Đeo hàm duy trì sau niềng răng có cần thiết không?

Tác giả: Võ Hảo
- Theo dõi: Nha khoa Đà Nẵng Implant trên Nha Khoa Đà nẵng Implant trên Google News

Đeo hàm duy trì sau niềng răng có nhiệm giúp răng giữ đúng vị trí cố định sau quá trình niềng răng, tránh tình trạng răng bị sai lệch hay trả về vị trí ban đầu.

Đeo hàm duy trì là gì?

Sau khi tháo mắc cài, đeo hàm duy trì là một bước quan trọng không được bỏ qua để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha. Hàm duy trì là khí cụ hỗ trợ người niềng răng sau khi đã tháo mắc cài và dây cung có nhiệm vụ cố định răng nhanh chóng ổn định sau khi đã thực hiện tháo niềng răng. Nếu bỏ giai đoạn đeo hàm duy trì có nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

Đeo hàm duy trì sau niềng răng có cần thiết không?

Hiện nay có hai dạng hàm duy trì:

  • Hàm duy trì tháo lắp có thể tháo ra dễ dàng vệ sinh. Hàm duy trì tháo lắp có thể làm bằng kim loại hoặc khay nhựa. Hàm duy trì tháo lắp kim loại làm bằng dây cung kim loại ôm sát đoạn răng cửa giữa 2 răng nanh, gắn vào khuôn acrylic nằm trên miệng vòm miệng hoặc dưới lưỡi. Hàm duy trì tháo lắp khay nhựa được thiết kế bằng nhựa trong suốt không sợ bị lộ, vừa vặn với hàm răng tháo ra khi ăn uống, vệ sinh.
  • Hàm duy trì cố định phù hợp với các trường hợp niềng răng phải nhổ răng. Hàm được làm từ chất liệu thép không gỉ, gắn cố định vào mặt sau của răng bằng Composite. Đeo hàm duy trì cố định phải chú ý chăm sóc răng miệng sạch sẽ, nhẹ nhàng theo chỉ dẫn.

Đeo hàm duy trì sau niềng răng có cần thiết không?

Đeo hàm duy trì sau niềng răng có cần thiết không?

Vì sao phải đeo hàm duy trì? Vì sau khi tháo bộ khí cụ niềng, răng vẫn chưa thật sự ổn định với vị trí mới, răng và hàm còn nhạy cảm. Các hoạt động ăn nhau vào thời điểm này khiến răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều. Lúc này răng sẽ có xu hướng xô lệch, dịch chuyển về vị trí ban đầu. Bước đeo hàm duy trì sau niềng răng quan trọng không kém gì khí cụ niềng răng chính. Hàm duy trì có nhiệm vụ giúp răng giữ đúng vị trí cố định, tránh tình trạng răng bị sai lệch và di chuyển sai vị trí ảnh hưởng đến kết quả niềng răng. theo các bác sĩ niềng răng uy tín tại Đà Nẵng, đeo hàm duy trì đúng cách trong thời gian nhất định cũng chính là cách chăm sóc đem lại kết quả niềng răng cao nhất.

>> Xem thêm: Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu?

Thời gian đeo hàm duy trì sau niềng răng sẽ kéo dài cho đến xương và nướu thích nghi được với sự thay đổi của răng. Trong 3 – 4 tuần đầu tháo khay niềng bạn sẽ phải đeo hàm duy trì 24/24 giờ và không được tháo ra. Sau đó thì bạn có thể tháo hàm duy trì ra khi vệ sinh răng miệng và ăn uống, nhưng vẫn phải đeo đủ thời gian quy định của bác sĩ. Đeo hàm duy trì sau niềng răng bao lâu thì có thể tháo ra được còn tùy vào tình trạng răng của mỗi người.

Đeo hàm duy trì sau niềng răng có cần thiết không?

  • Đối với trường hợp niềng răng trẻ em thì yêu cầu đeo hàm duy trì cho đến lúc trẻ trưởng thành.
  • Đối với người lớn có tình trạng xương hàm, răng nướu chưa ổn định, vị trí của răng chưa được cố định thì đeo hàm duy từ nửa năm đến một năm.
  • Còn đối với những trường hợp bệnh nhân có tình trạng xương hàm, răng ổn định thì thời gian đeo hàm duy trì sẽ ngắn hơn từ 1 đến 3 tháng.

Quá trình đeo hàm duy trì sau niềng răng cũng tương tự như đeo bộ niềng răng chính. Bạn phải đeo hàm duy trì trong suốt thời gian nha sĩ đã chỉ định, tuân thủ quy tắc tháo lắp hàm duy trì, vệ sinh hàm duy trì và răng miệng đúng cách, tái khám theo lịch hẹn.

Để biết chi tiết hơn về việc đeo hàm duy trì sau niềng răng, hãy đến các địa chỉ niềng răng uy tín tại Đà Nẵng thăm khám và nhận tư vấn.

Đánh giá
Chủ đề: đeo hàm duy trìniềng răngNiềng răng uy tín tại đà nẵngtháo lắp hàm duy trìvệ sinh răng miệng
Bài viết liên quan

Dấu hiệu nhận biết mòn men răng sớm ngăn ngừa ê buốt răng

Nhìn bên ngoài bạn sẽ khó thấy dấu hiệu nhận biết mòn men răng sớm, phát hiện trễ sẽ làm lớp men tiêu ...

Tết trung thu – Nhận ngay những ưu đãi đặc quyền dành cho thiếu nhi tại Nha khoa Đà Nẵng Implant

️Tham gia ngay chương trình “ TRUNG THU LUNG LINH - RĂNG KHỎE CƯỜI XINH” cùng Nha Khoa Đà Nẵng Implant  ! GIẢM ...

10 cách tự lấy cao răng tại nhà với nguyên liệu tự nhiên

Loại bỏ cao răng là bước quan trọng trong quy trình vệ sinh răng miệng. Có nhiều cách tự lấy cao răng tại nhà ...

Răng xuất hiện đốm đen là bị gì? Cách loại bỏ đốm đen trên răng tại nhà

Nguyên nhân chính gây ra những đốm màu đen ở chân răng là cao răng. Tuy nhiên cũng có thể do bệnh lý, để biết ...

Mọc thiếu răng có sao không? Cách khắc phục hàm thiếu răng là gì?

Là trường hợp bất thường khá phổ biến, mọc thiếu răng có sao không? Khi mọc thiếu răng vừa ảnh hưởng ...