Niềng răng bị ê buốt và chảy máu lợi có sao không?

Tác giả: Võ Hảo
- Theo dõi: Nha khoa Đà Nẵng Implant trên Nha Khoa Đà nẵng Implant trên Google News

Theo các bác sĩ nha khoa, niềng răng bị ê buốt và chảy máu lợi là tình trạng thường gặp không đáng lo ngại, nếu có biết cách thì có thể khắc phục nhanh chóng.

Niềng răng bị ê buốt không đáng lo ngại

Theo các bác sĩ nha khoa, hiện tượng ê buốt khi niềng răng thường rất dễ xảy ra. Đây là biểu hiện bình thường của quá trình siết mắc cài và răng dịch chuyển. Bởi vì niềng răng sử dụng khí cụ để tạo lực kéo lên cả hàm nên sẽ khó tránh khỏi cảm giác ê buốt. Thậm chí, trong quá trình niềng răng sẽ có nhiều lần bạn bắt gặp cảm giác này.

Sau khi gắn mắc cài

Thông thường, sau khi gắn khí cụ từ 1 đến 2 tuần đầu tiên bạn sẽ cảm thấy đau nhức và ê buốt. Cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi khi răng bắt đầu quen với chiều dịch chuyển của khí cụ.

Sau khi thay thun và dây cung

Tiếp theo, người niềng răng sẽ cảm thấy ê buốt từ 2 đến 3 ngày hoặc lâu hơn tùy cơ địa. Sau khi thay thun và dây cung mà bạn có cảm giác ê buốt thì chứng tỏ răng đang có sự thay đổi và dịch chuyển. Lúc này bạn nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng, ăn các thức ăn mềm để giảm ê buốt.

Niềng răng bị ê buốt và chảy máu lợi có sao không?

Tình trạng ê buốt báo hiệu bất thường

Đây là 2 giai đoạn người niềng răng nào cũng bị ê buốt, đau nhức. Nếu sau 2 giai đoạn trên mà bạn tiếp tục gặp tình trạng ê buốt kéo dài thì nên đến gặp ngay bác sĩ nha khoa để thăm khám kịp thời. Những trường hợp niềng răng bị ê buốt không liên quan đến quá trình gắn khí cụ hoặc siết răng thì có thể do những lý do dưới đây:

>> Xem thêm: Tại sao có thể bị rụng răng sớm khi niềng răng?

  • Kĩ thuật chỉnh nha không tốt: bác sĩ chỉ định sai lực kéo hoặc dùng lực kéo quá mạnh khi dịch chuyển răng sẽ gây ra hiện tượng trên, dẫn đến tác động xấu ngoài mong muốn.
  • Răng yếu: chân răng và xương hàm yếu hoặc chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước khi niềng răng cũng dẫn đến hiện tượng ê buốt sau khi niềng răng.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: nếu bạn sử dụng các loại thức ăn quá cứng, quá dai, đồ ăn quá nóng hoặc lạnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến răng, dẫn đến hiện tượng ê buốt hoặc mắc cài bị bung, sút khi ăn làm chậm tiến độ niềng.

Cách tránh ê buốt bất thường khi niềng răng

  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, ưu tiên ăn thức ăn mềm và cắt nhỏ đồ ăn trước khi dùng.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận sau khi ăn bằng bàn chải chuyên dụng, sử dụng chỉ tơ nha khoa và nước sát khuẩn để súc miệng.
  • Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín đủ điều kiện để thực hiện chỉnh nha đảm bảo an toàn.
Niềng răng bị ê buốt và chảy máu lợi có sao không?

Cần lưu ý chăm sóc răng miệng khi niềng răng mắc cài

Niềng răng bị chảy máu có nguy hiểm không?

Tương tự tình trạng niềng răng bị ê buốt, người niềng răng cũng có thể gặp phải tình trạng bị chảy máu do khí cụ chỉnh nha dày và cộm cọ vào miệng. Nguyên nhân gây chảy máu khi niềng răng là do người niềng chưa quen, chưa biết cách nói chuyện cũng như ăn nhai khi đang đeo mắc cài. Vì vậy, hiện tượng chảy máu khi niềng răng thường chỉ xuất hiện khi niềng răng bằng mắc cài kim loại. Nếu bạn chỉnh nhà dưới phương pháp niềng răng trong suốt bằng khay invisalign thì sẽ không bị chảy máu.

