Vì sao bị vàng răng dù đánh răng thường xuyên? Cách điều trị nào hiệu quả?

Tác giả: Võ Hảo
- Theo dõi: Nha khoa Đà Nẵng Implant trên Nha Khoa Đà nẵng Implant trên Google News

Nhiều người thắc mắc vì sao bị vàng răng dù đánh răng thường xuyên. Thực tế có nhiều nguyên nhân làm răng bị nhiễm màu chứ không phải chỉ do vệ sinh kém.

Vàng răng là tình trạng phổ biến có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Mặc dù răng vàng không gây đau nhức hay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng nhưng khi màu sắc răng không được trắng sáng khiến nụ cười kém tự tin, ảnh hưởng đến giao tiếp.

1. Nhiễm màu răng là gì?

Nha khoa định nghĩa nhiễm màu răng là sự nhiễm các sắc tố vào trong mô cứng làm thay đổi màu sắc bình thường của răng. Rất dễ nhận ra tình trạng răng bị nhiễm màu nhờ vào việc quan sát bằng mắt thường. Nhiễm màu răng được chia thành hai loại chính là nhiễm màu nội sinh và ngoại sinh:

  • Nhiễm màu nội sinh xảy ra ở các cấu trúc bên trong gọi là ngà răng. Ngà răng bị đen hơn hoặc có màu vàng xám.
  • Nhiễm màu ngoại sinh xảy ra ở bề mặt ngoài gọi là men răng. Men bị nhiễm màu có nhiều biểu hiện, từ dải trắng cho tới lốm đốm vàng hoặc có hố rãnh và các chấm màu nâu.

Vì sao bị vàng răng dù đánh răng thường xuyên? Cách điều trị nào hiệu quả?

2. Vì sao bị vàng răng dù đánh răng thường xuyên?

Có rất nhiều người thắc mắc vì sao bị vàng răng dù đánh răng thường xuyên. Thực tế là tình trạng răng nhiễm màu không chỉ liên quan đến vệ sinh răng miệng. Có khá nhiều nguyên nhân khiến răng bị vàng hay bị đổi màu. Mỗi tác nhân sẽ làm cho răng bị nhiễm màu ở dạng khác nhau.

  • Thực phẩm: Sử dụng quá nhiều thực phẩm đậm màu như café, trà, rượu, khoai tây, dâu tây, cà rốt… khiến cho răng bị vàng, nâu, xanh hoặc cam.
  • Hút thuốc lá: Thuốc lá tạo ra mảng bám màu đen trên răng, rất khó để làm sạch bằng chải răng thông thường.
  • Bệnh lý: Các bệnh lý tác động tới men và ngà răng làm răng bị đổi màu, ngã vàng.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh họ Tetracycline làm răng chuyển sang màu xám xanh hoặc vàng nâu có dạng các dải ngang trên bề mặt răng.
  • Can thiệp nha khoa: Một số loại vật liệu nha khoa như hàn răng với Amalgam sẽ khiến răng chuyển màu xám, nâu, đen hoặc vàng.
  • Tuổi tác: Theo thời gian bề mặt ngoài của men bị mòn đi, làm lộ ngà ở trong, cặn bám và chất màu tích tụ sẽ bị đổi màu nâu hoặc vàng.
  • Di truyền: Một số người bẩm sinh có men răng lại bị tối màu hơn bình thường.
  • Môi trường: Nếu trong nước uống có nồng độ fluoride quá cao cũng có thể gây vàng răng khi hấp thụ quá mức.
  • Fluoride: Các sản phẩm vệ sinh răng miệng chứa fluoride tại chỗ có thể làm răng bị đổi màu dưới dạng các đốm hoặc vệt trắng.
  • Chấn thương: Nứt răng cũng có thể là lý do vì sao bị vàng răng dù đánh răng thường xuyên do ngấm màu qua chỗ nứt hoặc do tủy răng bị hoại tử.
  • Các phương pháp điều trị: Một số phương pháp điều trị bệnh lý toàn thân như hóa trị hay xạ trị có tác động nhiều đến màu sắc men và ngà răng.
  • Vệ sinh răng kém: Vệ sinh kém khiến răng bị nhiễm màu từ trắng, xám, nâu cho tới vàng, thâ chí là màu đen hoặc xanh.

