Niềng răng mặt trong đau hơn niềng răng mặt ngoài không?

Tác giả: Võ Hảo
- Theo dõi: Nha khoa Đà Nẵng Implant trên Nha Khoa Đà nẵng Implant trên Google News

Theo các bác sĩ nha khoa, niềng răng mặt trong có thể gây ra tình trạng đau nhức răng. Tuy nhiên, về mức độ thì chỉ diễn ra ở mức vừa phải, có thể chịu được.

Niềng răng mặt trong có đau không?

Theo chia sẻ từ bác sĩ nha khoa, niềng răng mặt trong cũng sử dụng nguyên lý và các khí cụ tương tự như niềng răng mặt ngoài. Niềng răng mặt trong cũng tận dụng lực kéo siết được tạo ra từ các khí cụ mà từ từ dịch chuyển răng về vị trí chuẩn trên cung hàm. Niềng răng mặt trong cũng có thể điều chỉnh các sai lệch ở 2 hàm răng như hô, móm, khấp khểnh… Chính vì vậy mà niềng răng mặt trong cũng sẽ có tình trạng đau nhức xuất hiện vào những thời điểm nhất định. Mức độ đau nhức sẽ khác nhau ở từng người. Nhìn chung, tình trạng đau nhức trong quá trình niềng răng mặt trong thường chỉ dừng lại ở mức vừa phải, ở ngưỡng có thể chịu được.

Ưu điểm của niềng răng mặt trong:

  • Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ nhờ mắc cài được gắn vào mặt trong của răng, khi cười hoặc giao tiếp, người đối diện rất khó phát hiện hoặc nhận biết bạn đang niềng răng.
  • Đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, có thể điều trị hiệu quả những ca răng hô, móm, thưa, lệch lạc… với mức độ phức tạp cao.

Niềng răng mặt trong đau hơn niềng răng mặt ngoài không?

Hạn chế của niềng răng mặt trong:

  • Vệ sinh răng khó do mắc cài gắn ở bề mặt trong, bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn để làm sạch những thức ăn thừa, bám xung quanh mắc cài, giắt giữa các kẽ răng, mắc cài và dây cung…
  • Khó chịu, vướng víu hoặc đau rát khi phần lưỡi có thể vô tình va chạm vào mắc cài lúc ăn nhai hoặc giao tiếp trong thời gian đầu chưa quen.
  • Chi phí khá cao dao động từ 85 – 115 triệu tùy thuộc vào từng mức độ lệch lạc của răng vì phương pháp này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề và chuyên môn, phải có kế hoạch điều trị phù hợp cho từng trường hợp, kiểm soát được lực kéo thích hợp để chỉnh răng về đúng vị trí được tính toán từ trước.

Niềng răng mặt trong đau nhức vào những thời điểm nào?

Trong quy trình niềng răng chỉnh nha, tình trạng đau nhức sẽ không kéo dài liên tục mà thường xuất hiện vào các giai đoạn:

>> Xem thêm: Niềng răng mặt trong mất bao lâu?

  • Nhổ răng tạo khoảng cách dịch chuyển răng hoặc điều trị bệnh lý răng miệng.
  • Nong hàm tạo khoảng trống dịch chuyển răng.
  • Mới gắn mắc cài.
  • Khi mới đặt thun tách kẽ.
  • Vào các chu kỳ siết răng.

Nhiều người từng niềng răng mặt trong cho biết giai đoạn đau nhất khi niềng răng là giai đoạn mới gắn mắc cài. Ở giai đoạn này, các khí cụ tác động lực siết giúp nắn chỉnh răng về tới vị trí chuẩn. Vào thời điểm này răng chưa kịp thích ứng với lực kéo, nên thường sẽ bị đau và khó chịu. Sau khoảng một vài tuần, những cơn đau sẽ thuyên giảm rồi biến mất hoàn toàn. Bạn có thể ăn nhai và vệ sinh răng bình thường sau khi cơ đau đã dịu lại.

Niềng răng mặt trong đau hơn niềng răng mặt ngoài không?

Niềng răng mặt trong hay mặt ngoài đau hơn?

Nếu bạn thắc mắc răng niềng răng mặt trong hay mặt ngoài đau hơn thì rất khó có câu trả lời chính xác. Như đã phân tích, nguyên nhân, thời điểm và mức độ của 2 phương pháp chỉnh nha này là tương tự nhau. Hơn nữa, ngưỡng chịu đau của từng người là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có thể có một sự khác biệt là khi niềng răng mặt trong, các khí cụ tiếp xúc trực tiếp vào lưỡi nên khi mới đeo mắc cài người niềng sẽ có cảm giác khó chịu hơn do khí cụ ma sát vào các mô mềm. Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên giao tiếp thì vào các thời điểm này sẽ tăng cảm giác đau nhức hơn. Tuy nhiên, cảm giác đau này sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn đã quen với mắc cài.

Có thể làm giảm cơn đau khi niềng răng mặt trong không?

