Những bệnh lý răng miệng nguy hiểm ai cũng nên biết

Tác giả: Võ Hảo
- Theo dõi: Nha khoa Đà Nẵng Implant trên Nha Khoa Đà nẵng Implant trên Google News

Theo nghiên cứu hơn 90% người Việt Nam đang mắc các bệnh về miệng từ nhẹ cho đến nặng. Sau đây là những bệnh lý răng miệng nguy hiểm ai cũng nên biết.

1. Vì sao nên trang bị kiến thức bệnh lý nha khoa?

So với những căn bệnh toàn thân khác thì bệnh lý răng miệng thường bị bỏ qua. Ngay cả những người duy trì khám sức khỏe tổng quát định kỳ hằng năm cũng thường có xu hướng bỏ qua việc khám răng miệng định kỳ. Tuy nhiên, dù bạn bao nhiêu tuổi thì cũng cần trang bị kiến thức bệnh lý nha khoa.

Bởi vì nhiều lý do:

  • Hằng ngày răng miệng đều phải tiếp xúc với những tác nhân kích thích từ thực phẩm. Trong khi có thể bạn chăm sóc răng miệng tại nhà chưa thật sự đúng cách như bạn đã tưởng.
  • Bệnh lý liên quan đến răng miệng thường tiến triển âm thầm, đến khi phát hiện thì đã ở giai đoạn nặng, cần nhiều thời gian và chi phí điều trị.
  • Hầu hết các bệnh lý nha khoa thường tiềm ẩn khả năng mất răng rất lớn. Nguyên nhân chính là răng vốn không phải tế bào sống, nên không có khả năng tự tái tạo. Khi răng bị tổn thương thì hầu như sẽ không tự khỏi và không phục hồi được như ban đầu. Mặc dù hiện nay kỹ thuật nha khoa đã rất phát triển nhưng răng sâu vẫn phải nhổ đi, không có cách bù đắp phần men răng bị mài mòn.

Những bệnh lý răng miệng nguy hiểm ai cũng nên biết

2. Những bệnh lý răng miệng nguy hiểm ai cũng nên biết

Khi nhắc đến bệnh lý răng miệng, có thể bạn sẽ nghĩ đến những dạng bệnh nghiêm trọng như viêm nhiễm. Tuy nhiên, hơi thở có mùi, chảy máu chân răng, răng ê buốt nhạy cảm hay mòn men răng cũng là bệnh lý tiềm ẩn nhiều mối nguy hại.

Sau đây là những bệnh lý răng miệng nguy hiểm hơn bạn tưởng.

2.1 Hơi thở có mùi

Hơi thở có mùi là một trong những bệnh về miệng phổ biến mà nhiều người đang mắc phải. Nếu bạn đã vệ sinh răng miệng kỹ 2 lần mỗi ngày và sau các bữa ăn, cũng không có vấn đề về hệ tiêu hóa thì có thể hơi thở có mùi đến từ một bệnh lý nha khoa. Đừng nghĩ rằng nó chỉ gây trở ngại cho bạn trong sinh hoạt, bởi vì nó còn tiềm ẩn nguy cơ bệnh nướu răng, sâu răng, ung thư miệng,…

2.2 Răng đổi màu

Nếu răng của bạn đột nhiên thay đổi màu sắc, xỉn màu một cách bất thường thì đó có thể do bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm chân răng, sâu răng, nhiễm màu nội sinh, nhiễm màu ngoại sinh. Để khắc phục răng xỉn màu phải xem xét nguyên nhân răng bị ố vàng trước tiên. Với trường hợp răng bị vàng ố do mảng bám thì có thể khắc phục bằng cách lấy cao răng và tẩy trắng răng. Trường hợp nhiễm màu nặng thì phải dán răng sứ veneers.