Vì sao bị vàng răng dù đánh răng thường xuyên? Cách điều trị nào hiệu quả?

Bên cạnh đó, cũng có nhiều người đánh răng sai cách. Đây có thể là lý do vì sao bị vàng răng dù đánh răng thường xuyên. Đánh răng sai cách khiến răng không được vệ sinh sạch sẽ, không loại bỏ hết các vi khuẩn và các mảng bám trên răng. Trong khi đó, nếu đánh răng quá lâu hay quá mạnh còn bào mòn men răng, làm lộ ngà răng, lại gây tổn thương đến nướu và xung quanh vòm miệng. Hơn nữa, nếu không lấy cao răng, không vệ sinh lưỡi thì không thể loại bỏ hết vi khuẩn cũng tạo ra các mảng bám là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ố vàng trên răng.

3. Nhiễm Tetracycline là gì?

Liên quan đến vấn đề nhiễm màu răng, tình trạng nhiễm Tetracycline cũng rất được quan tâm. Tetracyclin là một kháng sinh phổ rộng, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn gây bệnh được chỉ định trong điều trị các bệnh như: nhiễm khuẩn Chlamydia, Mycoplasma, Rickettsia hay bệnh iêu chảy cấp tính do phẩy khuẩn tả.

Nhiễm Tetracycline hay răng nhiễm kháng sinh là hiện tượng răng bị ố màu, do tác dụng phụ của Tetracyclin. Tình trạng răng bị nhiễm màu kháng sinh hoàn toàn khác với nhiễm màu bắt nguồn từ thực phẩm. Màu thực phẩm sẽ bám bên ngoài răng, còn răng nhiễm màu kháng sinh sẽ bị tối màu từ bên trong mô răng.

Nguyên nhân dẫn đến răng nhiễm kháng sinh Tetracycline là do mẹ trong quá trình mang thai hoặc trẻ dưới 7 tuổi sử dụng nhiều thuốc kháng sinh cùng nhóm với tetracycline.

4. Cách điều trị vàng răng nào hiệu quả?

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị vàng răng hiệu quả. Để lựa chọn cách điều trị vàng răng nào thì cần phải dựa vào nguyên nhân vì sao bị vàng răng dù đánh răng thường xuyên.

Trước tiên cần xem xét lại cách vệ sinh răng miệng hằng ngày có đúng hay chưa. Việc đánh răng thường xuyên sau các bữa ăn là cần thiết, nhưng cũng cần phải đi kèm với yếu tố thực hiện đúng cách.

Theo đó, bạn nên đánh răng sau mỗi bữa ăn một cách nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, sử dụng thêm tăm nước hoặc chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn thực phẩm. Việc lấy cao răng định kỳ cũng rất quan trọng góp phần giữ gìn răng trắng sáng.

Sau khi đã chắc chắn rằng bạn vệ sinh răng miệng đúng mà răng vẫn bị vàng thì hãy tìm đến các phòng răng Đà Nẵng uy tín để xác định nguyên nhân vì sao bị vàng răng, mức độ nhiễm màu. Từ đó sẽ có cách điều trị vàng răng hiệu quả.

Vì sao bị vàng răng dù đánh răng thường xuyên? Cách điều trị nào hiệu quả?

4.1 Tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là quá trình làm màu răng trắng hơn bằng cách kết hợp năng lượng ánh sáng với hoạt chất tẩy trắng để tạo phản ứng oxi hóa, cắt đứt các chuỗi protein có màu trong răng. Phương pháp tẩy trắng răng hữu hiệu phù hợp trong trường hợp với trường hợp men răng bị nhiễm màu ở mức độ nhẹ, răng bị vàng do nhiễm màu thực phẩm hay thói quen hút thuốc lá.

Bạn phải hiểu rằng tẩy trắng chỉ giúp cải thiện màu sắc hiện có của men răng khoảng 2 độ, khi ít răng sâu, không có răng giả nhiều, răng không có miếng trám to. Tùy theo độ cứng của men răng mà có người tẩy trắng hiệu quả có người lại không, thậm chí có nhiều ca răng bị ê buốt và nhạy cảm sau tẩy trắng.

>> Xem thêm: Tẩy trắng răng có hại không? Có mòn men răng không?

