Niềng răng mắc cài cố định khó tránh khỏi tình trạng bung tuột khi ăn nhai hay vệ sinh răng. Vậy nên làm gì khi bị bung mắc cài và có cách tránh bung tuột mắc cài không?
Không giống như niềng răng trong suốt, trong lộ trình niềng răng mắc cài cố định bạn có thể gặp rất nhiều sự cố, điển hình là việc bị bung tuột mắc cài. Trong một khảo sát gần đây, đa phần các trường hợp niềng răng mắc cài cố định hầu như gặp phải tình trạng bị tuột mắc cài ít nhất 1 lần trong cả lộ trình điều trị. Thực tế, vấn đề bung tuột mắc cài nhiều lần có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả niềng răng và tốn kém thời gian khi phải di chuyển đến phòng khám nhiều lần. Đồng thời, nhiều người e ngại gắn lại mắc cài có đau không. Vì vậy, việc quan trong bạn cần nhớ là phát hiện sớm tình trạng mắc cài bị tuột cũng như biết được nên làm gì khi bị bung mắc cài và xử lý đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết mắc cài bị bung hoặc sắp bung là gì? Có nhiều trường hợp, mắc cài bị bung ra khỏi bề mặt răng nhưng vẫn nằm thẳng hàng trên dây thun và nhìn sơ thì có vẻ như nó rất bình thường. Vì thế mà sẽ khá khó nhận biết mắc cài bị bung hoặc sắp bung. Vậy dấu hiệu nhận biết mắc cài bị bung hoặc sắp bung là gì?
Trong một khảo sát gần đây, đa phần các trường hợp niềng răng mắc cài cố định hầu như gặp phải tình trạng bị tuột mắc cài ít nhất 1 lần trong cả lộ trình điều trị. Có nhiều nguyên nhân vì sao mắc cài bị bung tuột. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Rất nhiều người có thói quen chải răng mạnh vì nghĩ vậy sẽ sạch hơn. Tuy nhiên, người niềng răng mắc cài cố định cần bỏ thói quen này. Việc chải răng quá mạnh không chỉ khiến men răng bị bào mòn, xương hàm chịu áp lực lớn, nướu lợi bị tổn thương mà còn là lý do vì sao mắc cài bị bung tuột.
Chắc chắn sau khi gắn mắc cài xong bác sĩ sẽ có những dặn dò về chế độ ăn uống phù hợp để ít gây đau nhức răng và tránh bung tuột mắc cài. Những đồ ăn dai có thể dính vào mắc cài và kéo chúng tuột ra, còn những đồ ăn cứng khiến răng phải dùng nhiều lực tác động lên răng và có thể khiến mắc cài bung tuột ra ngoài.
Nếu không may bạn bị ngã hoặc đập vào vật cứng nào đó thì nguy cơ mắc cài bị bung là rất cao, mô mềm cũng có thể bị tổn thương. Nếu bạn phải hoạt động cần nhiều sức, va chạm mạnh thì nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ bảo vệ răng. Thói quen dùng tăm xỉa răng hay cắn móng tay cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống mắc cài trong khoang miệng.
Niềng răng mắc cài kim loại sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để tạo lực siết nhằm di chuyển răng về đúng vị trí và khớp cắn
Mắc cài tự chế hay mắc cài giá rẻ không đảm bảo chất lượng chắc chắn sẽ gây ra hiện tượng bung tuột mắc cài. Điều này không chỉ khiến việc niềng răng chỉnh nha trở nên vô nghĩa mà cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ răng miệng của bạn. Ngoài ra tay nghề bác sĩ yếu kém, gắn mắc cài sai kỹ thuật cũng là lý do vì sao mắc cài bị bung tuột.
Mắc cài là bộ phận kiểm soát và ổn định lực tác động dịch chuyển răng quan trọng trong lộ trình chỉnh nha. Mắc cài bị bung tuột có sao không và nên làm gì khi bị bung mắc cài? Tất nhiên là có. Nếu mắc cài bị bung tuột sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống chỉnh nha, dây cung cũng sẽ bị lỏng lẻo dẫn đến tốc độ nắn chỉnh răng bị giảm sút. Nếu bệnh nhân không biết cách làm gì khi bị bung mắc cài sẽ khiến quá trình dịch chuyển răng bị sai lệch theo hướng khác.
>> Xem thêm: Khí cụ niềng răng gồm có gì? Những điều bạn cần biết
Bên cạnh đó, khi mắc cài bị bung tuột cũng có thể làm tổn thương mô mềm quanh răng, gây ra tình trạng bị trầy xước. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì vết trầy sẽ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm. Thậm chí cũng có trường hợp vô tình nuốt phải mắc cài khi ngủ, ăn, uống.
Mặc dù bung tuột mắc cài có thể gây ra rắc rối nhưng bạn hãy yên tâm, bung mắc cài không là vấn đề gì quá lớn, các bác sĩ sẽ có cách khắc phục giúp bạn. Trang bị kiến thức làm gì khi bị bung mắc cài sẽ giúp bạn trở lại các hoạt động bình thường với chiếc mắc cài chắc chắn. Vậy nên làm gì khi bị bung mắc cài?
Thực tế, nguyên nhân vì sao mắc cài bị bung tuột phần lớn đền từ sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy bạn chỉ cần chú ý hơn trong việc ăn nhai và chải răng là có thể hạn chế được tình trạng phần nào lo lắng làm gì khi bị bung mắc cài.
Hãy chải răng thật nhẹ nhàng, theo vòng tròn để lông bàn chải có thể cuốn đi cặn thức ăn mà không ảnh hưởng đến sự chắc chắn của mắc cài trên răng. Mỗi ngày nên chải răng ít nhất 3 lần trong 2 phút vào sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ với kem đánh răng có chứa fluor. Ngoài ra cũng nên thay bàn chải thường xuyên hơn vì bàn chải đánh răng dùng cho người niềng răng sẽ hư nhanh chóng hơn bình thường. Bạn cũng nên sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ làm sạch răng khác như:
Bên cạnh đó việc lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín tại Đà Nẵng cũng rất quan trọng. Tay nghề y bác sĩ cao, chất lượng mắc cài tốt là 2 yếu tố giúp mắc cài ổn định trên cung hàm. Hơn hết, trong trường hợp bạn vô tình làm bung tuột mắc cài cũng có thể được hỗ trợ nhanh chóng và an toàn nhờ dịch vụ nha khoa chuyên nghiệp.
Hãy liên hệ Nha Khoa Đà Nẵng Implant để được tư vấn chi tiết hơn về cách nhận biết mắc cài bị bung, nên làm gì khi bị bung mắc cài và cách tránh mắc cài bị bung tuột hiệu quả.