Thực tế, việc không lấy cao răng mang lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng mà nhiều người không ngờ tới. Cao răng là gì? Cao răng nguy hiểm ra sao? Khám phá ngay cùng Nha khoa Đà Nẵng Implant!
Cao răng hay còn được gọi với cái tên vôi răng, là các mảng bám tích tụ trong thời gian dài trên bề mặt răng. Lâu ngày không lấy cao răng khiến lớp cao răng trở nên cứng cáp và dày hơn. Vì vậy mà khó có thể tự loại bỏ được.
Quá trình phát triển cao răng đến từ thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày của chúng ta. Sau khi ăn uống, một mảng bám mỏng và trong suốt bắt đầu hình thành gọi là Biofirm. Tính chất lớp màng này mềm và rất dính nên mảnh vụn thức ăn trong miệng có thể dễ dàng bám vào. Từ đó tạo thành một lớp màu ngà vàng trên bề mặt răng. Lớp này gọi là mảng bám. Nếu không được loại bỏ nhờ quá trình chải răng, các vi khuẩn và muối calcium trong nước bọt cùng mảnh vụn thức ăn tích tụ và bị vôi hóa.
Lấy cao răng là kỹ thuật tác động đến răng nên phần lớn sẽ khiến cho mọi người lo lắng vì sợ đau đớn. Lấy cao răng có đau không là thắc mắc mà rất nhiều người muốn biết? Vậy câu trả lời cho câu hỏi này đó là tùy vào từng trường hợp, sức khỏe răng miệng, tình trạng cao răng và kỹ thuật của bác sỹ thực hiện. Chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau khi lấy cao răng như sau:
Tình trạng sức khỏe răng miệng của khách hàng được coi là yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình lấy cao răng. Với một số trường hợp, khách hàng mắc phải một số các bệnh lý nha khoa như: viêm nha chu, viêm nướu, viêm lợi,… thì quá trình lấy cao răng sẽ gây ê buốt nhẹ so với những người có sức khỏe răng miệng tốt.
Mức độ cao răng của mỗi người sẽ là yếu tố quyết định thứ 2 đến sự đau đớn. Nếu cao răng nằm ở những vị trí trên thân răng có thể nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường thì việc lấy cao răng sẽ diễn ra nhanh chóng từ 15 – 30 phút và thường sẽ không gây ê buốt hay chảy máu chân răng.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp vôi răng lắng đọng và bám chặt ở vị trí dưới nướu thì sẽ gây viêm, sưng răng. Lúc này, khi bác sĩ tiến hành lấy cao răng sẽ gây ê buốt. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và biến mất sau vài ngày, không ảnh hưởng đến việc nhai của răng.
Yếu tố thứ 3 là kỹ thuật lấy vôi răng của bác sĩ nha khoa. Nếu như trước đây, các bác sĩ nha khoa thường dùng sử dụng dụng cụ cầm tay để lấy cao răng hoặc hiện đại hơn là dùng máy thổi cát để loại bỏ vôi răng. Thì hiện nay, với công nghệ tiên tiến, ứng dụng máy sóng siêu âm được khách hàng ưa chuộng hơn và giảm thiểu được tối đa tình trạng ê buốt cho khách hàng, không gây tổn thương cho nướu hay những vùng xung quanh. Bên cạnh đó là thời gian điều trị cũng được rút ngắn một cách đáng kể.
Nếu như được bác sĩ thực hiện giàu kinh nghiệm cùng trình độ chuyên môn cao thực hiện lấy cao răng thì cảm giác đau sẽ nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện cũng sẽ không gây ra nhiều tác động đến má trong hay lưỡi.
Việc cạo vôi răng là một kĩ thuật đơn giản và thường không ảnh hưởng tới các mô mềm hay gây đau đớn và tổn thương men răng. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn phải hết sức tỉ mỉ và nhẹ nhàng trong quá trình lấy cao răng.
Tác hại đầu tiên dễ nhận thấy nhất với người có cao răng lâu ngày chính là tình trạng hôi miệng. Răng tích tụ nhiều mảng bám và cao răng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn gây mùi sinh sôi và phát triển, từ đó làm cho hơi thở thường xuyên có mùi hôi.
Bên cạnh đó, các mảng bám dày và cứng tại vị trí chân răng có màu ngà vàng, tương phản với màu sắc răng thật. Vì vậy, người bị cao răng khi cười có thể bị lớp vôi ra ngoài, gây mất thẩm mỹ và mất độ tự tin trong giao tiếp.
