Lấy cao răng giúp loại bỏ các mảng bám tích tụ bị vôi hóa bám trên bề mặt răng và nướu. Lấy cao răng có đau không? Lấy cao răng có bị mòn men răng không?
Cao răng hay còn được gọi là vôi răng vốn là những mảng bám được tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ calcium phosphate trong nước bọt và cặn mềm (có thể là mảnh vụn thức ăn chưa được làm sạch hoặc các loại chất khoáng có trong khoang miệng) lâu dần trở nên cứng, bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi. Các mảng bám này tồn tại trong khoang miệng khoảng 1 tuần thì sẽ chuyển hóa thành cao răng.
Có 2 loại cao răng là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Cao răng thường tích tụ lâu ngày không sẽ gây ra bệnh viêm nướu, chảy máu nướu. Nếu tình trạng này không được điều trị thì máu sẽ ngấm vào mảng cao răng và chuyển sang màu nâu đỏ gọi là cao răng huyết thanh.
Cao răng là các mảng bám trên bề mặt răng do các mảng bám thức ăn còn sót trên răng sau đó bị oxy hóa
Đa phần cao răng được hình thành từ thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày:
>> Xem thêm: Trẻ em có nên lấy cao răng không? Bao nhiêu tuổi thì lấy cao răng?
Nhiều người vì lo ngại lấy cao răng có đau không, hay lấy cao răng có bị mòn men răng không mà không thực hiện lấy cao răng. Khi các mảng bám hình thành trên răng lâu ngày không được làm sạch, không chỉ gây tình trạng mất thẩm mỹ cho răng, mà còn là tiền đề cho nhiều vấn đề răng miệng khác:
Sau khi lấy cao răng từ 1 đến 2 giờ đồng hồ là bạn có thể ăn uống bình thường
>> Xem thêm: Quá trình lấy cao răng mất bao lâu thì hoàn thành?
Lấy cao răng là giải pháp làm sạch mảng bám trên bề mặt răng và nướu, mang lại nhiều lợi ích cho răng miệng. Lấy cao răng không khó, cao ở thân răng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ mất khoảng 15 – 30 phút, không gây ê buốt hay chảy máu chân răng. Với những trường hợp nặng hơn, vôi răng lắng đọng, bám chặt dưới nướu răng gây viêm, sưng thì lấy cao răng sẽ khó hơn. Với những ca này, lấy cao răng có đau không? Thực tế có thể ê buốt, nhưng sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày và không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.
Trước tiên các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe và bệnh sử về răng của trẻ
Lấy cao răng có bị mòn men răng không? Thực tế, việc men răng bị mòn phần lớn do thói quen vệ sinh răng không đúng cách, chải răng theo chiều ngang, dùng lực chải quá mạnh. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng lấy cao răng có bị mòn men răng không? Theo các bác sĩ nha khoa, lấy cao răng không làm mòn men răng nếu tuân thủ đúng tần suất và kỹ thuật thực hiện.
Hiện nay, hầu hết các phòng răng đều có dịch vụ lấy cao răng. Thời gian thực hiện thường nhanh chóng, không ảnh hưởng ăn nhai sau đó với bảng giá rất hợp lý. Chính vì vậy, các bác sĩ nha khoa khuyến cáo bạn nên cạo vôi răng thường xuyên theo chỉ định chuyên khoa. Tuy nhiên, lấy cao răng nhiều lần có thể gây tổn thương răng. Chỉ nên cạo cao răng theo định kỳ 3-6 tháng/lần, tùy theo sức khỏe răng miệng, mức độ hình thành vôi răng nhiều hay ít. Việc cao răng hình thành nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cấu trúc bề mặt răng của mỗi người.
Tóm lại, lấy cao răng có đau không, lấy cao răng có bị mòn men răng không còn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật và thao tác lấy cao răng của bác sĩ. Vì vậy, để hạn chế tình trạng ê buốt, bạn nên lấy cao răng tại những phòng răng uy tín với bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại.