Niềng răng chỉnh nha có ưu điểm là có thể dễ dàng điều chỉnh các sai lệch răng cũng như khớp cắn mà không cần phẫu thuật, bảo tồn răng tối đa.
Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ tác động lực lên răng để dịch chuyển răng trên cung hàm, nắn chỉnh răng về đúng vị trí, chuẩn khớp cắn mà không làm ảnh hưởng đến men và mô răng. Niềng răng cũng là phương pháp chỉnh nha không phẫu thuật, có thể bảo tồn răng tối đa mà có thể giúp điều trị răng mọc lệch, khấp khểnh, hô móm, răng thưa hay sai lệch khớp cắn… hiệu quả.
Các bác sĩ nha khoa khuyên người bệnh nên niềng răng càng sớm càng tốt. Đặc biệt, khi niềng răng trẻ em xương hàm vẫn còn mềm giúp bác sĩ sẽ dễ dàng điều chỉnh vị trí của răng mọc lệch, thời gian niềng cũng ngắn hơn so với người lớn. Niềng răng trẻ em không chỉ khắc phục kịp thời các tình trạng răng mọc sai lệch mà còn hạn chế thức ăn giắt vào kẽ răng, giúp trẻ dễ dàng loại bỏ mảng bám, thức ăn dư thừa khi vệ sinh răng miệng.
Răng hô hàm nhẹ có thể cải thiện bằng phương pháp niềng răng hoặc phẫu thuật cắt hàm hô
Vì sao nên nắn chỉnh răng? Thực tế, những sai lệch răng nhẹ không đáng kể thì hầu như chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt. Tuy nhiên với những sai lệch răng nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng ăn nhai và gây ra cả những hạn chế về phát âm. Theo các bác sĩ niềng răng uy tín tại Đà Nẵng, sau khi niềng răng, khớp cắn sẽ được đưa về vị trí chuẩn hơn, giúp cải thiện chức năng nhai và giúp người niềng răng phát âm chuẩn hơn.
Là một trong những phương pháp chỉnh nha lâu đời, đã được áp dụng điều trị từ 2 thế kỷ trước, niềng răng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn còn nhiều hiểu lầm về phương pháp chỉnh nha này.
Nhiều người sợ rằng việc niềng răng sẽ tạo nên những cơn đau buốt trong nhiều tháng liền. Thực tế, niềng răng chỉnh nha có gây đau ở các giai đoạn như đặt thun tách kẽ, mang khí cụ, mới gắn mắc cài hoặc khi tăng lực siết của dây cung. Với những người có ngưỡng chịu đau thấp thì sẽ cảm thấy ê buốt, căng tức mạnh hơn người có ngưỡng chịu đau cao. Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ giảm dần và hoàn toàn nằm trong ngưỡng chịu đựng được.
Trước đây, niềng răng bằng mắc cài kim loại khiến người niềng răng e ngại mỗi khi cười hoặc nói chuyện. Tuy nhiên, hiện nay ngay cả những người phải giao tiếp thường xuyên như người của công chúng, diễn giả, người hoạt động trong các ngành dịch vụ… cũng có thể niềng răng một cách thoải mái, tự tin. Bạn có nhiều lựa chọn loại khí cụ sử dụng sao cho đạt độ thẩm mỹ cao. Như niềng răng mắc cài sứ cùng màu với răng, niềng răng mặt trong dấu mắc cài hay niềng răng không cố định bằng khay niềng trong suốt.
Niềng răng hàm dưới giúp mang lại một hàm răng đẹp, thẩm mỹ và hỗ trợ việc ăn uống trở nên dễ dàng, thoải mái hơn
Sút cân là lo ngại hàng đầu của những người có cân nặng bình thường hoặc tạng người gầy. Thực tế, hầu hết người niềng răng đều gặp tình trạng ăn uống kém trong thời gian đầu. Bởi vì cảm giác ê buốt hay những bất tiện khi ăn nhai như thức ăn dính vào mắc cài, vệ sinh răng miệng khó, nguy cơ làm mắc cài bung tuột… Tuy nhiên, sau thời gian đầu, người niềng răng sẽ nhanh chóng quen với sự hiện diện của mắc cài, có thể ăn, nhai bình thường.
>> Xem thêm: Niềng răng trong suốt có điều trị được sai lệch răng nặng không?
Ngoài ra, hiện nay vẫn có nhiều loại thực phẩm bổ sung cũng như cách chế biến thực phẩm để người niềng răng đảm bảo duy trì được cân nặng.
