Nhổ răng trước khi niềng răng thường được chỉ định để điều trị chỉnh nha trong các trường hợp hô, móm, mọc chen chúc, lộn xộn, lệch khớp cắn và răng quá nhiều.
Việc nhổ răng khi chỉnh nha nhằm tạo khoảng trống trên cung hàm để răng dịch chuyển về đúng các vị trí tiêu chuẩn. Đồng thời, nhổ răng trước khi niềng răng còn nhằm giúp giảm thiểu tình trạng xô lệch sau khi tháo niềng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm từ bệnh lý răng miệng đang tiến triển. Tuy nhiên, các bác sĩ nha khoa khẳng định nhổ răng không phải chỉ định bắt buộc khi chỉnh nha, không phải lúc nào niềng răng cũng cần nhổ răng. Nhổ răng hay không được quyết định sau khi bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị cụ thể. Có trường hợp sẽ phải nhổ răng nhưng có người không cần nhổ răng mà vẫn có thể niềng răng chỉnh nha hiệu quả.
Để quá trình chỉnh nha được thuận lợi và đạt được kết quả đúng như kỳ vọng thì nhổ răng là chỉ định cần thiết khi điều trị các trường hợp sau:
Răng hô hoặc răng móm là những tình trạng răng mọc lệch chìa ra hoặc thụt vào trong gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến giọng nói. Thông thường ở các trường hợp hô, móm phức tạp ở tuổi dậy thì sẽ cần nhổ răng trước khi chỉnh nha. Vì độ tuổi trường thành cấu trúc xương hàm đã ổn định. Khi điều trị hô, móm nặng do răng mà không có khoảng trống trên cung hàm, răng sẽ rất khó dịch chuyển được.
Răng mọc chen chúc, lộn xộn thường xảy ra khi cung hàm nhỏ, không đủ chỗ trống cho các răng phát triển đúng vị trí. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, khi răng không đều, mọc lộn xộn, chen chúc quá nhiều còn rất khó vệ sinh răng miệng sạch hoàn toàn, lâu dài dễ xuất hiện các bệnh lý nha khoa. Hầu hết trường hợp niềng răng mọc chen chúc, lộn xộn, nhổ răng trước khi niềng răng là chỉ định bắt buộc.
Có nhiều nguyên nhân và tình trạng sai lệch khớp cắn. Thông thường nhất là tình trạng hàm trên và dưới không khớp với nhau, không khít khi cắn lại. Nếu như khớp cắn bị lệch nhiều và không có đủ không gian dịch chuyển răng thì chắc chắn bác sĩ niềng răng cũng sẽ chỉ định nhổ bớt 1 hoặc vài răng trên cung hàm.
Số lượng răng nhiều hơn bình thường có thể đến từ nguyên nhân răng sữa không rụng hoặc răng mọc ngầm. Đây cũng là trường hợp bắt buộc phải nhổ răng trước khi chỉnh nha.
Như đã phân tích ở trên, việc có cần nhổ răng trước khi niềng răng hay không phụ thuộc vào việc cung hàm có đủ chỗ trống dịch chuyển răng không và các răng có khỏe mạnh không. Bác sĩ niềng răng thường chỉ định nhổ răng để loại bỏ các răng bị bệnh lý nha khoa và nhổ răng để tạo khoảng trống dịch chuyển răng. Vì vậy, nếu bạn không nằm trong 2 trường này thì không cần nhổ răng vẫn có thể niềng răng hiệu quả. Lúc này, thay vì nhổ răng bác sĩ sẽ thực hiện nong hàm hoặc mài kẽ răng để bảo tồn răng thật tối đa.
>> Xem thêm: Đặt thun tách kẽ niềng răng và những điều bạn cần biết
Khi cung hàm có đủ khoảng trống đạt chuẩn để các răng di chuyển về đúng với vị trí mong muốn thì nhổ răng là chỉ định không cần thiết nữa mà vẫn đảm bảo về mặt hiệu quả chỉnh nha.
Thiếu răng có thể do bẩm sinh hoặc hệ quả của bệnh lý răng miệng, tác động ngoại lực. Nếu trường hợp thiếu răng cung hàm vốn đã có sẵn các khoảng trống, nên nhổ răng cũng không phải là chỉ định cần thiết.
Theo các bác sĩ nha khoa, 12 – 16 tuổi là giai đoạn lý tưởng cho việc niềng răng. Đây là giai đoạn xương hàm phát triển, nên các tác động nắn chỉnh sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy, niềng răng trẻ em thường không cần nhổ răng.
Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê nên sẽ không cảm giác đau nhức hay khó chịu trong suốt quá trình thực hiện
Nhổ răng số mấy khi niềng sẽ được bác sĩ nha khoa chỉ định dựa trên tình trạng cung hàm thực tế của từng ca bệnh. Thông thường, răng số 4, 5 và 8 sẽ là những được chỉ định nhổ bỏ nhiều vì ít gây tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng nhất. Khi niềng răng phải nhổ bao nhiêu răng còn tùy thuộc vào tình trạng hàm của từng người. Có trường hợp phải nhổ 1-2 cái, nhưng có người phải nhổ 4 chiếc răng mới đủ điều kiện niềng răng.
>> Xem thêm: Nhổ răng số 4 có nguy hiểm không và những điều bạn nên biết?
Răng số 4 là răng được bác sĩ chỉ định nhổ đầu tiên cho mục đích niềng răng. Xét về cấu trúc và vị trí trên cung hàm thì răng số 4 nằm ở chính giữa, không quá to cũng không quá nhỏ nên sẽ tạo ra khoảng trống vừa đủ để các răng còn lại dịch chuyển. Còn xét về mặt chức năng thì răng số 4 là răng tiền hàm chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ các răng khác khi ăn nhai và nghiền thức ăn. Có thể thấy răng số 4 không đóng vai trò quá quan trọng trên cung hàm.
Răng số 5 cũng là một răng tiền hàm, vai trò cũng chỉ là tham gia vào quá trình ăn nhai, đảm bảo cho thẩm mỹ tổng thể, phía dưới cũng không tiếp xúc với nhiều dây thần kinh và hiếm khi bị ảnh hưởng nếu nhổ. Vì vậy, nhổ răng số 5 thường được chỉ định ở nhiều trường hợp niềng răng như răng hô, móm, mọc chen lấn, xô lệch.
Răng khôn số 8 nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm, có kích thước lớn và mọc sau nên gần như không mang chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ quá nhiều. Nhiều người không niềng răng nhưng vẫn nhổ răng số 8 khi răng mọc lệch, mọc ngầm.
Tóm lại, nhổ răng là chỉ định phổ biến khi niềng răng ở người trường thành. Cần phải nhổ bao răng và vị trí nào sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Hãy đến các địa chỉ niềng răng uy tín tại Đà Nẵng thăm khám và lên phác đồ điều trị cụ thể.