Trước khi quyết định niềng răng bằng phương pháp nào chúng ta cũng nên hiểu rõ khí cụ niềng răng gồm có gì, công dụng và hiệu quả của từng loại.
Khí cụ chỉnh nha là một thuật ngữ dùng để chỉ các dụng cụ trong lĩnh vực nha khoa. Khi niềng răng chỉnh nha, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các loại khí cụ chuyên dụng để tạo lực kéo siết giúp răng dần dần dịch chuyển răng. Khí cụ niềng răng có rất nhiều loại khác nhau, có thể nằm cố định hoặc cho phép tháo lắp chủ động. Tại các phòng răng Đà Nẵng, các loại khí cụ niềng răng được sử dụng với những công dụng khác nhau. Không phải lúc nào cũng phải sử dụng toàn bộ khí cụ, tùy vào trường hợp và lộ trình chỉnh nha, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định khí cụ phù hợp.
Khí cụ niềng răng gồm có gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu khí cụ niềng răng gồm có gì theo hình thức gắn trên răng cố định hay không cố định.
Niềng răng cố định hay còn gọi là niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh hình nha khoa phổ biến nhất hiện nay. Niềng răng cố định sử dụng các loại khí cụ sau.
Thun tách kẽ là những vòng tròn nhỏ, chất liệu bằng cao su có chức năng chính là tạo khoảng cách giữa 2 kẽ răng với nhau. Gắn thun tách kẽ vào thời điểm nào? Trước khi mang mắc cài 1 tuần người niềng răng phải mang thun tách kẽ để tạo ra khoảng cách giữa 2 kẽ răng, giúp cho bước mang khâu chỉnh nha và mắc cài dễ dàng hơn.
Sau khi mang thun tách kẽ 1-2 tuần, khoảng cách giữa 2 răng đã đủ thun sẽ tự rơi ra. Lúc này bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành gắn khâu. Khâu chỉnh nha là một dạng vòng trong chế tác từ kim loại, sẽ được cố định ở răng hàm số 6 hoặc 7 bằng một loại vật liệu cố định chuyên dụng. Khâu chỉnh nha là khí cụ đi theo người chỉnh nha trong suốt quá trình niềng răng. Band niềng thường bao gồm móc phía ngoài để móc chun hoặc lò xo, ống phía má được sử dụng để luồn dây cung, ống phía lưỡi để bác sĩ gắn các khí cụ.
Dây cung là loại khí cụ niềng răng cố định, là hệ thống dây kết nối giữa các mắc cài với chức năng chính là tạo lực để kéo răng di chuyển theo định hướng của mắc cài. Bác sĩ chỉnh nha sẽ gắn dây cung vào các khe của mắc cài và cố định bằng dây thun hoặc dây thép. Hiện nay có nhiều loại dây cung khác nhau, chất liệu chủ yếu sắt không gỉ như dây cung Cobalt – Chromium, dây cung Stainless Steel, dây cung Niken – Titan và dây cung Titan – Beta. Tùy thuộc vào từng giai đoạn niềng răng mà sẽ sử dụng dây cung khác nhau về hình dạng và kích thước.
Khi niềng răng mắc cài cố định, mắc cài là yếu tố bắt buộc khi liệt kê khí cụ niềng răng gồm có gì. Hiệu quả nắn chỉnh răng khi sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài chủ yếu được tạo ra từ hệ thống mắc cài. Hệ thống mắc cài có chức năng là cố định và giữ hệ thống dây cung, khi tạo lực kéo, răng di chuyển về vị trí mới thẳng đều và thẩm mỹ hơn. Hiện mắc cài được chia ra thành hai loại là mắc cài thường và mắc cài tự buộc:
Thun liên hàm được chỉ định với trường hợp răng khểnh, răng mọc lệch hẳn về phía trên và điều chỉnh khớp cắn giữa hai hàm. Mặc dù hình dáng tương tự như những chiếc thun thông thường nhưng thun liên hàm có độ đàn hồi cao, được làm từ chất liệu cao su đã được kiểm định về mức độ an toàn đối với răng, nướu. Một đầu của thun liên hàm được đặt vào mắc cài hàm trên và đầu còn lại gắn vào mắc cài hàm dưới sẽ tạo lực kéo vừa phải giúp răng dịch chuyển. Bác sĩ có thể gắn vào móc ở trên mắc cài hoặc gắn vào vít chỉnh nha tùy từng trường hợp.
Hook có dạng mó dùng để bấm vào dây cung, có tác dụng liên kết 2 hàm lại với nhau. Hook thường được gắn ở răng nanh hay các răng cối nhỏ và trên khâu hay mắc cài của răng cối lớn.
