tiết hơn về các phương pháp phục hình nha khoa thẩm mỹ, hãy đến các phòng răng Đà Nẵng uy tín thăm khám và nhận tư vấn phác đồ điều trị. Các thông tin bạn tìm được trên internet chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào từng ca bệnh mà cần có phương pháp điều trị thích hợp với mức chi phí tương ứng.