Đây là một trong những lầm tưởng thiếu căn cứ nhất về niềng răng chỉnh nha. Nhiều người cho rằng, việc nhổ nhiều răng sẽ gây nguy hiểm cho thị lực hoặc thần kinh vì chân răng nằm sâu dưới nướu gần với khu vực tập trung các dây thần kinh quan trọng nên sẽ dễ gây biến chứng xấu. Tuy nhiên, theo các bác sĩ niềng răng uy tín tại Đà Nẵng, lực kéo siết từ khí cụ sẽ được tính toán và áp dụng theo lộ trình đảm bảo tương thích với tình trạng răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.
Đối với những ca niềng răng ở người trưởng thành, phải nhổ răng để tạo khoảng trống trên cung hàm thì bệnh nhân luôn phải chụp X-Quang. Các quy trình kiểm tra sẽ được tiến hành trước để biết được có dây thần kinh nào nằm dưới chân răng không và việc nhổ răng có ảnh hưởng đến thần kinh không. Từ đó mới quyết định có nên nhổ răng hay không và nên áp dụng phương pháp nào an toàn và hiệu quả nhất.
Các hình thức niềng răng mắc cài kim loại khổ biến hiện nay
Theo các bác sĩ niềng răng uy tín tại Đà Nẵng, tình trạng sâu răng khi niềng răng có khả năng xảy ra, nhưng vẫn có biện pháp phòng tránh. Sâu răng khi niềng răng đến từ việc vệ sinh răng miệng kém, mảng bám, cặn thức ăn bị dính vào khí cụ, mắc cài. Đồng thời, các mắc cài thường được bắt sát vào bề mặt răng sẽ dễ bào mòn men răng khiến axit từ thức ăn dễ tấn công tại các điểm tiệm cận gây nguy cơ sâu răng. Quan trọng hơn hết, khi răng bị sâu mà không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ bị tụt lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn cổ răng dưới tác động lực kéo của khí cụ quá nhanh và đột ngột.
>> Xem thêm: Niềng răng có bị rụng răng sớm không? Cách ngăn chặn rụng răng sớm
Để phòng tránh sâu răng khi niềng răng, người niềng chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, duy trì thói quen ăn uống khoa học, thăm khám răng định kỳ để kiểm tra tình trạng răng miệng.
Lực kéo siết từ khí cụ có làm răng bị yếu đi không? Thực tế, niềng răng không làm răng yếu đi. Nếu bạn niềng răng với bác sĩ chuyên môn sâu thì lực siết răng luôn được tính toán sao cho phù hợp với tình trạng của răng nhất, đảm bảo hiệu quả dịch chuyển vị trí nhưng răng vẫn an toàn và khỏe mạnh.
nha khoa Đà Nẵng Implant Đà Nẵng cung cấp dịch vụ niềng răng trả góp chuyên nghiệp cho tất cả khách hàng
Thời gian niềng răng chính xác sẽ tùy vào độ phức tạp của răng, tiến trình chỉnh nha, mong muốn của bệnh nhân, độ tuổi… Thông thường, niềng răng không nhổ răng sẽ mất khoảng 18 tháng đeo niềng, trường hợp phải nhổ răng thì khoảng 24 tháng. Với trường hợp mắc bệnh lý răng miệng phải điều trị trước thì sẽ mất thời gian hơn. Tuy nhiên, khoảng thời gian chênh lệch này thường chỉ từ vài tháng đến 1 năm. Thời gian trung bình để niềng răng chỉ kéo dài từ 1,5-3 năm.
Hiện nay kỹ thuật niềng răng chỉnh nha rất phát triển, hầu như có thể điều trị mọi sai lệch răng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nếu bạn thắc mắc niềng răng tuổi 40 có được không thì câu trả lời hoàn toàn được. Tùy vào độ tuổi và tình trạng răng mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương pháp niềng răng cũng như phác đồ lộ trình thời gian chi tiết.
Tóm lại, niềng răng chỉnh nha không chỉ giúp hàm răng đều hơn, khắc phục trường hợp răng bị lệch lạc, hô, móm, thưa, chen chúc, mà còn giúp khuôn miệng trở nên cân đối, hài hòa và tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể khuôn mặt. Ngày nay công nghệ niềng răng chỉnh nha rất phát triển, mọi trở ngại đều có thể được khắc phục để đạt hiệu quả nắn chỉnh răng cao nhất.