Răng bị chạy sau khi tháo niềng là tình trạng những chiếc răng lại bị “chạy về” vị trí ban đầu. Vậy vì sao răng “chạy lại” sau khi tháo niềng?
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ bao gồm mắc cài, dây cung, thun buộc,… để liên kết các răng trên cung hàm với nhau và tạo sự dịch chuyển nhằm nắn chỉnh răng và khớp cắn về đúng vị trí. Trong suốt quá trình niềng, răng bị tác động lực kéo đẩy của khí cụ để có thể dịch chuyển được. Niềng răng chỉnh nha mang đến hiệu quả rất cao trong việc khắc phục các khiếm khuyết về răng và khớp cắn như hô, móm, răng thưa, răng xô lệch không đều. Sau lộ trình 1,5-3 năm niềng răng, người bệnh sẽ sở hữu hàm răng đều đặn, khớp cắn đúng chuẩn. Tuy nhiên, kết quả niềng răng có thể giữ được trọn đời hay không rất nhiều vào trình độ chuyên môn, lộ trình niềng răng và ý thức của người niềng.
Chạy răng hay răng bị chạy sau khi niềng hay còn gọi là di răng. Răng bị chạy lại sau khi tháo niềng là hiện tượng răng di chuyển trong khoang miệng sau khi niềng răng dẫn đến tình trạng thay đổi vị trí mong muốn lúc niềng. Nếu không được kiểm soát tốt thì hiện tượng răng “chạy” không chỉ làm giảm hiệu quả chỉnh nha mà còn có thể khiến răng bị xô lệch, sai vị trí, nghiêng vẹo và có thể làm răng yếu hơn, nặng hơn có thể thay đổi khớp cắn và các cơ vùng hàm mặt làm cho hình dáng của khuôn mặt bị biến đổi.
Theo các bác sĩ niềng răng, lộ trình niềng răng được kiểm soát bằng những công cụ hiện đại và kinh nghiệm của bác sĩ chuyên khoa. Vị trí răng mong muốn được xác định ngay từ đầu lộ trình và được đảm bảo chính xác sau khi tháo niềng.
Hiện tượng di răng hay tình trạng răng bị chạy lại sau khi tháo niềng phần lớn là do bệnh nhân không sử dụng hàm duy trì hoặc sử dụng sai cách.
>> Xem thêm: Không đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng có được không?
Thời gian đầu sau khi tháo niềng, nướu và xương hàm còn yếu, chưa thích ứng được với vị trí mới nên sẽ có xu hướng di chuyển về vị trí ban đầu – Răng bị chạy về vị trí ban đầu. Để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh phải đeo hàm duy trì trong vài tháng tiếp theo. Hàm duy trì tương tự như khí cụ niềng răng, giúp răng không bị xô lệch trong quá trình ăn nhai cho đến khi hoàn toàn ổn định ở vị trí mới. Tất cả các trường hợp niềng răng chỉnh nha đều phải đeo hàm duy trì. Đeo hàm duy trì trong bao lâu sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Việc điều chỉnh khớp cắn và lập kế hoạch điều trị khớp cắn trước khi niềng răng rất quan trọng. Kế hoạch niềng được tính toán và dựa trên những vận động nhai cơ bản. Niềng răng giúp cho khớp cắn chuẩn, các lực tác động trên răng sẽ ổn định, cơ sinh học vận động hàm cắn nghiến răng hoạt động trơn tru. Nếu khớp cắn chưa về đúng tương quan đúng mà đã tháo khí cụ thì những lực quá mức sẽ tác động khiến răng bị chạy đi. Cho nên việc lựa chọn bác sĩ chuyên môn sâu cũng như địa chỉ niềng răng uy tín là rất quan trọng, giúp làm giảm tối đa nguy cơ răng chạy lại sau khi tháo niềng.
Ngoài hàm duy trì và tay nghề y bác sĩ thì các thói quen sinh hoạt, ăn nhai hằng ngày của người bệnh cũng tác động gây tình trạng răng bị chạy sau niềng. Các bác sĩ niềng răng uy tín tại Đà Nẵng thường khuyên bệnh nhân:
>> Xem thêm: Những vấn đề thường gặp khi niềng răng và cách khắc phục
Để tránh hiện tượng di răng, tình trạng răng bị chạy lại sau khi tháo niềng không quá phức tạp. Việc bạn cần làm là tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ sau khi tháo niềng răng.
Niềng răng chỉnh nha là một lộ trình kéo dài vài năm. Các quá trình trước – trong – sau khi niềng răng đều quan trọng như nhau.Để đạt được kết quả niềng răng như mong đợi, tránh tình trạng răng bị chạy sau khi tháo niềng cần có sự kết hợp giữa kỹ thuật nha khoa đúng đắn và ý thức giữ gìn chăm sóc răng miệng của người bệnh. Bạn nên lựa chọn những phòng răng Đà Nẵng uy tín và tuân thủ chỉ định của bác sĩ nha khoa.