Những bệnh lý răng miệng nguy hiểm ai cũng nên biết

2.3 Sâu răng

Sâu răng là bệnh lý răng miệng nguy hiểm mà ai cũng có thể gặp phải, không phân biệt độ tuổi. Nguyên nhân chính gây ra sâu răng là vi khuẩn có hại. Vi khuẩn phá hủy men răng rồi tấn công vào ngà răng và tủy răng. Khi bạn bắt đầu cảm thấy răng đau nhức và phát hiện lỗ sâu màu đen trên thân răng tức là vi khuẩn đã xâm nhập vào ngà răng, gây kích thích lên hệ thần kinh bên dưới. Lúc này cách điều trị thường là lấy tủy và phục hình hoặc nhổ răng sâu.

2.4 Chảy máu chân răng

Triệu chứng chảy máu chân răng phản ánh tình trạng răng viêm nướu do thiếu máu, thiếu Vitamin K hoặc C. Chảy máu chân răng cũng là một trong những bệnh lý răng miệng cực kỳ phổ biến và rất thường bị bỏ qua. Đôi khi chân răng bị chảy máu do bạn chải răng sai cách.Tuy nhiên, nếu không phải lý do này, triệu chứng này kéo dài liên tiếp thì rõ ràng đây là một dấu hiệu bất ổn mà bạn cần thăm khám càng sớm càng tốt.

Những bệnh lý răng miệng nguy hiểm ai cũng nên biết

2.5 Răng ê buốt

Dấu hiệu ê buốt ở răng chủ yếu xuất phát từ việc răng nhạy cảm hơn. Bạn có thể cảm thấy răng ê buốt khi chải răng hay khi ăn uống thực phẩm quá nóng, quá lạnh. Răng ê buốt có thể là tiền đề gây nên những bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Đặc biệt là khi bạn bỏ qua việc lấy cao răng hay vệ sinh răng miệng đúng cách.

2.6 Bệnh nha chu

Bệnh viêm nha chu là một trong những bệnh lý răng miệng nguy hiểm mà bạn nên biết. Bệnh nha chu phá vỡ các mô nâng đỡ răng, làm tiêu xương ổ răng, lệch răng, gãy răng, răng lung lay, gây ra bệnh hôi miệng, các biến chứng như đau khớp thái dương hàm, gây khó khăn cho việc ăn uống nên dễ đau dạ dày,…

2.7 Mòn men răng

Tình trạng mòn men răng xảy ra khi axit tấn công làm mất cấu trúc men răng. Khi có triệu chứng mòn răng, bạn sẽ cảm thấy răng nhạy cảm, đổi màu, bị sứt mẻ hoặc hình dáng răng thay đổi. Men răng bị mòn xảy ra phổ biến với mọi người và hầu như sẽ không thể bù đắp lại phần men đã tổn thương. Khi lớp men răng hoàn toàn bị phá hủy, bạn sẽ phải tìm đến các phương pháp phục hình răng sứ để bảo vệ răng gốc.

2.8 Viêm lợi

Viêm lợi là một dạng bệnh lý răng miệng có triệu chứng dễ nhận biết và có thể điều trị được. Viêm lợi xuất hiện với triệu chứng nướu răng sưng tấy, đỏ sẫm, chảy máu lợi. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm vùng lợi kéo dài sẽ tiến triển thành bệnh mãn tính, tăng nguy cơ viêm nha chu.

2.9 Viêm tủy răng

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiễm tủy răng là vi khuẩn bì sâu răng. Khi bạn cảm thấy từng cơn đau nhức răng dữ dội, đau chảy cả nước mắt, nước mũi, cơn đau càng tăng khi gặp nóng lạnh như thức ăn và nước uống thì đó có thể là biến chứng nặng nhất của việc không điều trị sâu răng. Lúc này cách điều trị sẽ phức tạp, phải loại bỏ hoàn toàn tủy răng bị viêm nhiễm và áp dụng các phương pháp phục hình răng sứ để bảo vệ răng gốc.