Lâu ngày không lấy cao răng dẫn tới tác hại nghiêm trọng hơn. Cao răng tồn tại dai dẳng trên viền nướu kèm theo sự phát triển không ngừng của vi khuẩn là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm viêm viêm nha chu. Khi bị viêm nha chu, răng miệng sẽ gặp 1 số dấu hiệu như: sưng nướu, chảy máu ở lợi, dịch mủ chảy ra khi đè vào nướu, răng bị lung lay khi nhai thức ăn,…
Cao răng không được xử lý triệt để là môi trường tồn tại của một lượng lớn vi khuẩn. Vi khuẩn gây lên men đường trong thức ăn, gây mòn men răng và dẫn tới sâu răng.
Lấy cao răng là một thủ thuật nha khoa đơn giản và an toàn. Tuy nhiên, có một số trường hợp không nên lấy cao răng, bao gồm:
Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng nên cân nhắc kỹ trước khi lấy cao răng. Trong những giai đoạn này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, đặc biệt là về hormone, có thể khiến việc lấy cao răng trở nên khó khăn và gây đau đớn hơn.
Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp trên, bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ để được tư vấn cụ thể.
Cao răng hình thành dần trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Vì vậy, không nên đợi phát hiện cao răng rồi mới đi lấy. Theo chuyên gia, nên lấy cao răng và kiểm tra răng miệng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần nhằm bảo vệ hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh.
Bạn cần chọn lấy cao răng ở đâu uy tín để được đảm bảo an toàn, không gặp biến chứng ngoài mong đợi.
Trong khi lấy cao răng:
Sau khi lấy cao răng:
Nếu bạn đang tìm địa chỉ lấy cao răng chuyên nghiệp và uy tín, nha khoa Đà Nẵng Implant là sự lựa chọn lý tưởng nhất.
Lấy cao răng tại Nha khoa Đà Nẵng Implant áp dụng công nghệ sóng siêu âm Piezotome không đau, nhanh lành và rút ngắn thời gian thực hiện chỉ từ 15 – 30 phút. Quy trình cạo vôi răng tại nha khoa diễn ra theo tiến trình 4 bước:
Lấy cao răng bằng sóng âm tại Nha khoa Đà Nẵng Implant có giá dao động từ 120.000 – 300.000 đồng/lần tùy thuộc vào mức độ cao răng.
Loại | Giá | ||
---|---|---|---|
Lấy cao răng | Cấp độ 1 | 150.000 | |
Cấp độ 2 | 300.000 | ||
Deep clean | 3.000.000 |
Khác với phương pháp cạo cao răng truyền thống, Nha khoa Đà Nẵng Implant sử dụng máy siêu âm Piezotome – công nghệ phổ biến tại các nha khoa trên thế giới. Bác sĩ sẽ điều chỉnh một tần số sóng âm phù hợp giúp cho quá trình điều trị răng miệng diễn ra nhanh chóng, triệt để, hạn chế đau nhức và đẩy nhanh thời gian lành thương cho bệnh nhân.
Ngày nay, công nghệ lấy cao răng đã hiện đại và tối ưu hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ tay nghề cao thì việc này hoàn toàn không gây đau đớn trong và sau quá trình thực hiện.
Sau khi cạo vôi răng, bệnh nhân có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường. Song, tùy theo cơ địa mà răng sau khi điều trị có thể nhạy cảm. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng ê buốt răng, thời gian sau khi vừa cạo vôi răng, cần tránh hút thuốc lá, tẩy trắng răng, sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường và thức uống có màu, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Quá trình cạo cao răng với sóng siêu âm Piezotome chỉ tác động một mũi khoang cực mỏng và mảnh từ 0,2 - 0,5 mm và rung theo tần số chọn lọc. Từ đó không làm tổn thương mô mềm, dây thần kinh, mạch máy quanh vùng chân răng. Vì vậy, thực hiện lấy cao răng hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe răng miệng.
Bạn nên lấy cao và đánh bóng răng 6 tháng một lần. Đối với các trường hợp gặp vấn đề như viêm nha chu nặng thì có thể rút ngắn lại còn lấy cao răng 3 tháng một lần, tùy theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, nếu Bạn duy trì chải răng đúng cách và đều đặn, hạn chế khả năng hình thành vôi răng thì có thể chỉ cần cạo vôi răng một lần mỗi năm.
Mong qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm thông tin bổ ích về cao răng. Để được tư vấn và lấy cao răng không đau, liên hệ ngay hotline 0899 412 412 để đặt lịch thăm khám nhanh chóng!