Không đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng có được không?

Tác giả: Võ Hảo
- Theo dõi: Nha khoa Đà Nẵng Implant trên Nha khoa Implant trên Google News

Hàm duy trì là khí cụ quan trọng ở bước cuối trong quy trình niềng răng chỉnh nha. Vậy không đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng có được không?

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là một khí cụ quan trọng trong quy trình chỉnh nha. Đeo hàm duy trì là bước cuối trong mọi phác đồ niềng răng. Nó không chịu trách nhiệm di chuyển răng nhưng giúp bảo đảm kết quả của răng sau khi tháo niềng. Hiện nay có 2 loại được sử dụng bao gồm:

  • Hàm duy trì kim loại cố định: Loại này cấu tạo từ kim loại hoặc hợp kim không gỉ có hình dạng dây cung mỏng, được gắn cố định bên trong răng ở tại vị trí răng số 1,2,3 và bạn sẽ không thể tự ý tháo ra được trong quá trình đeo. Hàm duy trì kim loại cố định có hiệu cao nhờ gắn cố định trên răng nên giúp đạt lực duy trì từ kim loại chắc chắn và ổn định. Bên cạnh đó cũng không bị lộ do gắn bên trong bề mặt răng. Tuy nhiên loại này có nhược điểm là gây cảm giác cộm phía trong khi ăn nhai thấy khó chịu ở lưỡi.

Không đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng có được không? 

  • Hàm duy trì tháo lắp: Loại này có đặc điểm là người đeo có thể chủ động tháo lắp. Hàm duy trì tháo lắp được làm bằng 2 loại chất liệu là nhựa và kim loại. Trong đó loại làm từ kim loại hình thành từ các dây kim loại, được gắn vào khuôn acrylic, lắp trên vòm miệng đối với hàm trên và đặt dưới lưỡi đối với hàm dưới. Loại này cho hiệu quả tương tự như hàm duy trì kim loại cố định. Còn hàm duy trì tháo lắp nhựa thì có thiết kế tương tự như các khay niềng răng trong suốt, được thiết kế dựa trên dấu răng riêng và ôm khít lấy răng. Ưu điểm của hàm duy trì nhựa là vô hình đảm bảo được tính thẩm mỹ, nhưng lại có hạn chế là dễ vỡ khi ăn nhai vật quá cứng hay khi chải răng quá mạnh và có thể bị ố màu do thựa phẩm, bị biến dạng khi ngâm vào nước nóng.

Vai trò của hàm duy trì là gì?

Sau một khoảng thời gian dài răng liên tục dịch chuyển và vẫn chưa kịp thích ứng với nướu ở vị trí mới ngay sau khi tháo niềng. Vì vậy sau khi tháo niềng răng sẽ có xu hướng di chuyển về vị trí ban đầu. Đeo hàm duy trì giúp ngăn chặn quá trình này. Hàm duy trì có vai trò chính để bảo lưu kết quả niềng răng sau khi tháo niềng, cố định răng tại vị trí mới khi tháo niềng, giúp răng và nướu ổn định hơn.

Không đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng có được không?

Như đã nói ở trên, hàm duy trì có vai trò bảo đảm được kết quả sau khi tháo niềng. Không đeo sau khi tháo niềng có được không? Hầu hết các trường hợp niềng răng người trưởng thành hay niềng răng trẻ em đều phải đeo hàm duy trì. Bởi vì sau khi tháo niềng, răng còn yếu, chân răng không chắc chắn làm quá trình ăn nhai tác động lực lên răng làm răng bị xô lệch. Cho đến nay, công nghệ chỉnh nha vẫn chưa phát triển được phương pháp nào thay thế. Dù bạn niềng răng bằng mắc cài cố định hay niềng răng trong suốt thì sau khi tháo niềng đều phải đeo hàm duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.Việc không đeo hoặc đeo không đủ thời gian quy trình của bác sĩ nha khoa có thể làm kết quả chỉnh nha không còn, bị mất tiền, mất thời gian oan.

Không đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng có được không?

Đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Thông thường, bác sĩ nha khoa chỉ định đeo trong vòng 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, tùy cơ địa và sức khỏe răng miệng của mỗi người mà thời gian đeo cũng sẽ có sự thay đổi.

>> Xem thêm: Sau khi tháo niềng răng phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?

  • Đối với sức khỏe răng tốt chỉ cần mang hàm duy trì từ 6 – 9 tháng.
  • Đối với sức khỏe răng yếu có thể lên đến 12 tháng hoặc hơn.
  • Cũng có trường hợp răng và nướu quá yếu bác sĩ có thể chỉ định đeo cả đời.
  • Ngoài ra, đối với các trường hợp niềng răng trẻ em thì bác sĩ sẽ chỉ định đeo niềng duy trì đến 18 tuổi – khi răng vĩnh viễn và xương hàm đã phát triển hoàn thiện, ổn định.

Đeo hàm duy trì có phức tạp không?

Theo hướng dẫn của các bác sĩ niềng răng uy tín, việc đeo cũng tương tự như đeo khay niềng hay hệ thống khí cụ mắc cài. Về thời gian đeo hàm, trong khoảng 3-4 tuần đầu tiên sau khi tháo niềng thì bạn cần đeo hàm duy trì 24/24h và không được tháo ra. Thời gian tiếp đó sẽ giảm giờ không nhất thiết phải đeo đủ 24/24h như ít nhất phải đạt tối thiểu 8h/ngày. Đối với loại hàm cố định thì bạn cũng thực hiện vệ sinh răng miệng tương tự như khi còn đeo niềng. Còn nếu bạn sử dụng loại có thể tháo lắp thì có thể tháo ra để vệ sinh làm sạch hàm và răng miệng.

Không đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng có được không?

Nha khoa Implant Quốc tế Đà Nẵng luôn hỗ trợ khách hàng có được một hàm răng đều đẹp, khỏe mạnh nhất

Dưới đây là một số lưu ý khi đeo hàm duy trì:

  • Vệ sinhthường xuyên để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh lý răng miệng. Đối với loại tháo lắp nhựa thì nên sử dụng nước ngâm chuyên dụng hoặc ngâm vào nước (nước không quá nóng sẽ làm biến dạng hàm duy trì) và dùng bàn chải nhẹ nhàng loại bỏ các mảng bám, mảnh vụn thức ăn.
  • Tuân thủ thời gian đeo hàm, đặc biệt là trong 6 tháng đầu rất quan trọng cần đảm bảo đeo ít nhất 12 tiếng/ngày để răng có thể cố định.
  • Tuân thủ lịch tái khám sau niềng để được Bác sĩ quan sát và nắm được tình hình sức khỏe răng nướu, chỉ định chính xác hơn về thời gian đeo niềng, cũng như sớm phát hiện được những vấn đề của răng và điều chỉnh chữa trị kịp thời.

Hãy đến các địa chỉ niềng răng uy tín để được tư vấn chi tiết hơn về niềng răng chỉnh nha.

Đánh giá
Chủ đề: Niềng răng chỉnh nhaniềng răng trong suốt
Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách làm trắng răng sau 1 đêm nhất định bạn phải biết

Có rất nhiều phương pháp tẩy vết ố vàng hoặc răng xỉn màu. Tuy nhiên, liệu chúng có mang lại hiệu quả nhanh ...

Sở hữu nụ cười tỏa sáng nhờ những cách làm trắng răng bị ố vàng

Răng ngả màu khiến chúng ta mất đi sự tự tin. Vậy, có cách làm trắng răng bị ố vàng hiệu quả và nhanh ...

Trồng răng cửa tháo lắp có những ưu điểm và hạn chế nào?

Trồng răng cửa tháo lắp dành cho đối tượng nào, ưu nhược điểm ra sao là những gì bài viết dưới đây sẽ ...

Giá lấy cao răng bao nhiêu? Giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc về cao răng

Nhiều người không quan tâm đến lấy cao răng định kỳ. Vậy cao răng có thực sự quan trọng đến thế? Giá ...
Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0899 412 412