Đến nay phương pháp cấy ghép răng implant được xem là một thành tựu tuyệt vời của ngành nha khoa. Vậy cấy ghép răng implant ra đời khi nào, phát triển ra sao?
“Implant” theo tiếng La Tinh có thể hiểu là một bộ phận nào trên cơ thể được cấy ghép. Trong nha khoa, Implant được dùng với nghĩa là cấy ghép vào một phần cấu trúc răng miệng. Các bác sĩ nha khoa vẫn thường gọi Implant là cấy ghép răng.
Theo ghi chép của các nhà khảo cổ học Trung Quốc và Ai cập, người cổ đại đã biết tìm cách thay thế những răng thật bị mất bằng ngà voi, vỏ sò hoặc gỗ mài nhỏ từ trước thế kỷ 18. Đến những năm của thế kỷ 18 việc cấy ghép răng đã đạt được một số tiến bộ nhất định. Vào thế kỷ 19 nhiều vật liệu như vàng, bạch kim… được dùng để thực hiện việc cấy ghép. Mặc dù tỉ lệ thành công thật khiêm tốn, nhưng có thể thấy phương pháp cấy ghép răng implant đã ra đời từ rất sớm. Lúc này, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại phần lớn là do cơ thể đào thải, không dung nạp được các vật liệu cấy ghép.
Cách chăm sóc răng sau cấy implant an toàn
Đến năm 1952, bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật chỉnh hình GS. Per-Ingar Branemark đã đưa ra một nhận định mang tính mở ra bước ngoặt mới cho ngành implant. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông đã thử nghiệm rất nhiều lần phương pháp gắn những chiếc nẹp nhỏ bằng titanium vào xương thỏ. Kết quả đã đạt được khi kết thúc nghiên cứu, ông không thể ách những thanh Titanium ra khỏi xương vì xương đã phát triển và bao bọc quanh nẹp. Đây chính là thí nghiệm mang tính bước ngoặt. Ngay sau đó ông đã lóe lên ý tưởng làm chân răng nhân tạo thay thế răng đã mất bằng Titanium đặt vào xương hàm. Ý tưởng này tiếp tục được ông nghiên cứu mở rộng và từng bước tiến hành. Ông cũng ghi nhận không có phản ứng sinh – hóa học tác động xấu trên cơ thể sống sau khi ghép tác động xấu trên cơ thể sống vào xương. Ông đã đặt tên hiện tượng này là “Sự tương hợp – tích hợp xương” (Osseointegration).
Đến năm ca cấy ghép implant trên người đầu tiên đã được GS. Branemark thực hiện và thành công. Sau hơn 40 năm, chiếc răng được ông cấy ghép vẫn còn tồn tại và ăn nhai tốt, trong khi nhiều răng thật đã bị rụng theo tuổi tác. Bằng những thành công mang tính đột phá của mình, GS. Branemark đã thành lập công ty sản xuất implant mang tên Branemark Implant, sau này được Công ty dược phẩm Nobel Thụy Điển mua lại.
Cấu tạo một răng sứ Implant gồm 3 thành phần: trụ Implant, Abutment, mão răng sứ được xếp chồng lên nhau
Trải qua 50 năm phát triển Titanium luôn là lựa chọn hàng đầu trong cấy ghép implant. Trang thiết bị và công nghệ cấy ghép răng Implant cũng ngày càng được cải tiến hoàn thiện hơn. Ngay nay, có rất nhiều công ty sản xuất trụ Implant danh tiếng tại châu u như Tekka Pháp, Straumann Thuỵ Sĩ, và Nobel Thuỵ Điển…
>> Xem thêm: Kinh nghiệm cấy ghép Implant cho người thực hiện lần đầu
Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam, ca phẫu thuật bằng phương pháp cấy ghép răng implant đầu tiên được thực hiện thành công tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1994. Hiện nay phương pháp cấy ghép implant ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng vì những ưu điểm và lợi ích mà nó mang lại. Implant cũng trở thành một trong ba kỹ thuật quan trọng của nha khoa phục hồi. Cấy ghép implant được đánh giá là một chuyên ngành mạnh mang đầy đủ ý nghĩa tích cực của sự tái tạo.
Quy trình trồng răng Implant
Tuy nhiên, vì phương pháp cấy ghép răng implant là một kỹ thuật nha khoa phức tạp, đòi hỏi những tiêu chí khắt khe yêu cầu cao về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu nha khoa và tay nghề y bác sĩ. Thực tế, không phải bệnh nhân nào cũng có thể tiến hành cấy ghép implant. Chỉ khi đáp ứng đủ điều kiện về cấu trúc xương hàm và sức khỏe toàn thân mới có thể cấy ghép răng. Đồng thời, khi phẫu thuật cấy ghép sẽ tồn tại nguy cơ implant bị đào thải. Vì vậy, các ca cấy ghép răng implant phải sử dụng loại trụ implant đạt tiêu chuẩn chất lượng, được thực hiện đúng kỹ thuật dưới sự tính toán chi tiết. Tại Việt Nam, chỉ những địa chỉ nha khoa được cấp phép mới có thể thực hiện cấy ghép implant.