Minivis hay vít niềng răng là khí cụ được thiết kế với hình xoắn ốc, thường có kích thước khá nhỏ đường kính là 1,4 – 2 mm và chiều dài từ 6 – 12 mm. Chức năng của vít là tạo điểm neo vững chắc để kết nối với hệ thống mắc cài, giúp răng mọc lệch nhanh chóng về đúng vị trí trên cung hàm. Minivis thường được sử dụng khi răng bị hô, cung hàm quá cứng, mất nhiều răng, phải nhổ răng 4 hoặc 5 để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển…
Lò xo được sử dụng đối với phương pháp niềng răng mắc cài, thường được làm từ vật liệu thép không gỉ và có nhiều vòng tròn nối tiếp với nhau, được gắn vào răng hàm kết nối với dây cung phía sau răng số 3. Lò xo hiện nay được chia thành 3 loại chính là:
Thun chuỗi là một dải cao su gồm nhiều vòng hình chữ O được kết nối với nhau và được gắn lên hệ thống mắc cài nhằm đóng những khoảng trống giữa các răng trong quá trình niềng. Thun chuỗi có tới 28 màu sắc khác nhau.
Thiết bị nong hàm được sử dụng để gia tăng diện tích vòm miệng, hỗ trợ tạo khoảng trống, giúp các răng mọc lệch dễ dàng dịch chuyển. Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định dùng thiết bị nong hàm khi vòm hàm quá hẹp, hàm bị lệch, méo, không đủ chỗ sắp xếp răng… và sẽ được thực hiện trước khi gắn các khí cụ như mắc cài, dây cung,… lên răng. Thời gian đeo nong hàm sẽ 1 – 6 tháng, tùy thuộc vào từng tình trạng.
>> Xem thêm: Đặt thun tách kẽ răng là gì? Niềng răng không đặt thun tách kẽ được không?
Hàm duy trì là một khí cụ niềng răng cố định không thể thiếu sau khi quá trình niềng răng hoàn tất. Dù bạn niềng răng bằng phương pháp nào, khí cụ niềng răng gồm có gì thì hầu như đều cần đeo hàm duy trì sau khi đã tháo khí cụ niềng. Hàm duy trì thay thế chức năng của mắc cài trước đó, giữ cho răng chắc chắn, ổn định và không di chuyển về vị trí ban đầu.
Niềng răng không cố định hay niềng răng không mắc cài có 2 phương pháp niềng răng tháo lắp là Invisalign (xuất xứ từ Mỹ) và eCligner (xuất xứ từ Hàn Quốc). Hai khí cụ chính mà người niềng răng không cố định sử dụng là khay trong và attachment.
Khay trong suốt được thiết kế với bề mặt trơn nhẵn và phù hợp với kích thước hàm của mỗi người giữ vai trò tác động lực để nắn chỉnh răng mọc lệch. Điểm nổi bật của khay trong suốt là dễ dàng tháo lắp, giúp người niềng răng hoàn toàn có thể thoải mái khi ăn nhai hoặc chăm sóc răng miệng hàng ngày.
Attachment là những nút đặt lực làm bằng nhựa Composite và có nhiều hình dáng khác nhau nhưng màu sắc tương tự như răng thật. Attachment được gắn lên răng bằng một loại keo nha khoa chuyên dụng. Tác dụng chính của attachment là hỗ trợ tạo lực cho khay trong suốt, đóng khoảng vị trí nhổ răng và giúp răng di chuyển đúng hướng như phác đồ điều trị. Không phải lúc nào người niềng răng trong suốt cũng phải gắn attachment, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định khí cụ này với những trường hợp răng khó kiểm soát như răng xoay vào trong, răng lệch ra ngoài…
Dù khí cụ niềng răng gồm có gì thì trong thời gian gắn khí cụ niềng răng, bạn nên dùng bàn chải mềm và đánh răng ít nhất 2 lần một ngày: sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor. Khi vệ sinh răng miệng thì cũng phải vệ sinh khí cụ bằng thao tác nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến vị trí các khí cụ chỉnh nha trong miệng. Đặc biệt tuyệt đối không được dùng răng cửa đang nắn chỉnh để cắn mở đồ vật vì sẽ làm hỏng khí cụ chỉnh nha hoặc khiến răng bị tổn thương.
Mỗi loại khí cụ sẽ có cách đeo và thời gian đeo cụ thể theo chỉ định của bác sĩ nha khoa. Thời gian đeo của mỗi người cũng sẽ khác nhau dựa vào tình trạng răng sai lệch của răng. Người niềng răng cần phối hợp với bác sĩ bằng cách tuân thủ các chỉ dẫn và đeo khí cụ đủ thời gian quy định.
Trong thời gian đầu mới đeo khí cụ có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu và đau nhức. Lúc này hãy cẩn thận khi ăn uống và sinh hoạt. Hãy ăn chậm, ăn miếng nhỏ, dùng những loại thực phẩm mềm ít dính, mềm. Thực hiện vệ sinh răng miệng thật kỹ, súc miệng nước muối ấm thường xuyên vào buổi tối trước khi đi ngủ, mát xa thường xuyên vùng lợi tiếp giáp với răng để đỡ bị xây xước do các khí cụ chỉnh nha gây nên.
Trước khi quyết định niềng răng bằng phương pháp nào bạn nên đến địa chỉ niềng răng uy tín tại Đà Nẵng là Nha khoa Đà Nẵng Implant để thăm khám chuẩn xác và được tư vấn phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất, sử dụng khí cụ niềng răng gồm có gì với chất lượng tốt nhất.