Những bệnh lý răng miệng nguy hiểm ai cũng nên biết

2.10 Tủy răng hoại tử

Đây là trường hợp viêm tủy răng không được điều trị dẫn đến hoại tử. Lúc này bạn sẽ không cảm thấy đau nhức nữa, thay vào đó là những bệnh lý răng miệng nguy hiểm hơn như viêm quanh chóp chân răng, áp-xe quanh chóp răng,…

2.11 Vôi hóa tuyến nước bọt

Một trong các bệnh về răng cần được đề cập đến là vôi hóa tuyến nước bọt hay còn gọi là sỏi tuyến nước bọt. Bệnh lý này xuất hiện do canxi có trong nước bọt lắng đọng dần tạo thành sỏi nằm chắn giữa tuyến nước bọt. Người bệnh vôi hóa tuyến nước bọt sẽ có các triệu chứng như khi ăn cảm thấy vùng tuyến bị sưng phồng, đau nhức, xoa nhẹ không thấy nước bọt và đôi khi sờ thấy sỏi. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể biến chứng thành viêm tấy vùng sàn miệng và viêm tuyến dưới hàm.

>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng chân răng và cách điều trị

3. Cách phòng tránh những bệnh lý răng miệng nguy hiểm

Phương pháp điều trị thường được áp dụng là vệ sinh răng miệng và dùng kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn. Tùy vào kích thước sỏi mà bác sĩ có thể massage đẩy sỏi khỏi tuyến nước bọt hoặc thực hiện phẫu thuật.
Thực tế là phần lớn nguyên nhân gây nên những bệnh lý răng miệng nguy hiểm ở trên đều liên quan đến thói quen chăm sóc răng miệng. Việc chăm sóc răng miệng không chỉ dừng lại ở thói quen chải răng hằng ngày mà phải kết hợp với ăn uống và thăm khám định kỳ.

Những bệnh lý răng miệng nguy hiểm ai cũng nên biết

Vì vậy cách phòng tránh những bệnh lý răng miệng nguy hiểm sẽ là việc bạn cần thực hiện hằng ngày.

  • Thực hành thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm nhiều đường, vệ sinh răng miệng lại sau khi dùng.
  • Chải răng 2 lần mỗi ngày và sau các bữa ăn, chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc chuyển động xoay tròn.
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước sau các bữa ăn và mỗi khi chải răng.
  • Lấy cao răng định kỳ tối thiểu mỗi năm một lần.
  • Thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát hằng năm. Đặc biệt nên đến gặp bác sĩ nha khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Liên hệ Nha khoa Đà Nẵng Implant để được tư vấn thêm về những bệnh lý răng miệng nguy hiểm cũng như các bảo vệ sức khỏe răng miệng khoa học.

  • Địa chỉ:
    • Cơ sở 1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
    • Cơ sở 2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Email: cskh@nhakhoaimplantdanang.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoa.implant.danang
5/5 - (1 bình chọn)
Chủ đề: bệnh nha chuchảy máu chân răngLấy cao răngmòn men răngsâu răngviêm lợi
Bài viết liên quan

Cách chọn kem đánh răng phù hợp tình trạng răng miệng

Hiện nay có rất nhiều loại kem đánh răng được giới thiệu nhiều công dụng. Vậy bạn đã biết cách chọn kem ...

9 thói quen gây vàng răng có thể bạn đang mắc phải

Răng bị ố vàng là một trong những vấn đề phổ biến. Nguyên nhân có thể do những thói quen gây vàng răng mà ...

Dấu hiệu nhận biết mòn men răng sớm ngăn ngừa ê buốt răng

Nhìn bên ngoài bạn sẽ khó thấy dấu hiệu nhận biết mòn men răng sớm, phát hiện trễ sẽ làm lớp men tiêu ...

10 cách tự lấy cao răng tại nhà với nguyên liệu tự nhiên

Loại bỏ cao răng là bước quan trọng trong quy trình vệ sinh răng miệng. Có nhiều cách tự lấy cao răng tại nhà ...

Răng xuất hiện đốm đen là bị gì? Cách loại bỏ đốm đen trên răng tại nhà

Nguyên nhân chính gây ra những đốm màu đen ở chân răng là cao răng. Tuy nhiên cũng có thể do bệnh lý, để biết ...