Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng chảy máu lợi khi niềng răng. Hãy tìm hiểu niềng răng có bị chảy máu không? Cách khắc phục chảy máu lợi niềng răng là gì?
Theo các bác sĩ nha khoa lý giải, trường hợp niềng răng bị chảy máu chân răng, má hoặc lợi thì thường chỉ xảy ra với những người niềng răng mắc cài. Với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau.
Hệ thống khí cụ mắc cài được sử dụng khi niềng răng bằng mắc cài kim loại truyền thống khá kênh cộm. Khi gắn cố định trên răng sẽ khiến cho người niềng không quen và bị vướng víu trong các hoạt động ăn nhai hằng ngày. Các mô mềm trong khoang miệng như môi, má, lưỡi thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với vật liệu mắc cài dây cung – vốn rất cứng nên sẽ dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và khắc phục được vấn đề này dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
Bệnh lý viêm lợi khiến bạn bị chảy máu khi niềng răng mắc cài. Bởi vì gắn mắc cài sẽ làm việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, đặc biệt là phần kẽ răng và chân răng. Khi vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng và đúng cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm lợi, sinh ra tình trạng niềng răng bị chảy máu chân răng.
Thời gian đầu khi đeo khí cụ niềng răng người bệnh có xu hướng giảm cảm giác ngon miệng, chán ăn, sụt cân, hóp má khi niềng răng. Tình trạng này vấn đề gặp ở hầu hết bệnh nhân niềng răng mắc cài cố định. Bởi vì khi niềng răng, không chỉ cảm thấy khó vệ sinh răng miệng và cả đến việc ăn nhai cũng không thoải mái. Lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C dễ gây ra tình trạng chảy máu lợi. Ngoài ra, nếu cơ thể thiếu vitamin K trong một thời gian dài cũng sẽ gây chảy máu răng.
Nếu trước hoặc trong quá trình niềng răng xuất hiện các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, bệnh tim mạch, rối loạn tiểu cầu,… thì đều có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chân răng hoặc vùng nướu. Nếu rơi vào trường hợp này thì sẽ còn những biểu hiện bất thường khác. Bạn hãy quan sát cơ thể để thăm khám kịp thời.
>> Xem thêm: Niềng răng mắc cài kim loại có đau không? Có cách giảm đau không?
Có thể thấy, niềng răng có bị chảy máu không là câu hỏi của nhiều người. Tình trạng chảy máu lợi khi niềng răng không phải hiếm xảy ra. Đồng thời, vẫn có cách khắc phục chảy máu lợi mà không làm giảm hiệu quả niềng răng chỉnh nha.
Vệ sinh răng miệng khi niềng răng mắc cài cần được chú trọng. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ giúp tránh các bệnh lý răng miệng diễn biến phức tạp làm chảy máu khi niềng răng và khiến quá trình chỉnh nha bị kéo dài.
Cần lưu ý chăm sóc răng miệng khi niềng răng mắc cài
Theo các bác sĩ nha khoa, bạn nên chải răng tối thiểu 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến nướu hay làm bung tuột mắc cài. Sử dụng kết hợp thêm bàn chải kẽ, máy tăm nước,… để giúp loại bỏ hoàn toàn cặn thức mắc lại trên răng. Đồng thời cũng nên súc miệng bằng nước muối sau khi đánh răng để sát trùng vùng nướu giúp lành thương nhanh chóng.
>> Xem thêm: Các phương pháp chăm sóc răng miệng khi niềng răng
Mặc dù trong những ngày đầu đeo mắc cài hay vài ngày sau khi siết răng bạn sẽ cảm thấy đau nhức. Tuy nhiên hãy cố gắng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Nếu bạn không thể ăn nhai bình thường thì hãy chuyển sang các loại thực phẩm dạng lỏng như cháo thịt, súp, canh,… các loại đồ uống sinh tố. Đặc biệt chú trọng bổ sung rau xanh và trái cây vào các bữa phụ bằng cách xay hoặc ép nước uống. Ngoài ra, cũng cần hạn chế các thực phẩm quá cứng, quá dai hoặc nóng, lạnh để răng không bị ê nhức, khó chịu.
Thời gian tái khám định kỳ khi niềng răng thường là 2 tuần/lần để bác sĩ theo dõi, kiểm tra và siết lực cho giai đoạn niềng răng tiếp theo. Hãy tuân thủ thời gian tái khám định kỳ này để bác sĩ điều chỉnh lại dây cung và mắc cài. Thực tế, nếu bạn bỏ qua thời gian siết răng thì phần dây cung thừa ra do răng dịch chuyển có thể làm tổn thương đến má dẫn đến hiện tượng niềng răng bị chảy máu.
Bên cạnh đó, nếu cảm thấy việc ăn nhai hay vệ sinh răng miệng quá khó khăn, gây hiện tượng chảy máu lợi liên tục mỗi khi đánh răng hay ăn uống thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nha khoa. Ngoài việc hướng dẫn chăm sóc răng đúng cách, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tổng thể, phát hiện và xử lý những bất thường trong quá trình niềng răng chỉnh nha của bạn.
Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng có bị chảy máu không, cách khắc phục tình trạng chảy máu lợi khi niềng răng thì hãy đến các phòng răng Đà Nẵng uy tín thăm khám và nhận tư vấn trực tiếp. Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín cũng là một trong những biện pháp tránh tình trạng chảy máu khi niềng răng hiệu quả. Không chỉ được thực hiện niềng răng đúng kỹ thuật, phù hợp thể trạng mà các bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm sẽ lường trước, xử lý triệt để mọi vấn đề phát sinh, đảm bảo hiệu quả ca chỉnh nha và sự an toàn, thuận tiện trong sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Nha khoa Đà Nẵng Implant nằm trong Top 5 phòng khám nha khoa uy tín nhất Đà Nẵng, có thể mạnh thực hiện phương pháp điều trị implant. Nha khoa chủ trương hoàn thiện hóa phòng răng Đà Nẵng của mình một cách toàn diện, từ chuyên môn đội ngũ, cơ sở vật chất, quy trình điều trị đến chính sách chăm sóc khách hàng hậu mãi.
Nha khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ – chuyên gia nha khoa với kinh nghiệm dày dặn, đội ngũ bác sĩ răng hàm mặt chính quy tốt nghiệp Đại học và sau Đại học các trường y dược danh tiếng, với hơn 10 năm kinh nghiệm. Tại đây có thể thực hiện toàn diện các dịch vụ nha khoa thẩm mỹ hiện nay, từ đơn giản đến phức tạp nhất. Đồng thời cũng đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế nhằm mang đến những dịch vụ – kết quả điều trị tốt nhất. Khách hàng đến đây sẽ được hưởng chế độ chăm sóc đặc biệt, bao gồm: tư vấn dịch vụ, bảo hành, thăm khám định kỳ hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ tư vấn các bệnh lý răng miệng khác. Đặc biệt, chính sách bảo hành tại Nha khoa Đà Nẵng Implant chuyên nghiệp và lâu dài.