Đặt lịch hẹn

Răng sứ bị mẻ có trám được không?

Tác giả: Tú Nguyễn
Ngày: 06/03/2023
5/5 - (1 bình chọn)

Bọc răng sứ là phương pháp có thể giúp cải thiện chức năng ăn nhai và khắc phục được nhiều khuyết điểm của răng. Đồng thời giúp hàm răng luôn rạng rỡ, tươi sáng. Tuy nhiên, theo thời gian sử dụng thì không thể tránh khỏi tình trạng răng bị mẻ, vỡ… Vậy, nguyên nhân vì sao răng sứ mẻ? Răng sứ mẻ có trám được không ? và cách khắc phục như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Vì sao răng sứ bị mẻ (vỡ)?

Thông thường răng sứ sẽ có tuổi thọ trung bình từ 5-20 năm. Tuy nhiên, theo thời gian dài sử dụng, răng sứ sẽ dần trở nên yếu đi và rất dễ mẻ hoặc vỡ. Có nhiều nguyên nhân làm răng sứ bị mẻ như:

Chịu lực tác động mạnh

Điều này có nghĩa là khi răng sứ được bọc chưa được bao lâu, nếu bạn không cẩn thận cắn vào vật cứng hoặc bị va đập mạnh từ bên ngoài thì sẽ rất dễ gây ra tình trạng sức mẻ, thậm chí là gãy rụng.

Hậu quả của việc răng sứ sau khi va đập mạnh

Hậu quả của việc răng sứ sau khi va đập mạnh

Làm răng sứ giả, kém chất lượng

Khi bạn sử dụng răng sứ giả, kém chất lượng và không rõ nguồn gốc, điều đó có nghĩa là răng sứ sẽ không thể duy trì chắc chắn trong khoảng thời gian dài. Đặc biệt, khi tác động lực liên tục trong quá trình ăn nhai, chất lượng răng sứ giả sẽ giảm dần và nhanh gãy hơn.

Chính vì thế, khi bọc răng sứ bạn nên tìm hiểu và lựa chọn các loại răng có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng, để tránh tình trạng đáng tiếc có thể xảy ra.

Kỹ thuật bọc răng sứ không chính xác

Ngoài việc lựa chọn răng sứ chất lượng và nguồn gốc rõ ràng thì còn phải phụ thuộc vào tay nghề cũng như kinh nghiệm của bác sĩ nha khoa. Nếu trong quá trình bọc răng, bạn được bác sĩ có tay nghề yếu kém, thiếu chuyên môn kỹ thuật thực hiện, thì nguy cơ các mão răng sứ sẽ không được lắp chính xác vào khớp cắn.

Chính vì điều này, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai. Đồng thời, làm tăng khả năng răng sứ bị mẻ, vỡ. Thậm chí rơi ra ngoài trong quá trình ăn uống, sinh hoạt.

Bọc răng sứ sai khớp cắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai

Bọc răng sứ sai khớp cắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai

Chăm sóc răng sứ sai cách

Bên cạnh những điều trên, thì một yếu tố vô cùng quan trọng nữa cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của răng đó là việc chăm sóc răng miệng mỗi ngày. Sau khi bọc răng sứ xong, bạn cần phải vệ sinh răng miệng thật đúng cách để tránh mắc các bệnh lý về răng miệng.

Đồng thời, cũng phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa về chế độ ăn uống, để tránh tình trạng răng bị mẻ hoặc vỡ.

>> Xem thêm: Cách vệ sinh bàn chải đánh răng sạch khuẩn nhất

Răng sứ mẻ gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Khi răng sứ bị mẻ, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng, quá trình giao tiếp mà còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ của bạn như:

  • Dễ gây tổn thương cho lưỡi, vì phần răng còn lại sẽ trở nên sắc nhọn và lởm chởm, dễ cắn nhầm vào lưỡi hơn.
  • Răng trở nên yếu đi do các vết nứt trên răng gây ảnh hưởng đến dây thần kinh răng. Chính vì vậy răng thường nhạy cảm và yếu đi khi tiếp xúc với thực phẩm nóng hoặc lạnh.
  • Tăng nguy cơ mất răng, do chân răng bị lộ ra và không được bảo vệ tốt nên rất dễ yếu và gãy.
  • Dễ nhiễm trùng khoang miệng, do chỗ răng sứ bị mẻ, gãy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng tấn công. Nếu không được điều trị sớm, vết nhiễm trùng nặng hơn và có thể gây ra tình trạng áp xe và lây sang các răng lân cận.

Răng sứ bị mẻ có trám được không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Liệu răng sứ bị mẻ có trám được không?

Nếu răng sứ mẻ không đáng kể thì hoàn toàn có thể trám được. Dưới đây là một số biện pháp điều trị răng sứ bị hỏng:

Trám răng

Trong trường hợp răng sứ bị sứt mẻ nhẹ, bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra giải pháp điều trị đó là dùng vật liệu trám thích hợp để trám vào chổ răng bị sứt mẻ, giúp răng phục hình lại trạng thái ban đầu.

Trám răng bị mẻ giúp răng phục hình lại trạng thái ban đầu.

