Mất răng số 5 sẽ tạo ra khoảng trống trên cung hàm, không chỉ làm lực ăn nhai mà còn có nguy cơ tiêu xương hàm. Hiện nay có nhiều phương pháp trồng răng số 5.
Nhiều người chủ quan rằng răng số 5 không giữ vai trò ăn nhai quan trọng như các răng cấm, nên không nhất thiết phải trồng răng sứ cố định sau khi bị mất răng số 5 hoặc phải nhổ răng số 5. Tuy theo, theo các bác sĩ nha khoa, dù mất răng ở vị trí nào cũng nên phục hình nhanh chóng, ngay cả khi răng không đóng vai trò quan trọng vào ăn nhai hay tạo tính thẩm mỹ. Bởi vì, khi mất răng sẽ tạo ra khoảng trống trên cung hàm. Khoảng trống này sẽ là tiền đề cho những bệnh lý răng miệng. Mất răng số 5 có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm sau đây.
Hiện nay ngoài hàm giả tháo lắp thì các phương pháp trồng răng sứ cố định được đánh giá cao về mặt hiệu quả. So với hàm giả tháo lắp thì trồng răng sứ cố định tuy có giá thành cao hơn, nhưng đổi lại có tuổi thọ lâu dài hơn, cũng thuận tiện trong sinh hoạt hằng ngày hơn rất nhiều. Thông thường chỉ khi phục hình răng số 5 cho người lớn tuổi các bác sĩ nha khoa mới chỉ định dùng hàm giả tháo lắp. Còn đối với những ca bệnh từ 50 tuổi trở về trước đều được chỉ định trồng răng sứ.
Dưới đây là bảng so sánh 3 phương pháp phục hình răng số 5:
So sánh |
Hàm tháo lắp |
Cầu răng sứ |
Implant |
Cảm giác
|
Lỏng lẻo, không thoải mái. |
Cố định nhưng không có cảm giác cứng chắc. |
Cố định, chắc chắn trong xương hàm, như răng thật mọc ra từ nướu |
Chức năng ăn nhai |
Khôi phục sức nhai chỉ từ 40 – 50%, không nhai được đồ cứng dai. Gây đau khi ăn nhai mạnh |
Khôi phục sức nhai từ 60 – 70%, phải kiêng cữ nhiều món cứng, dai. |
Sức ăn nhai mạnh, đạt đến 98% như răng thật. |
Độ bền
|
Độ bền kém, chỉ khoảng 3 – 5 là phải thay mới do hàm lỏng lẻo. |
5 – 7 năm phải phục hình lại một lần do tiêu xương, tụt nướu, hở chân răng. |
Sử dụng bền chắc đến trọn đời. |
Tính bảo tồn |
Dễ bị tiêu xương hàm, vì không có chân răng tạo lực tác động |
Phải mài 2 răng thật bên cạnh để làm trụ cầu, khiến răng suy yếu, dễ gãy rụng. Tiêu xương hàm sau một thời gian. |
Tồn tại độc lập, không ảnh hưởng các răng kế cận. Ngăn chặn quá trình tiêu xương hàm. |
Vệ sinh |
Bất tiện, phải tháo ra lắp vào để vệ sinh. |
Cần chăm sóc kĩ lưỡng tránh hư hại các răng thật. |
Dễ dàng vệ sinh, chăm sóc như răng thật. |
Thời gian thực hiện |
3 – 5 ngày |
3 – 5 ngày |
3 – 4 tháng |
Kết luận |
Phương án tạm thời khi chưa đủ điều kiện tài chính
|
Chỉ thực hiện khi hai răng bên cạnh răng mất còn khỏe mạnh, vững chắc. |
Giải pháp tối ưu nhất, đảm bảo tính thẩm mỹ và sức khỏe lâu dài. |
Có 2 phương pháp trồng răng phổ biến là lắp cầu răng sứ và cấy ghép implant. Trong đó, trồng răng implant là phương án phục hình mất răng tốt nhất hiện nay. Nhờ cấu tạo tương tự như răng thật, răng Implant có thể thay thế chân răng số 5 bị mất, giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm và trải đều lực nhai trên cung hàm nên giúp giữ cho khớp cắn và cấu trúc khuôn mặt được ổn định.
Để phục hình răng số 5 bằng cầu răng sứ, bác sĩ sẽ mài nhỏ 2 răng kế cận là răng số 4 và số 6 để làm trụ nâng đỡ mão gồm 3 răng sứ dính liền nhau. Phương pháp này chỉ phải mài thân răng mà không tác động quá sâu vào cấu trúc răng thật. Răng sứ sẽ được gắn chắc chắn trên trụ răng thật bằng keo dán nha khoa có độ dính cao, bền và lâu dài từ 5-10 năm.
>> Xem thêm: Nhổ răng số 4 có nguy hiểm không và những điều bạn nên biết?
Tuy nhiên, lắp cầu răng sứ có hạn chế là phải mài răng. Nên yêu cầu 2 răng số 4 và số 6 phải đủ khỏe. Phương pháp này thường không được khuyến khích cho những người có mong muốn bảo tồn răng thật. Vì mặc dù ỷ lệ mài răng không quá nhiều nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho răng về sau như dễ tổn thương tủy răng, khiến răng yếu đi. Hơn nữa, cầu răng sứ không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm.
Trồng cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng cố định
Trồng răng Implant sẽ khắc phục hoàn toàn mọi nhược điểm của hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ. Trồng răng số 5 bằng cách cấy ghép implant giúp giúp bạn thoải mái ăn và cảm nhận đầy đủ hương vị của món ăn ưa thích. Để trồng răng số 5, bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép trụ Implant trực tiếp vào xương hàm ở vị trí mất răng, rồi gắn răng sứ lên trên bằng khớp nối Abutment. Phục hình răng số 5 với Implant vừa tái tạo được thân răng vừa phục hồi được chân răng, với tuổi thọ lên đến 25 năm. Từ đó giúp khôi phục khả năng ăn nhai từ 80-95%. Răng số 5 sau khi cấy ghép implant sẽ tồn tại độc lập, giúp giảm nguy cơ tổn thương và làm mất thêm răng thật. Đồng thời răng implant sẽ ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm cũng như các biến chứng bệnh lý về răng miệng khác.
Kinh nghiệm trồng răng cấy ghép implant
Tùy vào phương pháp trồng răng số 5 mà bạn lựa chọn thì sẽ có bảng giá khác nhau. Trong đó, chi phí ban đầu khi lắp cầu răng sứ sẽ thấp hơn cấy ghép răng implant. Thông thường giá trồng 1 răng implant trọn gói sẽ từ 13 triệu đồng. Cụ thể trồng răng số 5 giá bao nhiêu tiền còn phụ thuộc thêm vào loại trụ Implant, loại răng sứ và tình trạng răng miệng của mỗi người. Chẳng hạn, người có bệnh lý răng miệng phải điều trị trước sẽ tốn kém thời gian và chi phí hơn người có sức khỏe răng miệng tốt.
Theo các bác sĩ nha khoa, trồng răng số 5 cần được thực hiện sớm để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như ngăn chặn các hậu quả nặng nề do mất răng. Để được báo giá trồng răng số 5 chính xác, bạn nên đến các phòng răng Đà Nẵng uy tín thăm khám và nhận tư vấn phác đồ điều trị.