Một tuần đầu sau khi niềng răng và khoảng 2,3 ngày sau khi siết răng phải chịu lực tác động mạnh, có cảm giác căng tức. Vậy mới niềng răng nên ăn gì?
Khi mới niềng răng các bộ phận trong miệng tiếp xúc như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với bộ khí cụ “lạ lẫm” mắc cài và dây cung sẽ khiến vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn nhai. Đồng thời, 1 tuần sau khi niềng răng và 2-3 ngày sau khi siết răng định kỳ răng và hàm sẽ yếu hơn bình thường, cũng có cảm giác đau nhức căng tức bởi chịu lực tác động mạnh. Vì vậy, vào thời điểm này việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất cần thiết, vừa giúp giảm cảm giác đau, vừa giảm áp lực lên răng và hàm. Vậy cụ thể mới niềng răng nên ăn gì?
Nguyên tắc chung khi lựa chọn thực phẩm cho người mới niềng răng nên ăn gì là ưu tiên thực phẩm đủ dưỡng chất nhưng không phải nhai quá nhiều. Dưới đây là một số gợi ý:
>> Xem thêm: Thực đơn 7 ngày cho người niềng răng đổi vị
Trái ngược với mới niềng răng chỉnh nha nên ăn gì thì bạn nên tránh những loại thực phẩm cứng khiến hàm phải vận động mạnh. Việc tránh các loại thực phẩm cứng, có tính chất dính đóng vai trò rất lớn trong việc giảm cảm giác đau răng và tránh làm cho khay niềng bị đứt hoặc bung ra.
Bên cạnh việc tỉ mỉ lựa chọn thực phẩm mới niềng răng nên ăn gì và không ăn gì, bạn cũng cần qua tâm đến thói quen ăn nhai trong các bữa ăn. Các bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên thực hiện việc ăn uống theo tiêu chí ăn chậm nhai kỹ và lựa chọn ưu tiên những món ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giảm đường tinh luyện và tăng cường vitamin khoáng chất. Đặc biệt, nhiều người mới niềng răng có xu hướng tránh ăn rau vì sợ dính vào mắc cài. Tuy nhiên, thời điểm mới niềng răng càng cần bổ sung vitamin cho cơ thể, thiếu vitamin sẽ khiến lợi dễ chảy máu, vết thương khó lành hơn. Mới niềng răng nên ăn gì và bổ sung vitamin như thế nào? Nước ép và sinh tố là giải pháp lý tưởng nhất lúc này, hãy bổ sung nước ép và sinh tố rau củ trái cây vào thực đơn bữa phụ hằng ngày.