>> Xem thêm: Niềng răng hỏng nguyên nhân và cách khắc phục

Mẹo tránh chảy máu khi niềng răng

Theo các bác sĩ nha khoa, hiện tượng chảy máu thường chỉ gặp trong thời gian đầu tiên sau khi niềng răng. Bạn chỉ cần chú ý hơn khi nói chuyện hoặc sử dụng sáp nha khoa để làm giảm độ cọ sát của mắc cài là có thể khắc phục được tình trạng này.

Niềng răng bị ê buốt và chảy máu lợi có sao không?

nha khoa Đà Nẵng Implant Đà Nẵng – địa chỉ niềng răng Invisalign uy tín

Tuy nhiên, nếu sau khi niềng răng đã lâu mà bạn phát hiện có dấu hiệu chảy máu không rõ nguyên nhân thì phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ niềng răng uy tín. Vì có thể đây vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng như viêm lợi. Tình trạng viêm lợi khi niềng răng do chăm sóc răng miệng không đúng cách, thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin và canxi hoặc cũng có thể do mắc các bệnh lý toàn thân.
Cách khắc phục duy nhất là đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám chi tiết mới có thể xác định chính xác nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Kết luận

Niềng răng bị ê buốt và chảy máu lợi là 2 vấn đề thường gặp khi mới niềng răng. Theo đánh giá từ các bác sĩ nha khoa, niềng răng bị ê buốt và chảy máu lợi không quá đáng lo ngại. Để tránh xảy ra tình trạng này, bạn phải thay đổi gần như hoàn toàn thói quen cũng như cách vệ sinh răng miệng cho phù hợp hơn. Lựa chọn thực đơn hằng ngày giàu dinh dưỡng, ăn nhai và vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng cẩn trọng, không tạo lực quá lớn lên răng. Thông thường, khi niềng răng các bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết để hạn chế tình trạng ê buốt và chảy máu lợi.

Tuy nhiên, người niềng răng cũng cần chú ý đánh giá thời điểm và mức độ ê buốt, chảy máu. Nếu phát hiện có sự bất thường thì phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ niềng răng uy tín để khắc phục kịp thời. Khi niềng răng, mọi vấn đề tiêu cực phát sinh mà không được xử lý đúng cách, đúng thời điểm sẽ có thể tác động xấu đến kết quả niềng răng cũng như sức khỏe răng miệng.

Nếu bạn có bất kì thắc mắc hoặc cần được tư vấn hãy liên hệ ngay với Nha khoa Đà Nẵng Implant để được tư vấn hoàn toàn miễn phí:

5/5 - (8 bình chọn)
Chủ đề: niềng răngNiềng răng bằng mắc cài kim loạiNiềng răng bị chảy máuniềng răng bị ê buốtniềng răng trong suốt
Bài viết liên quan

Niềng răng không cố định invisalign - tiện lợi, không đau, thẩm mỹ cao

Niềng răng không cố định hay niềng răng không mắc cài đang dần trở nên phổ biến. Với sự linh hoạt dễ ...

Khay niềng răng trong suốt nào tốt? Giá bao nhiêu?

Để lựa chọn khay niềng răng trong suốt nào tốt cần phải xem xét trên nhiều yếu tố như tình trạng răng ...

Top nước súc miệng trẻ em an toàn phụ huynh nên lựa chọn?

Trẻ em bao nhiêu tuổi bắt đầu dùng nước súc miệng được và nên chọn nước súc miệng trẻ em an toàn nào là ...

Mọc thiếu răng có sao không? Cách khắc phục hàm thiếu răng là gì?

Là trường hợp bất thường khá phổ biến, mọc thiếu răng có sao không? Khi mọc thiếu răng vừa ảnh hưởng ...