Cắt lợi là gì? Cắt lợi có mọc lại không? Có nên cắt lợi thẩm mỹ?
Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 03/11/2023
5/5 - (40 bình chọn)
Cắt lợi là một thủ thuật nha khoa an toàn và cải thiện tích cực diện mạo, mang đến nụ cười rạng rỡ không bị hở lợi. Cụ thể ưu điểm cắt lợi là gì?
1. Cắt lợi là gì?
Cắt lợi là một thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ đi một phần mô lợi hay mô nướu đang bám trên thân răng. Đây là một trong những phương pháp chữa cười hở lợi và một số bệnh lý răng miệng khác. Khi tiến hành cắt lợi, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên khoa bóc tách phần lợi bị thừa nhằm điều chỉnh cho thân răng lộ ra nhiều hơn.
Cắt lợi là một thủ thuật giúp phần thân răng lộ ra nhiều hơn
Ưu điểm của thủ thuật cắt lợi là gì?
Không cần khâu sau phẫu thuật: Cắt lợi là phương pháp không xâm lấn mô mềm nhiều, ít gây tổn thương, đặc biệt là không cần phải khâu sau khi phẫu thuật.
Có tính thẩm mỹ cao: Chỉ với 1 lần phẫu thuật đã mang đến kết quả thẩm mỹ được duy trì lâu dài, giúp bạn sở hữu nụ cười tươi tắn không bị hở lợi về sau.
Không mất nhiều thời gian: Cắt lợi được xem là thủ thuật nha khoa đơn giản, thực hiện nhanh chóng chỉ khoảng 30 phút/lần.
2. Tại sao phải cắt lợi?
Cắt lợi thường được áp dụng để loại bỏ phần lợi viêm nhiễm hoặc tình trạng cười hở lợi. Cụ thể như:
Cắt lợi bị viêm: Khi phần nướu bị viêm quá nặng hoặc chuyển sang giai đoạn mãn tính mà không thể chữa được bằng thuốc nữa thì cần phải cải lợi.
Cắt lợi do khối u phù đại: Trường hợp vi khuẩn tấn công vào mô nướu gây kích ứng tạo nên một khối u phì đại và có nguy cơ lây lan nhanh. Lúc này, bệnh nhân cần điều trị dứt điểm tránh gây biến chứng về sau.
Cắt lợi do thừa, lợi trùm răng: Tình trạng nướu trùm lên thân răng làm ảnh hưởng đến ăn nhai và sinh hoạt thường ngày. Thậm chí có thể khiến răng không thể phát triển bình thường, đồng thời dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu.
Cắt lợi chữa cười hở lợi: Đây là biện pháp phổ biến để cải thiện khuyết điểm cười hở lợi, giúp nụ cười trở nên đẹp và duyên dáng hơn. Khi cắt nướu, bác sĩ sẽ bóc tách phần nướu lên cao hơn để chân răng lộ ra dài hơn. Răng và nướu đảm bảo theo tỉ lệ lý tưởng. Tuy nhiên, không phải tình trạng hở lợi nào cũng có thể cắt lợi. Cụ thể những trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định như:
Thân ngắn quá ngắn hoặc bị lợi che phủ.
Cười hở lợi vì lý do nắn chỉnh răng không đúng kỹ thuật.
Răng cửa hàm trên lún xuống dẫn đến cười hở lợi nhiều.
Xương hàm trên phát triển quá mức.
Môi trên di động quá mức khi cười dẫn đến hở lợi.
Cắt lợi thường được áp dụng để loại bỏ phần lợi viêm nhiễm hoặc tình trạng cười hở lợi.
3. Cắt lợi có mọc lại không?
Cắt lợi có thể mọc lại nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc nếu cơ thể có cơ địa mọc lợi nhanh. Tuy nhiên, phần lợi mọc lại thường sẽ nhỏ hơn và không đều đặn như phần lợi ban đầu.
Cắt lợi có thể mọc lại nếu thực hiện không đúng kỹ thuật
Một số trường hợp sau khi cắt lợi, khách hàng cảm thấy lợi gần với chân răng giống như đang mọc lại. Tuy nhiên, bạn cần chờ trong 1 – 2 tuần cho đến khi lợi lành hẳn và tái khám.
Để giảm nguy cơ lợi mọc lại, việc cắt lợi cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm. Bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật phù hợp với từng trường hợp cụ thể và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc để giúp vết thương nhanh lành và không bị nhiễm trùng.
Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ lợi mọc lại:
Mức độ cắt lợi: Lợi mọc lại nhiều hơn khi cắt lợi nhiều.
Kỹ thuật cắt lợi: Lợi mọc lại nhiều hơn khi cắt lợi không đúng kỹ thuật.
Cơ địa: Những người có cơ địa mọc lợi nhanh thường có nguy cơ lợi mọc lại cao hơn.
Nếu bạn đang lo lắng về nguy cơ lợi mọc lại sau khi cắt lợi, bạn nên thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn cụ thể.
Hình ảnh trước và sau khi cắt lợi tại Nha khoa Đà Nẵng Implant
4. Cắt lợi có đau không?
Cắt lợi chỉ là tiểu phẫu nha khoa bình thường và không xâm lấn vào cấu trúc răng. Bên cạnh đó, bác dĩ sẽ gây tê khi thực hiện tiểu phẫu nên bạn sẽ không cảm thấy đau. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi ê nhức, đau nhói ở vùng lợi vừa được cắt.
Bệnh nhân có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý chăm sóc vết thương đúng cách để giúp vết thương nhanh lành và không bị nhiễm trùng.
Dưới đây là một số lưu ý giúp giảm đau sau khi cắt lợi:
Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày.
Ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt.
Tránh hút thuốc lá và uống rượu bia.
Cắt lợi không đau, không lo mọc lại tại Nha khoa Đà Nẵng Implant
5. Cắt lợi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Cắt lợi sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe nếu được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có chuyên môn và kinh nghiệm. Tuy nhiên, cũng có một số rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cắt lợi, bao gồm:
Chảy máu: Chảy máu là hiện tượng thường gặp sau khi cắt lợi. Chảy máu có thể được kiểm soát bằng cách chườm đá hoặc sử dụng thuốc cầm máu.
Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra sau khi cắt lợi. Nhiễm trùng có thể dẫn đến đau, sưng, đỏ và sốt. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào sau khi cắt lợi, hãy liên hệ với bác sĩ nha khoa ngay lập tức.
Sẹo: Sẹo là một biến chứng có thể xảy ra sau khi cắt lợi. Tuy nhiên, sẹo thường sẽ nhỏ và không đáng kể.
Ngoài ra, trong 1 tuần đầu sau khi cắt lợi, việc ăn nhai sẽ gặp chút trở ngại. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn thức ăn mềm trong thời gian đầu nhằm tránh làm tổn thương đến vị trí phần lợi mới cắt.
6. Các phương pháp cắt lợi phổ biến hiện nay là gì?
6.1 Cắt lợi thủ công
Đây là phương pháp truyền thống bằng dao mổ nha khoa. Hiện nay, vì cách cắt lợi này mang đến nhiều nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu, lâu lành thương,… nên không được ưu tiên áp dụng.
6.2 Cắt lợi bằng tia lửa điện
Phương pháp này sử dụng sóng điện từ để tiến hành bóc tách nướu. Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng dòng tia lửa điện ở tần số cao để loại bỏ phần lợi cần cắt. Tuy nhiên, khi sử dụng tia lửa điện cần tuyệt đối tránh vị trí có máu và xương hàm.
6.3 Cắt lợi bằng Laser
Cắt nướu chữa hở lợi bằng Laser là phương pháp hiện đại, tối ưu và được sử dụng phổ biến nhất ngày nay. Đây là cách cắt lợi mang đến kết quả tối ưu nhất, ít gây đau đớn, hạn chế tối đa tình trạng sưng tấy và đẩy nhanh quá trình lành thương.
Hình ảnh cắt lợi bằng Laser
Áp dụng phương pháp cắt lợi bằng Laser, bác sĩ chuyên nghiệp sẽ sử dụng chùm tia sáng khuếch đại tỏa ra bức xạ đốt chết các tế bào mô nướu nhiễm khuẩn và định hình lại viền răng theo tỷ lệ đã đặt ra.
Như vậy, tùy thuộc theo tình trạng răng lợi mà bác sĩ nha khoa sẽ đánh giá và chỉ định phương pháp cắt lợi phù hợp nhất.
7. Chi phí cắt lợi bao nhiêu tiền?
Chi phí cắt lợi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Mức độ hở lợi: Lợi hở nhiều thì chi phí thực hiện sẽ cao hơn.
Kỹ thuật cắt lợi: Cắt lợi bằng laser thường có chi phí cao hơn cắt lợi bằng dao.
Cơ sở nha khoa: Chi phí cắt lợi tại các cơ sở nha khoa uy tín thường cao hơn các cơ sở nha khoa thông thường.
Mời bạn tham khảo bảng giá cắt lợi tại Nha khoa Đà Nẵng Implant như sau:
Loại
Giá
Chữa cười hở lợi
Cắt nướu làm dài thân răng
1.000.000
Cắt nướu, chỉnh xương ổ (≥ 8 răng)
700.000
Thăm khám tại Nha khoa Đà Nẵng Implant – địa chỉ nha khoa uy tín, chuyên nghiệp
8. Những câu hỏi thường gặp
8.1 Cắt lợi bao lâu thì lành, ăn uống bình thường trở lại?
Tiểu phẫu cắt nướu không xâm lấn vào mô mềm nhiều, nên thông thường sau 7 – 10 ngày, vết thương lành lại và có thể ăn uống như bình thường, sau 3 – 6 tháng tình trạng răng lợi sẽ ổn định, hoàn toàn bình phục.
Thời gian cắt lợi bao lâu thì lành phụ thuộc chủ yếu vào cơ địa, cách chăm sóc và tình trạng nướu của từng ca bệnh. Có những ca điều trị cười hở lợi mất khoảng 1 tuần để hồi phục, trong khi đó nếu có bệnh răng miệng phải can thiệp vào ổ xương sẽ mất khoảng 10 – 14 ngày để vết thương hết sưng và khôi phục ăn nhai.
8.2 Sau khi cắt lợi nên ăn gì và kiêng gì?
Mặc dù cắt lợi chỉ là một ca tiểu phẫu không nguy hiểm, nhưng vẫn có vết thương. Vì vậy sau khi cắt lợi cắt nướu bạn cũng cần đặc biệt quan tâm cách vệ sinh răng miệng cũng như biết được sau khi cắt lợi nên ăn gì và kiêng gì.
Các loại thực phẩm nên ăn
Ưu tiên các món dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp, ngũ cốc, sữa chua…
Bổ sung thêm trái cây, rau xanh cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy vết thương nhanh lành.
Bạn cận kiêng những loại thực phẩm sau khi cắt lợi:
Kiêng thịt bò, rau muống, hải sản, trứng,... để tránh hình thành sẹo.
Không ăn đồ cứng, đồ dai hay sắc nhọn, quá nóng, quá lạnh.
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột, cafein, nước uống có cồn, có gas, nước ép, cà chua, trái cây có mùi, đồ dễ dính vào răng lợi như bỏng ngô, socola,...
Hạn chế các dạng thức ăn dễ vỡ vụn vì sẽ đâm vào vết thương.
Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê.
8.3 Sau khi cắt lợi nên chăm sóc răng miệng như thế nào?
Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ dành cho bệnh nhân mới thực hiện cắt lợi điều trị cười hở lợi:
Dùng gạc y tế vệ sinh nhẹ nhàng ở vùng phẫu thuật hằng ngày.
Không dùng bàn chải cứng để chải răng ở vị trí phẫu thuật để tránh gây tổn thương nướu và tác động đến vết chỉ khâu.
Từ ngày thứ 2 sau khi phẫu thuật - khi máu đã ngừng chảy hẳn bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối pha loãng.
Uống thuốc kháng sinh chống viêm, chống phù nề từ 5 – 7 ngày theo chỉ định có bác sĩ.
Tái khám theo lịch hẹn của Bác sĩ để theo dõi vết thương.
Trên đây là những thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề cắt lợi. Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng lợi, liên hệ ngay hotline 0899 412 412 để đặt lịch thăm khám nhanh chóng!
Địa chỉ:
CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng