Bạn nên thay bàn chải đánh răng khoảng 3-4 tháng một lần. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bàn chải đã bị xơ, mòn hoặc bị tòe ra và có dấu hiệu hư hỏng, hãy thay ngay lập tức.
Vì sao phải thay bàn chải đánh răng thường xuyên?
Bàn chải đánh răng là công cụ vệ sinh răng miệng được sử dụng hằng ngày. Bàn chải tiếp xúc trực tiếp với môi trường khoang miệng, vừa loại bỏ phần còn lại của thức ăn còn sót lại trong miệng sau bữa ăn vừa đánh bật mảng bám cũng như vi khuẩn.
Bởi vì tần suất sử dụng cao, nên việc bàn chải đánh răng bị mòn và mất hiệu quả là rất bình thường, lông bàn chải có thể bị khô cứng, rụng mất và biến dạng. Khi gặp những trường hợp này thì gần như chức năng làm sạch của đầu chải không còn được như ban đầu. Việc tiếp tục sử dụng không chỉ không có hiệu quả mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại, phản tác dụng.
Vi khuẩn và bàn chải đánh răng: Khi bạn chải răng vi khuẩn từ bên trong miệng tích tụ giữa lông của đầu bàn chải đánh răng, tiếp tục phát triển trong điều kiện độ ẩm thích hợp. Cùng với đó là một số lượng lớn vi sinh vật tích tụ trong phòng tắm có thể làm ô nhiễm bàn chải đánh răng. Lượng vi khuẩn này từ bàn chải sẽ trở lại miệng khi bạn sử dụng bàn chải một lần nữa.
Chất lượng lông bàn chải xuống cấp: Sử dụng lâu ngày, long chải xuống cấp, mài mòn hay hư hỏng khiến cho hiệu quả làm sạch răng không được tốt như trước nữa. Bên cạnh đó, lông chải xơ cứng sẽ làm cho răng, nướu bị tổn thương nghiêm trọng trong quá trình chải răng, dễ gây chảy máu chân răng, mòn men răng, tụt lợi,…
Bạn nên thay bàn chải đánh răng khoảng 3-4 tháng một lần. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bàn chải đã bị xơ, mòn hoặc bị tòe ra và có dấu hiệu hư hỏng, hãy thay ngay lập tức.
Việc thay bàn chải thường xuyên giúp duy trì hiệu quả vệ sinh răng miệng tốt hơn:
Đảm bảo hiệu quả làm sạch: Lông bàn chải mới sẽ giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn hiệu quả hơn.
Ngăn ngừa sâu răng và bệnh nha chu: Vi khuẩn tích tụ trên lông bàn chải có thể gây ra các vấn đề về răng miệng.
Bảo vệ nướu: Lông bàn chải mới sẽ nhẹ nhàng với nướu hơn, giúp ngăn ngừa tổn thương.
Nguyên nhân là bởi vì các nghiên cứu cho thấy sau khoảng thời gian này, bàn chải đã giảm đáng kể hiệu quả làm sạch răng miệng so với bàn chải mới, độ xơ mòn và vi khuẩn từ bàn chải có nguy cơ gây hại cho răng nướu cũng như sức khỏe.
Trong số các vi sinh vật gây bệnh thường có thể được tìm thấy trong bàn chải đánh răng, nổi bật nhất là staphylococci, streptococci, Escherichia coli (E. coli), và các virus chịu trách nhiệm Cúm, các COVID-19 hoặc vết loét lạnh. Những loại vi khuẩn nguy hiểm này không hoạt động trong bàn chải cho đến khi chúng tiếp xúc trở lại với vật chủ để nhân lên.
Dấu hiệu cảnh báo phải thay bàn chải đánh răng ngay
Nếu bạn không nhớ thời gian bắt đầu sử dụng bàn chải hiện tại thì hãy quan sát hiện trạng, để nhận ra dấu hiệu cảnh báo phải thay bàn chải đánh răng ngay.
Lông bàn chải bị mòn: Theo Hiệp hội về sức khỏe răng miệng ở Pháp, tốt hơn hết là chúng ta hãy thay bàn chải đánh răng trước khi long hải bị sờn hay loe ra 2 bên, mòn, thưa và khô cứng.
Xuất hiện mảng bám trên mặt bàn chải: Khi bạn nhìn thấy các mảng bám trắng đục hoặc ố vàng trên mặt bàn chải, dưới các chân lông. Thì đây là một dấu hiệu nguy hiểm, bạn cần phải thay bàn chải ngay.
Cán bàn chải bị mốc, chuyển đen hoặc đổi màu: Những vết đen này chính là nơi vi khuẩn đang tích tụ và hoạt động. Do đó, khi thấy cán bàn chải xuất hiện các dấu hiệu này bạn cần thay đổi bàn chải ngay lập tức.
Khi bạn làm rơi bàn chải: Khi vô tình làm rơi bàn chải xuống sàn nhà vệ sinh hay bồn tắm thì bạn không nên sử dụng tiếp. Dù có vệ sinh sạch dưới vòi nước thì vi khuẩn ít nhiều vẫn còn tồn đọng trên bàn chải.Khi người khác sử dụng bàn chải của bạn: Ngay khi người khác sử dụng bàn chải của bạn hoặc đầu lông bàn chải của bạn tiếp xúc trực tiếp với bàn chải của ai đó thì hãy đổi chiếc bàn chải mới. Bởi hàng tá vi khuẩn đã trao đổi qua lại với nhau dù chỉ chạm trong tích tắc.
Lỡ bảo quản ở nơi quá kín: Trong môi trường kín, ẩm ướt sẽ càng là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi. Quá kín cũng không phải là điều kiện lý tưởng cho chiếc bàn chải đánh răng của bạn.
Sau khi ốm, bệnh: Bàn chải đánh răng nên được thay mới khi bạn vừa mới bị ốm và sau khi đã khỏi ốm. Bởi lúc ốm cơ thể sẽ sản sinh ra khá nhiều vi khuẩn bám dính khá lâu trên bề mặt lông bàn chải.
Bị chảy máu chân răng khi đánh răng: Nếu bạn bị chảy máu chân răng mỗi lần đánh răng thì hãy thay một chiếc bàn chải mềm mại, vừa vặn.
Khi thay bàn chải đánh răng mới, hãy chọn loại phù hợp với tình trạng răng miệng của mình:
Chọn bàn chải có đầu lông mềm, mượt, lông bàn chải đầu tròn với độ đàn hồi tốt giúp việc làm sạch mảng bám, vụn thức ăn đảm bảo hiệu quả, tránh các tổn thương không đáng có cho răng nướu.
Bàn chải có đầu dạng thon tròn, không có góc cạnh nhọn với kích cỡ phù hợp có thể dễ dàng di chuyển ở mọi ngóc ngách trong khoang miệng mà không gây tổn thương và giúp việc làm sạch răng được hiệu quả hơn.
Chọn bàn chải phù hợp với tình trạng răng miệng:
Đối với những người niềng răng nên ưu tiên dùng các bàn chải chuyên dụng có phần đầu lông ở giữa ngắn hơn so với đầu lông ở 2 bên mép.
Người khó di chuyển, khó vận động tay linh hoạt,…. nên chọn bàn chải điện thuận tiện.
Người răng ê buốt, thường bị chảy máu lợi khi đánh răng nên chọn loại chuyên dụng cho răng nhạy cảm hoặc loại đầu chải nhỏ, lông tơ siêu mềm mảnh.
Chọn mua bàn chải đánh răng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để tránh sản phẩm kém chất lượng.
Cách bảo quản bàn chải đánh răng như thế nào là đúng?
Kể cả khi bạn tuân thủ tốt thời gian khuyến cáo thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng 1 lần thì cách bảo quản bàn chải đánh răng đúng cũng vô cùng quan trọng. Nếu bảo quản bàn chải đánh răng không đúng cách có thể khiến bàn chải đánh răng phát triển thành một ổ chứa đầy vi khuẩn mà bạn không thể nhìn thấy.
Hãy đảm bảo:
Không dùng chung bàn chải đánh răng với bất kỳ ai khác.
Sau khi sử dụng xong, cần rửa bàn chải thật sạch, vẩy cho khô nước, để bàn chải ở nơi khô ráo với góc nghiêng 45 độ để nước thoát ra ngoài.
Không để bàn chải còn ướt trong hộp kín, tốt nhất là không bảo quản bàn chải ở gần bệ toilet.
Tránh để bàn chải ở những nơi ẩm ướt.
Tránh để đầu các bàn chải tiếp xúc với nhau.
Rửa sạch bàn chải đánh răng vài giây trước khi sử dụng.
Lời kết
Cuối cùng, dù bàn chải đánh răng bao lâu thay 1 lần thì bạn cũng cần thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên:
Chải răng mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ hoặc sau các bữa ăn.
Chải răng nhẹ nhàng theo chuyển động tròn hoặc dọc thân răng.
Sử dụng kèm chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa.
Khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.
Để biết thêm thông tin chi tiết, cũng như để được tư vấn thăm hãy liên hệ ngay Nha khoa Đà Nẵng Implant theo địa chỉ dưới đây:
Địa chỉ:
CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng