Đặt lịch hẹn

Mặt dán sứ Veneer

1. Mặt dán sứ Veneer là gì?

Mặt dán sứ Veneer là phương pháp phục hình thẩm mỹ bằng cách sử dụng một lớp sứ mỏng, chỉ từ 0,3 – 0,5 mm dán lên bề mặt ngoài của răng bằng keo nha khoa chuyên dụng.

Mặt dán sứ VeneerMặt dán sứ Veneer rất mỏng, chỉ từ 0,3 – 0,5 mm

2. Những trường hợp nào nên làm mặt dán sứ Veneer:

  • Chưa hài lòng về màu sắc, hình dáng của các răng phía trước. Không tự tin với nụ cười của mình.
  • Răng bị sứt, mẻ.
  • Răng bị ố vàng do thức ăn, hút thuốc lâu ngày.
  • Răng đổi màu do thuốc kháng sinh, nhiễm Flour.
  • Răng cửa bị xô lệch ít. Không thể sử dụng mặt dán sứ Veneer để điều chỉnh những răng bị xô lệch quá nhiều do chỉ sửa soạn mô răng rất ít để làm mặt dán sứ do đó không thể điều chỉnh được độ nghiêng lệch của răng, trong trường hợp này thì chỉnh nha hoặc trồng răng toàn sứ là sự lựa chọn tối ưu hơn.

3. Mặt dán sứ veneer – xu hướng thẩm mỹ hiện đại

Nếu như trước đây bạn không tự tin với nụ cười của mình do răng cửa vàng, hình dáng răng thô hay bị thưa kẽ thì điều đầu tiên bạn nghĩ tới hay được tư vấn nhiều nhất là làm phục hình răng toàn sứ.

Những răng toàn sứ này sẽ “đảm bảo” thay đổi nụ cười của bạn với một hàm răng trắng sáng tự tin nhưng có một số vấn đề bạn cần biết trước khi lựa chọn phương pháp này:

  • Phải mài răng thật đủ để đặt một phục hình mão răng lên trên, thông thường phải mài tối thiểu 1 – 1,5 mm men răng. Với xu hướng nha khoa hiện đại xâm lấn tối thiểu thì lựa chọn phục hình toàn sứ sẽ dần đứng sau lựa chọn phục hình mặt dán sứ Veneer cho những răng phía trước.
  • Nguy cơ ê buốt nhạy cảm răng: men răng như một lớp áo ngoài bao bọc phần tuỷ răng nhạy cảm và dễ thương tổn. Việc phải mài phần men nhiều có nguy cơ nhỏ gây ê buốt và nhạy cảm răng (thường gặp ở những bệnh nhân nhạy cảm, ngưỡng chịu đau thấp).

Nên có thể khẳng định mặt dán sứ veneer là xu hướng thẩm mỹ hiện đại vì nhiều ưu điểm:

  • Mài mô răng tối thiếu khoảng 0,3 – 0,5 mm men răng, hạn chế tối đa nguy cơ ê buốt, nhạy cảm răng ngay cả đối với những bệnh nhân dễ kích thích nhất.
  • Cải thiện thẩm mỹ tối đa: trước đây với khoảng kích thước chỉ 0,3 – 0,5 mm thì hầu như không có labo nào đủ khả năng để làm ra một phục hình vừa mang tính thẩm mỹ vừa đảm bảo độ bền cao. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật thì hiện nay các labo đã có thể làm ra những mặt dán sứ phục hình với độ chính vững ổn cao, mô phỏng gần như chính xác hình dáng màu sắc răng thật.

4. Mặt dán veneer có bao nhiêu loại?

Thông thường có 2 loại veneer được sử dụng hiện nay:

  • Veneer composite: hay còn gọi mặt dán composite, được làm từ nhựa composite tổng hợp. Ưu điểm của loại veneer này là chi phí rẻ, dễ sữa chửa nếu có vấn đề nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cơ bản. Nhược điểm do làm từ chất liệu nhựa composite tổng hợp nên có thể bị ngấm màu theo thời gian và dễ sứt mẻ hơn những loại veneer sứ
  • Veneer sứ: hay còn gọi là mặt dán sứ, được làm hoàn toàn từ sứ gia công và tinh chế ở nhiệt độ cao. Có đầy đủ ưu điểm vượt trội đã nêu ở trên. Nhược điểm là giá thành cao.

