Đặt lịch hẹn

Mọc thiếu răng có sao không? Cách khắc phục hàm thiếu răng là gì?

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 31/08/2023
5/5 - (2 bình chọn)

Là trường hợp bất thường khá phổ biến, mọc thiếu răng có sao không? Khi mọc thiếu răng vừa ảnh hưởng thẩm mỹ vừa có thể là tiền đề gây các bệnh lý răng miệng.

1. Mọc thiếu răng là gì?

Mọc thiếu răng là bất thường về răng hàm mặt phổ biến nhất hiện nay. Tình trạng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý di truyền hoặc là triệu chứng đơn lẻ.

Một hàm răng đầy đủ ở con người sẽ gồm 32 chiếc răng bao gồm cả răng khôn. Răng người chỉ có thể mọc lên 2 lần trong đời là lúc mọc răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Tình trạng thiếu răng thường gặp trong quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Theo các khảo sát tỉ lệ thiếu răng vĩnh viễn lên tới 75 – 80%, phần lớn bệnh nhân chỉ bị thiếu 1 – 2 răng vĩnh viễn. Trong đó, thiếu răng số 8 chiếm phần lớn, lên tới 10 – 30% dân số. Mọc thiếu răng cửa bên, răng hàm nhỏ xếp vị trí thứ 2, tiếp theo là răng hàm nhỏ hàm dưới, các răng cửa bên.

Mọc thiếu răng là bất thường về răng hàm mặt phổ biến nhất hiện nay.

2. Vì sao mọc thiếu răng?

Hiện nay chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân mọc thiếu răng là gì. Tuy nhiên phần lớn trường hợp liên quan đến yếu tố di truyền hoặc môi trường sống:

  • Di truyền từ các thế hệ ông bà, cha mẹ khiến trẻ không có mầm răng vĩnh viễn.
  • Khi mang thai, người mẹ sử dụng thuốc lá hoặc các loại thuốc như Thalidomide có thể tăng nguy cơ khiến bé sinh ra thiếu mầm răng.
  • Răng mọc ngầm, không mọc ra ngoài mà ẩn dưới lợi khiến bạn bị thiếu răng.
  • Các trường hợp đã mọc đủ răng vĩnh viễn ở giai đoạn thay răng nhưng bị mất răng do bệnh lý răng miệng, chấn thương, điều trị tia xạ, các bệnh nhiễm trùng hoặc nhiễm chất hóa độc hại…

3. Mọc thiếu răng có sao không?

Nhìn chung tình trạng răng mọc thiếu sẽ gây ảnh hưởng tính thẩm mỹ nụ cười trước tiên. Còn cụ thể hơn mọc thiếu răng có sao không phải tùy thuộc vị trí và số lượng bị thiếu. Nếu bạn thiếu răng khôn thì hoàn toàn không vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bị thiếu các răng chức năng khác thì có thể gây nhiều hệ lụy. cự thể như:

  • Các khoảng hở trên cung hàm gây mất thẩm mỹ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nếu không loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa.
  • Chức năng ăn nhai suy giảm chủ yếu do hàm trên và hàm dưới không cân xứng.
  • Làm cho các răng khác có nguy cơ bị “chạy” khỏi vị trí, tạo thành các khoảng hở giữa các kẽ răng, hoặc nặng hơn là làm răng bị xô lệch trở nên lộn xộn hơn.
  • Dẫn đến sai lệch khớp cắn, gây tổn hại đến răng và xương hàm, ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu,…
  • Tiêu xương hàm do không có sự kích thích của lực nhai trên xương hàm, àm tụt chân răng, tụt lợi, lão hóa sớm.
  • Khó phát âm, ảnh hưởng đến giao tiếp nếu thiếu răng phía trước kéo dài sẽ dễ gây ra tình trạng nói ngọng.

4. Cách khắc phục mọc răng thiếu là gì?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp khắc phục tình trạng thiếu răng phù hợp với nhiều trường hợp khác nhau.

Có rất nhiều phương pháp khắc phục tình trạng thiếu răng phù hợp với nhiều trường hợp khác nhau

4.1 Trường hợp mầm răng có tồn tại

Trong trường hợp mầm răng có tồn tại, chiếc răng bị thiếu trên cung hàm không thể trồi ra khỏi nướu được mà nằm lại trong xương hàm, chúng ta cần tìm cách đưa chiếc răng này ra khỏi nưới. Lúc này, người bệnh sẽ phải trải qua thủ thuật bộc lộ răng ngầm trong xương rồi gắn khí cụ để kéo chiếc răng này từ từ ra khỏi xương hàm theo đúng vị trí của nó.

4.2 Trường hợp không có mầm răng

Đối với trường hợp không có mầm răng thì cách khắc phục mọc răng thiếu là gì sẽ được bác sĩ nha khoa tư vấn tương tự như khi bị mất răng. Tùy vào khoảng trống ở vùng thiếu răng thưa nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ tư vấn các phương án hợp nhất.

  • Cấy ghép implant: Bác sĩ sẽ đặt trụ Implant và gắn mão răng sứ mô phỏng thân răng lên trên đảm bảo mức độ ăn nhai chắc chắn, thẩm mỹ tương tự răng thật.
  • Lắp cầu răng sứ: Cách này chỉ phục hồi được phần thân răng trên nướu bằng cách làm cầu sứ gồm ít nhất 3 răng, với điều kiện các răng kế cận còn chắc khỏe và phải mài cùi răng làm trụ cầu.
  • Hàm giả tháo lắp: Đây là pháp được khá nhiều người cao tuổi sử dụng, chỉ có tác dụng thẩm mỹ tạm thời, không giải quyết được triệt để vấn đề nhai cắn thức ăn do không đủ lực. Tuy nhiên với những người lớn tuổi, răng và hàm không đủ điều kiện cắm trụ implant hay trồng răng sứ bắt cầu thì đây cũng là một giải pháp.

Mọc thiếu răng vừa ảnh hưởng thẩm mỹ vừa có thể là tiền đề gây các bệnh lý răng miệng.

5. Mọc thiếu răng có niềng răng được không?

Phương pháp niềng răng được bác sĩ nha khoa ưu tiên trong trường hợp mọc thiếu răng xuất phát từ nguyên nhân răng mọc ngầm trong nướu, trong xương hàm. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật bộc lộ răng ngầm trong xương rồi gắn khí cụ để kéo chiếc răng này ra khỏi nướu lợi, khỏi xương hàm và đưa về đúng vị trí khoảng trống thiếu răng.

Tuy nhiên, mọc thiếu răng có niềng răng được không tùy vào tình trạng khoảng hở các răng trên cung hàm, độ tuổi, bệnh lý răng miệng, vị trí và số lượng răng bị thiếu. Trong một số trường hợp không kéo lại được thì răng bị mất cần được trồng răng implant hoặc làm cầu răng sứ kết hợp khi niềng răng chỉnh nha.

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay với nha khoa Đà Nẵng Implant để được giải đáp miễn phí.

Bài viết liên quan

Thay lời tri ân - Tự tin nâng tầm

Ngày: 16/11/2024

20/11 này, gửi lời cảm ơn theo cách riêng cùng Nha Khoa Đà Nẵng Implant Hơn ai hết, chúng tôi hiểu được rằng ...

Ưu đãi tưng bừng - Chào mừng Quốc khánh cùng Nha Khoa Đà Nẵng Implant

Ngày: 30/08/2024

️Để hưởng ứng 79 năm ngày lễ Quốc Khánh 2/9, Nha Khoa Đà Nẵng Implant đã sẵn sàng đồng hành cùng Quý khách ...

NHA KHOA ĐÀ NẴNG IMPLANT THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9

Ngày: 29/08/2024

Nhằm tạo điều kiện thuận tiện để khách hàng sắp xếp công việc đến Nha Khoa Đà Nẵng Implant tân trang nụ ...

Những dấu hiệu răng sứ có vấn đề nên cảnh giác

Ngày: 29/08/2024

Sau khi bọc răng sứ xong, việc vệ sinh ăn uống cũng cần phải được thực hiện kỹ lưỡng. Theo dõi cảm giác ...