Sau khi tháo niềng răng, người niềng răng phải đeo hàm duy trì trong một thời gian nhất định. Hiện nay có nhiều loại hàm duy trì khác nhau về chất liệu.
Hàm duy trì được định nghĩa là khí cụ sử dụng sau khi tháo mắc cài dây cung hoặc khay niềng. Hàm duy trì có tác dụng duy trì răng ổn định ở vị trí mới sau khi niềng. Bất cứ ca niềng răng chỉnh nha nào cũng phải đeo hàm duy trì. Vì sao?
Về mặt sinh học, răng được đặt trong cung xương hàm và được các dây chằng nha chu bao bọc xung quanh bám chặt răng và có khả năng ghi nhớ cũng như cố định vị trí răng trên cung hàm. Sau khi tháo hệ thống khí cụ niềng răng, răng cần một khoảng thời gian để có thể thích nghi tại vị trí mới, mô nha chu và mô nướu điều chỉnh cấu trúc ổn định. Trong thời gian này, nếu không có hàm duy trì thì răng sẽ tự động dịch chuyển về vị trí dây chằng đã ghi nhớ ban đầu. Bên cạnh đó, khi mới tháo mắc cài hay khay niềng, chân răng còn rất yếu, những tác động bên ngoài như ăn nhai khiến răng và khớp phải hoạt động nhiều, răng sẽ có xu hướng trở về vị trí cũ.
Sau khi nhổ răng khôn hàm dưới, cần đến Nha khoa để kiểm tra và theo dõi tình trạng vết thương
Hàm duy trì được gắn vào răng lúc này giúp cố định chân răng ở vị trí mới. Quá trình này thường phải mất từ 9-12 tháng. Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu? Nếu tình trạng răng và xương hàm phục hồi lâu người trưởng thành cần đeo từ 6–12 tháng, còn nếu răng và xương hàm khỏe mạnh, phục hồi nhanh thì có thể rút ngắn còn 1-3 tháng. Đối với trẻ em, bác sĩ niềng răng thường yêu cầu đeo hàm duy trì cho đến khi trưởng thành – răng và xương hàm đã phát triển ổn định. Bác sĩ niềng răng thường khuyên người niềng răng nên đeo hàm duy trì từ 10-20 tiếng trong năm đầu tiên, giảm dần thời gian đeo ở năm kế tiếp và kết thúc ở năm thứ 3.
Hiện nay có nhiều loại hàm duy trì khác nhau về chất liệu: hàm duy trì tháo lắp kim loại, hàm duy trì cố định mặt trong và hàm duy trì trong suốt.
Hàm duy trì tháo lắp kim loại được làm bằng kim loại có hình dáng tương tự nhue hàng dây cung được mắc trên răng. Hàm duy trì kim loại được làm bằng thép không gỉ nên có độ bền cao, chắc chắn giúp ổn định chân răng khỏi các yếu tố bên ngoài, có khả năng tháo lắp dễ dàng nên bạn có thể chủ động thời gian đeo hàm duy trì cũng như thuận tiện khi chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên loại hàm duy trì này có thể gây khó chịu, cản trở phát âm và vướng víu trong thời gian đầu sử dụng chưa quen.
Hàm duy trì cố định mặt trong tạo thành từ dây thép không gỉ, có nhiều kích cỡ và hình dáng đa dạng. Loại hàm này được gắn ở tại mặt sau của các răng số 1, 2, 3 bằng composite thay vì mặt trước của răng. Mặc dù có tính thẩm mỹ cao nhưng hàm duy trì loại này có nhiều bất tiện như: bạn không thể tự tháo lắp hàm duy trì cố định mà phải có sự hỗ trợ của bác sĩ nha khoa. Hơn nữa, loại này không tác động lên toàn bộ hàm mà chỉ có khả năng cố định các răng cửa, buộc bằng composite nên dễ dàng bị bung ra.
>> Xem thêm: Đeo hàm duy trì sau niềng răng có cần thiết không?
Hàm duy trì trong suốt là sản phẩm đến từ Singapore, được làm chất liệu nhựa chuẩn y tế, thiết kế dựa trên dữ liệu răng thật nên hoàn toàn phù hợp với cấu trúc răng. Tương tự như khay niềng trong suốt, hàm duy trì trong suốt có tính thẩm mỹ cao, mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu khi đeo. Tuy nhiên, loại hàm duy trì này có giá thành cao hơn 2 loại trên.
Truy cập www.nhakhoaimplantdanang.com để tìm hiểu thêm về niềng răng chỉnh nha.