Hiện nay công nghệ chỉnh nha rất phát triển, bạn có thể yên tâm rằng những cơn đau khi niềng răng đều sẽ có cách khắc phục hoặc làm giảm thiểu đáng kể. Chọn địa chỉ niềng răng uy tín và áp dụng chế độ chăm sóc răng miệng khoa học cũng giúp giảm đau nhanh chóng.

Mức độ đau phụ thuộc vào chuyên môn và tay nghề của bác sĩ

Với phương pháp chỉnh nha nói chung và chỉnh nha mặt trong nói riêng, chuyên môn của bác sĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ đau nhức của bệnh nhân. Niềng răng mặt trong là phương pháp với kỹ thuật phức tạp, yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và tay nghề tốt. Các bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao sẽ luôn biết kiểm soát và điều chỉnh mức độ lực siết răng sao cho phù hợp nhất trong mỗi giai đoạn của chỉnh nha cũng như thể trạng của bệnh nhân. Do đó, cơn đau nhức của quá trình chỉnh nha có thể được hạn chế đáng kể.

>> Xem thêm: Niềng răng chỉnh nha và những lầm tưởng thường gặp

Mặt khác, với những bác sĩ chuyên môn cao cũng có thể hạn chế những vấn đề phát sinh như nhổ răng sai kỹ thuật, lực siết chỉnh không chính xác,… thường gặp ở bác sĩ nha khoa thiếu kinh nghiệm. Nếu rơi vào những trường hợp này cơn đau nhức không chỉ kéo dài mà bạn còn đối mặt với nhiều rủi ro như tiêu chân răng, chân răng bị bật khỏi xương hàm, nhiễm trùng,…

Niềng răng mặt trong đau hơn niềng răng mặt ngoài không?

Khách hàng cần phải liên tục thay một khay niềng định kỳ theo lộ trình

Mức độ đau phụ thuộc vào chế độ chăm sóc

Dưới đây là những điều bạn nên lưu ý để góp phần kiểm soát đau nhức khi niềng răng mặt trong:

  • Vào những thời điểm siết răng, chỉnh mắc cài, nhổ răng…. bạn hãy dùng đá và túi chườm xoa nhẹ vùng má bên ngoài khu vực răng đau trong thời gian khoảng 15 phút để làm giảm cơn đau.
  • Nên ăn uống và sử dụng các loại đồ mát như sữa chua, sinh tố,… giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Với những người răng nhạy cảm thì không nên áp dụng phương pháp này do có thể làm tình trạng nguy cơ ê buốt răng kéo dài.
  • Chọn các loại thực phẩm mềm, ở dạng lỏng dễ nhai, dễ nuốt như bún, súp hay cháo,.. tránh việc răng, giúp hàm cần dùng lực để ăn nhai nhiều.
  • Tích cực bổ sung rau xanh và trái cây trong thực đơn mỗi ngày. Bạn nên xay một số loại trái cây như ổi, lê,.. thành nước ép hay sinh tố để tránh tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng.
  • Massage vùng nướu, răng nhẹ nhàng để giảm đau cũng như lưu thông khí huyết, giúp tăng sắc tố cho nướu răng.
  • Đánh răng đều với tần suất 3 lần/ ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa hàm lượng fluor phù hợp. Hãy kết hợp sử dụng nước súc miệng chuyên dụng, bàn chải kẽ với chỉ nha khoa để nâng cao hiệu quả làm sạch răng miệng.
  • Bạn có thể dùng sáp nha khoa bôi vào những chỗ mắc cài thường va chạm vào lưỡi để hạn chế tổn thương hoặc đau nhức.

Truy cập www.nhakhoaimplantdanang.com để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác các phương pháp chỉnh nha tiên tiến hiện nay.

Đánh giá
Chủ đề: Niềng răng chỉnh nhaniềng răng mặt trong
Bài viết liên quan

Niềng răng không nhổ răng được không? Có hiệu quả không?

Nếu muốn bảo tồn răng thật thì cần được chỉ định chuyên khoa niềng răng không nhổ răng được không và ...

Niềng răng có giữ răng khểnh được không? Niềng răng khểnh bằng phương pháp nào nhanh chóng?

Những người sở hữu chiếc răng khểnh duyên dáng nhưng muốn điều chỉnh các răng khác thường thắc mắc ...

Phụ nữ mang thai có niềng răng được không? Cần lưu ý gì?

Trong lộ trình chỉnh nha sẽ có nhiều giai đoạn đau nhức như tách kẽ, siết mắc cài,... Vì vậy nhiều người ...

Lệch khớp cắn là gì? Không điều trị có ảnh hưởng gì không?

Sai lệch khớp cắn vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến, gây thiếu thẩm mỹ khuôn mặt, thậm chí giảm ăn ...

Nong hàm có thay đổi khuôn mặt không? Có đau không?

Nong là được áp dụng nhằm tăng khoảng trống của hàm để quá trình niềng răng thuận lợi. Nhiều người ...