Niềng răng là một lộ trình dài 2-3 năm. Trong suốt thời gian này sẽ có nhiều vấn đề xảy ra như đau răng, ăn uống khó khăn… Các vấn đề đều có thể khắc phục được.
Theo tư vấn từ các bác sĩ nha chuyên niềng răng uy tín tại Đà Nẵng, dưới đây là 7 vấn đề hầu như ai cũng gặp phải trong quá trình niềng răng, đặc biệt là thời gian đầu.
Cảm giác ê buốt, đau nhẹ ở răng là một trong những vấn đề sẽ xảy ra đầu tiên khi niềng răng. Trong suốt lộ trình niềng răng, sẽ có những thời điểm nhất định mà người niềng cảm thấy răng ê buốt, đau nhẹ. Đầu tiên là khi đặt thun tách kẽ gây đau ê, căng tức ở giữa các răng. Sau đó là những cơn đau nhẹ khi gắn mắc cài. Cuối cùng, răng bạn cũng sẽ đau trong những thời điểm siết răng định kỳ theo lộ trình. Cảm giác đau tức, ê buốt khi niềng răng ở mức độ nào sẽ tùy thuộc vào từng người. Đối với người có ngưỡng chịu đau thấp sẽ thấy rất đau nhưng đối với những bệnh nhân chịu đau giỏi hơn sẽ thấy ê nhẹ.
Các hình thức niềng răng mắc cài kim loại khổ biến hiện nay
Bình thường, khi có vật thể lạ xuất hiện trong miệng sẽ có cảm giác cộm và vướng víu. Khi niềng răng cũng khó tránh khỏi vấn đề này, thun tách kẽ hay mắc cài đều là các khí cụ niềng răng lạ, sẽ làm bạn cảm thấy vướng víu và khó chịu bởi chưa quen. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm, cảm giác này sẽ mất dần sau từ 3 – 5 ngày hoặc hơn 1 tuần – khi cơ thể đã quen với sự hiện diện của các khí cụ.
Niềng răng mắc cài cố định sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, thun buộc/nắp trượt… được gắn trên răng sẽ gây vướng víu khó khăn trong vệ sinh răng và ăn uống hằng ngày. Các bác sĩ niềng răng uy tín tại Đà Nẵng khuyên rằng bạn nên ăn thức ăn mềm, loãng, tránh ăn những thức ăn quá cứng, dai. Khi răng hàm phải dùng lực lớn sẽ rất dễ làm bung tuột mắc cài. Ngoài ra các loại thức ăn dạng hạt có khả năng bị dính vào mắc cài khó làm sạch hoàn toàn được.
Bạn cần chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng để có một hàm răng đều, đẹp, khỏe mạnh
Vệ sinh khi niềng răng cần được thực hiện đúng cách và bài bản hơn khi không niềng răng nhiều. Bạn cần sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng niềng như bàn chải kẽ, chỉ nha khoa và đặc biệt là máy tăm nước để chải sạch hết thức ăn bám vào mắc cài.
>> Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi niềng răng
Thực tế, vấn đề vệ sinh răng miệng khi niềng răng rất quan trọng. Không chỉ liên quan đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến kết quả niềng răng. Vệ sinh kém là tiền đề gây nên các bệnh lý răng miệng như sâu răng khi niềng răng. Lúc này phải tháo mắc cài tiến hành điều trị bệnh lý dứt điểm làm kéo dài thời gian chỉnh nha hơn dự kiến.
Bề mặt lưỡi là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn. Khi vệ sinh răng miệng bạn cũng cần làm sạch vùng lưỡi để tránh vấn đề hôi miệng khi niềng răng.
Đây là vấn đề thường gặp khi niềng răng. Các khí cụ sẽ khiến bạn có cảm giác cơ hàm bị đau mỏi, đặc biệt là trong thời kỳ răng dịch chuyển. Để giảm cảm giác này bạn có thể massage phần nướu, súc miệng bằng nước ấm hoặc uống nước ấm.
Niềng răng mắc cài sứ dùng để cải thiện các khuyết điểm của răng thưa, hô móm, răng mọc lệch, khấp khểnh
Trầy, xước vùng miệng, nướu bởi khí cụ là hiện tượng hầu như không thể tránh khỏi khi mới niềng răng. Mắc cài, dây cung thừa sẽ cọ vào môi má gây đau chảy máu. Cách khắc phục là sử dụng sáp nha khoa để đặt vào các vị trí bị cọ xát gây trầy xước miệng, bôi lớp gel nhiệt miệng ở vị trí bị tổn thương để nhanh lành vết thương.
Theo các bác sĩ nha khoa, trong khoảng thời gian sau khi niềng từ 3 – 6 tháng, răng và khuôn mặt sẽ có sự thay đổi nhẹ. Bởi vì răng sẽ dần dịch chuyển vị trí nên các tình trạng răng thưa hay răng lệch lạc sẽ thấy rõ sự thay đổi tích cực. Ngoài ra, sau khoảng thời gian này bạn cũng sẽ thấy khuôn mặt có những thay đổi như phần môi, cằm, mũi… sẽ trông thanh thoát hài hòa hơn. Bởi vì tỷ lệ cung hàm đang được nắn chỉnh để khớp nhau.
Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng tại nhà để giúp giảm cảm giác đau buốt khi niềng răng.
>> Xem thêm: Niềng răng chỉnh nha và những lầm tưởng thường gặp
Chườm đá lạnh là phương pháp khá hiệu quả để giảm đau khi niềng răng. Với cơ chế làm lạnh cục bộ sẽ giúp cho mạch máu ở khu vực tổn thương đột ngột co lại, dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại, giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm tiêu thụ oxy, giảm chuyển hóa, giảm tính thấm thành mạch và khả năng xuyên mạch của bạch cầu, từ đó giúp giảm phản ứng viêm và đau cấp. Hãy cho ít đá vào một chiếc khăn sạch và đặt tại vị trí bị đau nhức, căng tức, chườm trong 30 giây ngưng 30 giây, lặp lại liên tục như vậy trong vài giờ.
Cần lưu ý chăm sóc răng miệng khi niềng răng mắc cài
Chườm nóng cũng sẽ giúp tác dụng giãn mạch, từ đó tăng cường tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ, từ đó có tác dụng giảm đau. Bạn hãy cho nước ấm vào chai thủy tinh, lót một lớp khăn sạch mỏng bên ngoài và chườm nhẹ nhàng tại khu vực đau nhức.
Nước muối ấm có công dụng kháng khuẩn, làm tăng tuần hoàn máu giúp vết thương nhanh lành cũng như giảm tình trạng căng tức đau nhức. Hãy sử dụng một ít muối pha loãng với nước ấm để súc miệng khi bạn cảm thấy đau nhức.
Có 2 cách massage nướu hiệu quả:
Với những thông tin hữu ích trên đây, hi vọng bạn đã có thể chuẩn bị tốt cho lộ trình niềng răng chỉnh nha của mình thoải mái hơn.