Thay mão răng sứ mới

Trong trường hợp răng sứ bị mẻ nặng, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định thay mão răng sứ mới. Đầu tiên bác sĩ nha khoa sẽ tháo bỏ toàn bộ mão răng sứ cũ, kiểm tra và chỉnh lại cùi răng. Sau đó chụp mão sứ mới lên. Với cách này sẽ giúp phục hồi lại hàm răng nguyên hình dạng khoẻ đẹp và chắc chắn.

Quy trình thay răng sứ sau khi bị mẻ sẽ được thực hiện như thế nào?

Dưới đây là quy trình tiêu chuẩn cơ bản nhất.

  • Bước 1: Thăm khám và lên kế hoạch điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Phân tích và đưa ra phương pháp phục hình phù hợp.
  • Bước 2: Tháo mão sứ cũ, vệ sinh điều trị các bệnh lý (nếu có) và phục hồi răng.
  • Bước 3: So sánh màu răng, lấy dấu làm răng tạm thời và mài cùi răng.
  • Bước 4: Tiến hành lấy dấu răng sứ, chuyển dữ liệu về Lab để chế tác mão răng sứ mới.
  • Bước 5: Thực hiện lắp mão răng sứ hoặc cầu răng sứ mới, đánh giá mức độ sát khít trước khi gắn cố định.
  • Bước 6: Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi đảm bảo mão răng sứ mới ổn định.

Làm thế nào để tăng tuổi thọ răng sứ?

Từ những nguyên nhân trên, bạn có thể bảo vệ tuổi thọ răng sứ bằng những cách sau:

Nên lựa chọn nha khoa uy tín

Để tránh sự sai sót trong suốt quá trình làm răng, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín và chất lượng. Đồng thời, đảm bảo nha khoa có các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để thực hiện bọc răng sứ.

Lựa chọn răng sứ chất lượng

Muốn sở hữu răng sứ đẹp, chất lượng và tuổi thọ dài thì bạn cần phải chọn vật liệu sứ chính hãng, có nguồn gốc và xuất xứ rõ rằng để đảm bảo tuổi thọ răng thật tốt.

Muốn sở hữu răng sứ đẹp, chất lượng và tuổi thọ dài thì bạn cần phải chọn vật liệu sứ chính hãng

Hiện nay Zirconia được xem là chất liệu sứ có độ cứng cao nhất. Mặc dù giá thành cao, nhưng lại bảo đảm tốt về độ bền và độ cứng.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Hạn chế các loại thực phẩm quá cứng, dẻo để tránh làm tổn thương răng sứ. Đồng thời nên có chế độ ăn uống giàu dưỡng chất, bổ sung đầy đủ cấc chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể.

>> Xem ngay: Tips giữ răng sứ trắng sáng dài lâu nên áp dụng tại nhà hằng ngày

Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm và sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thức ăn thừa còn sót lại ở kẽ răng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thăm khám răng định kỳ để bác sĩ nha khoa lấy cao răng, cũng như kiểm tra tình trạng răng để sớm điều trị.

Những trường hợp nào có thể trám răng?

Khi bạn gặp những trường hợp dưới đây, bạn có thể đến nha khoa để trám răng:

  • Răng bị sâu
  • Răng bị tổn thương nhưng chưa phạm đến tủy
  • Răng thưa, nhưng ở mức độ vừa phải, khoảng cách giữa các răng không quá lớn
  • Răng bị mòn men, đen chân răng
  • Răng bị mẻ mà không muốn mài răng bọc sứ

Sửa răng sứ bị mẻ ở đâu uy tín?

Nếu bạn đang có nhu cầu làm răng sứ hoặc muốn phục hình răng sứ bị vỡ, sứt mẻ, nứt hay thăm khám răng, điều trị răng thì hãy tìm ngay đến địa chỉ làm răng sứ uy tín tại Đà Nẵng. Nha khoa Đà Nẵng Implant, các bác sĩ có tay nghề cao cũng như nhiều năm kinh nghiệm, cùng hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ nha khoa hiện đại, phòng khám được vô trùng và được thiết kế riêng tư, rộng rãi. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra chẩn đoán chính xác cho bạn.

Liên hệ Nha khoa Đà Nẵng Implant để được tư vấn hoàn toàn miễn phí

  • Địa chỉ:
    • Cơ sở 1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
    • Cơ sở 2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Email: cskh@nhakhoaimplantdanang.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoa.implant.danang
Bài viết liên quan

Bọc răng sứ veneer có tốt không? Nên bọc răng sứ hay dán Veneer

Ngày: 21/12/2023

Bọc răng sứ veneer là phương pháp chỉnh nha mới mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho hàm răng, khắc phục được ...

Bọc răng sứ 1 chiếc được không? Bao nhiêu tiền?

Ngày: 19/02/2024

Thực tế bọc răng sứ 1 chiếc được không tùy vào trường hợp, bị sâu, sứt mẻ hay xỉn màu, hỏng tủy ...

Lắp cầu răng sứ - An toàn, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí

Ngày: 30/11/2023

Lắp cầu răng sứ là giải pháp an toàn và nhanh chóng để phục hình răng. Chi phí thực hiện phương pháp này rẻ ...

Phụ nữ đang mang thai có bọc răng sứ được không?

Ngày: 21/03/2024

Bạn cần tìm hiểu kỹ phụ nữ đang mang thai có bọc răng sứ được không, tốt nhất là được chỉ định của ...