Một hạn chế khác của phương pháp tẩy trắng răng là thời gian duy trì màu sắc răng khá hạn chế. Răng sau khi được tẩy trắng vẫn sẽ tiếp tục chịu những tác nhân vì sao bị vàng răng hằng ngày. Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng sau đó là khá quan trọng.

4.2 Mặt dán sứ Veneer

Mặt dán sứ Veneer là một cách điều trị vàng răng được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Cách thực hiện là mài một lớp men răng mỏng ở mặt răng trước và dán mặt sứ lên bằng chất liệu keo nha khoa chuyên dụng. Đối với những nguyên nhân vì sao bị vàng răng từ bên trong ngà răng như di truyền, nhiễm màu kháng sinh… thì tẩy trắng sẽ không đạt hiệu quả mà phải sử dụng mặt dán sứ veneer.

Ưu điểm mặt dán Veneer là:

  • Không tác động đến răng thật, bảo toàn răng thật.
  • Ngoài cải thiện màu sắc răng còn giúp loại bỏ khuyết điểm răng thưa, răng mẻ, răng lệch lạc ở mức độ nhẹ.
  • Có khả năng chống nhiễm màu và chống bám cao.
  • Tuổi thọ lâu dài lên đến 10 năm.

Vì sao bị vàng răng dù đánh răng thường xuyên? Cách điều trị nào hiệu quả?

4.3 Bọc răng sứ

Thông thường, nếu bạn chỉ hướng đến cách điều trị vàng răng hay khắc phục những khiếm khuyết nhỏ trên thân răng thì bác sĩ nha khoa sẽ không chỉ định bọc răng sứ. Bởi vì bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng, cải thiện các khuyết điểm răng lệch lạc, răng mẻ vỡ, răng thưa,… ở mức độ nặng.

So với mặt dán veneer thì bọc răng sứ cần mài răng nhiều hơn đủ để bọc toàn bộ răng bằng mão sứ có hình dán tương tự răng gốc. Dĩ nhiên, tuổi thọ răng bọc sứ sẽ cao hơn mặt dán sứ rất nhiều (lên đến 20 năm), khả năng bảo vệ răng gốc khỏi các bệnh lý cũng toàn diện hơn.

Tóm lại, để xác định nên áp dụng cách điều trị vàng răng nào hiệu quả thì bạn nên thăm khám chi tiết tại các phòng răng Đà Nẵng uy tín. Tùy vào mức độ nhiễm màu, nguyên nhân đổi màu và tình trạng sức khỏe răng miệng mà sẽ phù hợp với phương án khác nhau. Nếu bạn đang muốn biết vì sao bị vàng răng dù đánh răng thường xuyên thì hãy liên hệ Nha khoa Đà Nẵng Implant để nhận tư vấn miễn phí:

  • CS1: 420 Đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
  • CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7
5/5 - (6 bình chọn)
Chủ đề: làm trắng răng bị ố vàngLấy cao răngtẩy trắng răng ố vàngvàng răng là gìVì sao bị vàng răngVì sao bị vàng răng dù đánh răng thường xuyên
Bài viết liên quan

Cách chọn kem đánh răng phù hợp tình trạng răng miệng

Hiện nay có rất nhiều loại kem đánh răng được giới thiệu nhiều công dụng. Vậy bạn đã biết cách chọn kem ...

9 thói quen gây vàng răng có thể bạn đang mắc phải

Răng bị ố vàng là một trong những vấn đề phổ biến. Nguyên nhân có thể do những thói quen gây vàng răng mà ...

Dấu hiệu nhận biết mòn men răng sớm ngăn ngừa ê buốt răng

Nhìn bên ngoài bạn sẽ khó thấy dấu hiệu nhận biết mòn men răng sớm, phát hiện trễ sẽ làm lớp men tiêu ...

10 cách tự lấy cao răng tại nhà với nguyên liệu tự nhiên

Loại bỏ cao răng là bước quan trọng trong quy trình vệ sinh răng miệng. Có nhiều cách tự lấy cao răng tại nhà ...

Răng xuất hiện đốm đen là bị gì? Cách loại bỏ đốm đen trên răng tại nhà

Nguyên nhân chính gây ra những đốm màu đen ở chân răng là cao răng. Tuy nhiên cũng có thể do bệnh lý, để biết ...