Đặt thun tách kẽ răng là một thủ thuật bắt buộc khi niềng răng. Vậy mục đích đặt thun tách kẽ răng là gì? Niềng răng không đặt thun tách kẽ được không?
Thun tách kẽ là gì? Thun tách kẽ có tên trong tiếng Anh “Orthodontic Separators”, đây là một trong những khí cụ được sử dụng khi niềng răng chỉnh nha. Thun tách kẽ là những vòng tròn cao su nhỏ hơi cứng hoặc những thanh kim loại hình chữ L gắn vào kẽ các răng số 5, 6, hoặc 7. Đặt thun tách kẽ răng là một trong những bước đầu của quy trình niềng răng chỉnh nha. Dù bạn niềng răng mắc cài cố định hay niềng răng trong suốt thì cũng sẽ có bước đặt thun tách kẽ răng trong lộ trình chỉnh nha. Mục đích đặt thun tách kẽ răng là gì? Thun tách kẽ sẽ giúp tách rộng hai răng, tạo ra khoảng cách vừa đủ để đặt khâu hoặc mắc cài bend back vào răng, phục vụ cho quá trình niềng răng sau này.
Hiện nay có 2 loại thun tách kẽ răng là thun cao su và thun kim loại:
Trong niềng răng chỉnh nha, thun tách kẽ răng cao su được sử dụng phổ biến hơn vì tiện lợi hơn. Ngoài ra, thun kim loại ít được sử dụng hơn vì dễ gây tổn thương cho mô mềm, phần má trong, lưỡi,…khi ăn nhai, sinh hoạt.
Đặt thun tách kẽ là thao tác bắt buộc trong mỗi quy trình niềng răng chỉnh nha, sẽ được thực hiện trước khi tiến hành gắn mắc cài. Vậy mục đích đặt thun tách kẽ răng là gì? Thun tách kẽ răng có tác dụng gì? Niềng răng không đặt thun tách kẽ được không?
Thông thường, các răng trên cung hàm sẽ khít nhau hoặc nếu có khoảng trống cũng sẽ không đồng đều, không đủ rộng để gắn khâu niềng. Thun tách kẽ răng được sử dụng nhằm mục đích tạo ra khoảng trống giữa các răng, dàn đều các răng trên cung hàm, giúp răng có diện tích di chuyển, tạo điều kiện cho việc lắp đặt các hệ thống khí cụ như mắc cài, dây thun hay khí cụ nong hàm theo ý muốn.
Điều kiện gắn thun tách kẽ răng là gì? Niềng răng không đặt thun tách kẽ được không? Thun tách kẽ răng sẽ được bác sĩ nha khoa chỉ định cho những trường hợp răng sát nhau, không đủ khoảng trống để gắn band back. Ngoài ra, thun tách kẽ cũng được áp dụng cho hàm răng mọc lộn xộn, chen chúc nhau. Bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám chi tiết tình trạng răng và cho bạn biết niềng răng không đặt thun tách kẽ được không.
Đặt thun tách kẽ răng là một thủ thuật nha khoa khá đơn giản, thường chỉ mất 3-5 phút là đã hoàn thiện. Có 2 cách để đặt thun tách kẽ răng:
>> Xem thêm: Quy trình niềng răng không cố định
Như đã phân tích vai trò đặt thun tách kẽ răng là gì, thun tách kẽ chỉ tồn tại để tạo khoảng trống giữa các răng. Dù bạn sử dụng chất liệu thun tách kẽ là gì thì quy trình gắn cũng đơn giản nên thời gian cũng sẽ rất nhanh chóng. Thời gian gắn thun tách kẽ lên răng chỉ cần 3-5 phút và người niềng răng chỉnh nha chỉ phải “chung sống” với thun tách kẽ từ 5 – 7 ngày tùy vào độ khít của răng mà thời gian sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường mức độ đàn hồi của thun tách kẽ cao su chỉ tốt trong khoảng 1 tuần. Nếu răng của bạn quá cứng chắc, tốc độ di chuyển chậm thì thì sau 1 tuần bác sĩ nha khoa sẽ tháo bỏ thun cũ và đặt thun mới vào thay thế.
Mặc dù là một thủ thuật đơn giản với thời gian khá ngắn, nhưng đặt thun tách kẽ lại là bước quan trọng và hầy như là không thể bỏ qua. Bởi nếu khoảng trống giữa các răng quá nhỏ thì hâu niềng răng không thể nhét vào được, toàn bộ hệ thống mắc cài sẽ không có điểm tì để sản sinh ra lực kéo răng di chuyển. Trong trường hợp hàm răng của bạn đủ khe thưa nhưng các khoảng trống không đồng đều nhau thì cũng phải đặt thun tách kẽ để dàn đều khoảng cách.
>> Xem thêm: Quy trình thực hiện niềng răng invisalign ra sao?
Thực tế, người niềng răng có thể không cần đặt thun tách kẽ răng khi răng đã đủ khe thưa để đặt được khâu. Tuy nhiên trường hợp này thường không nhiều. Bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám tình trạng răng và tư vấn cho bạn biết trường hợp của mình có thể niềng răng không đặt thun tách kẽ được không?
Nhiều người lo lắng đặt thun tách kẽ răng có đau không? Thực tế thì quá trình đặt thun tách kẽ sẽ gây cảm giác khó chịu nhất định cho người niềng răng chỉnh nha. Đầu tiên, khi đưa thun vào khe giữa hai răng chắc chắn sẽ có cảm giác khó chịu và vướng víu. Cảm giác sẽ tương tự như khi bạn bị mắc thức ăn vào giữa hai kẽ răng. Thun tách kẽ răng sẽ liên tục ép răng phải dịch chuyển với tốc độ nhanh nên cũng sẽ gây cảm giác đau nhức e buốt vào thời gian đầu khi khe răng vẫn còn khít. Tuy nhiên sau vài ngày, khe giữa răng sẽ giãn cách dần dần thì cảm giác này sẽ giảm dần. Đến khi cảm giác khó chịu biến mất thì tức là răng đã đặt khoảng cách yêu cầu, bạn có thể sẵn sàng cho bước tiếp theo trong lộ trình niềng răng chỉnh nha của mình.
Mức độ xác định đặt thun tách kẽ răng có đau không hầu như sẽ khác ở từng người. Nếu trong quá trình đeo thun tách kẽ mà bạn cảm thấy quá khó chịu thì có thể áp dụng một số mẹo sau đây:
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề đặt thun tách kẽ răng là gì. Để biết mình có thể niềng răng không đặt thun tách kẽ được không, hãy đến Nha khoa Đà Nẵng Implant thăm khám và nhận tư vấn miễn phí.