5. Quy trình thực hiện

Mặt dán sứ Veneer có thể thay đổi hoàn toàn nụ cười của bạn

Mặt dán sứ Veneer có thể thay đổi hoàn toàn nụ cười của bạn

Lần hẹn 1:

  • Khám, đánh giá tổng quát tình trạng răng. Ghi nhận nhu cầu, mong muốn của bệnh nhân.
  • Chụp phim toàn cảnh (Panorex) đánh giá tổng thể tình trạng răng hiện tại.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Chụp ảnh ghi nhận thẩm mỹ, đường cười hiện tại
  • Dựa vào nhu cầu, nguyện vọng đã ghi nhận, bác sĩ sẽ thiết kế và đưa ra kết quả điều trị bằng hình ảnh dựa vào công nghệ thiết kế nụ cười kỹ thuật số (Digital Smile Design).
  • Sau khi đồng ý với kết quả điều trị đã được đưa ra, tiến hành lấy dấu silicon mẫu hàm trên và hàm dưới bệnh nhân

Lần hẹn 2:

  • Tiến hành mài răng, men răng được mài từ 0,3 – 0,5 mm. Tuỳ vào yêu cầu mà việc mài răng sẽ được tính toán tỉ mỉ, chi tiết và chính xác
  • Lấy dấu silicone răng thật sau khi mài
  • Làm răng tạm cho bệnh nhân từ mẫu sáp có sẵn (wax-up), được làm từ mẫu lấy dấu lần hẹn đầu tiên, có kết quả gần giống với phục hình hoàn chỉnh sau này. Việc này giúp cho bệnh nhân dễ hình dung được kết quả phục hình cuối cùng hơn và có thể chỉnh sửa trực tiếp những vị trí hình thể chưa hài lòng
  • Lấy dấu silicone hàm sau khi đã chỉnh sửa theo yêu cầu bệnh nhân, giúp truyền đạt những yêu cầu về mặt hình thể của bệnh nhân đến labo

Lần hẹn 3:

  • Thử veneer lên răng thật, tinh chỉnh thẩm mỹ.
  • Cố định mặt dán sứ Veneer sau khi bệnh nhân đã hài lòng với hình dáng và màu sắc

6. Chi phí điều trị

Từ 6.000.000 – 7.000.000 / 1 đơn vị tuỳ vào loại sứ mà bạn lựa chọn

5/5 - (1 bình chọn)

Dịch vụ khác

Chữa cười hở lợi không tái phát

Nụ cười bị hở trên 2mm lợi thì được coi là cười hở lợi. Nụ cười hở lợi làm cho bạn không dám cười ...

Đính đá vào răng thẩm mỹ

Quy trình đính đá vào răng là như thế nào? Ngày nay, đối với các bạn trẻ thì việc sở hữu một hàm răng ...

Trám điều trị răng thưa thẩm mỹ

Răng thưa có thể do bẩm sinh hoặc do bệnh lý răng miệng gây ra, thường gặp nhất ở những răng cửa hàm trên, ...

Tẩy trắng răng thẩm mỹ

Tẩy trắng răng là phương pháp làm cho răng trắng sáng hơn so với ban đầu. Để có được kết quả này thì ...

Deep clean

1. Deep clean là gì? Cấu trúc thông thường của các răng luôn có khoảng khe nướu (trung bình 3mm) nằm dưới phần ...

Cạo vôi răng thông thường

Cao răng hay vôi răng, là những mảng bám có màu vàng hoặc nâu bám cứng quanh gốc chân răng. Vôi răng có thể ...

Điều trị tuỷ răng một lần hẹn

Điều trị tủy răng một lần hẹn là bệnh thường gặp và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh về răng miệng gây ...

Nhổ răng sữa trẻ em

Giai đoạn thay răng (thường 6 – 12 tuổi) là một phần không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. ...

Nhổ răng thông thường

Hiện nay, các bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng không đau bằng cách tiêm thuốc tê cho bệnh nhân. Bác sĩ có tay ...

Nhổ răng số 8 (răng khôn)

Thực chất răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ những răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi ...

Nhổ răng không đau bằng Piezotome

Ngày nay với sự ra đời của máy phẫu thuật siêu âm Piezotome đã thay thế tay khoan để thực hiện công đoạn ...

Thiết kế nụ cười

Thiết kế nụ cười hiểu một cách đơn giản là quy trình cải thiện nụ cười thông qua các bước như: Điều ...

Ghép xương răng

Ghép xương răng (Dental Bone Graft) là một thủ thuật nha khoa nhỏ nhằm bổ sung thêm xương vào bên trong hàm răng.

Phẫu thuật nâng xoang

Nâng xoang trong cấy ghép Implant là thủ thuật nhằm đẩy cao màng xoang hàm lên trên, tránh bị va chạm với trụ ...

Trồng răng toàn hàm All on

Kỹ thuật Implant All-on là giải pháp trồng lại răng cho những đối tượng bị mất toàn bộ hàm răng hoặc mất ...

Cấy ghép răng Implant giải pháp ngăn ngừa tiêu xương

Implant là phương pháp phục hình răng đã mất bằng cách cấy 1 trụ titan vào xương hàm, không ảnh hưởng tới ...

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp nha khoa sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài được làm từ kim ...

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

Niềng răng mắc cài tự buộc (tự động, tự khoá) được cải tiến từ phương pháp niềng răng mắc cài kim ...

Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp nha khoa sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài với mục đích sắp xếp ...

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc

Phương pháp niềng răng mắc cài sứ tự buộc hay còn gọi tự đóng / tự khóa, có cấu tạo giống với niềng ...

Niềng răng khay trong suốt Invisalign

Niềng răng bằng khay trong suốt Invisalign là kỹ thuật niềng răng sử dụng các “khay” trong suốt để di chuyển ...