Tiêu xương hàm là biến chứng xảy ra khi bị mất răng lâu năm. Với những trường hợp đã bị tiêu xương hàm có trồng răng sứ cố định được không?
Tiêu xương hàm là tình trạng chiều cao, mật độ thể tích xương hàm bị suy giảm. Tình trạng tiêu xương hàm là biến chứng xảy ra khi bị mất răng lâu năm không điều trị. Khi răng mất đi sẽ làm lộ khoảng trống lớn ở vị trí chân răng, lực ăn nhai tác động lên xương hàm bị mất đi. Trong khoảng 12 tháng đầu tiên sau khi mất răng, 25% xương hàm sẽ bị suy biến và sau khoảng 3 năm thì xương hàm ở vị trí răng mất có thể tiêu biến tới 60%. Ngoài ra còn một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm như sau:
Sau đây là những nguyên nhân bị tiêu xương hàm thường gặp nhất.
Mất răng là một trong những nguyên nhân bị tiêu xương hàm hàng đầu, bởi vì khi răng bị mất đi, xương hàm sẽ không còn được kích thích và sẽ dần bị tiêu biến.
Quá trình lão hóa tự nhiên cũng có thể khiến xương hàm bị tiêu biến theo thời gian.
Một số bệnh lý toàn thân như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, loãng xương,… có thể làm suy giảm chất lượng xương, khiến xương hàm dễ bị tiêu biến hơn.
Một số loại thuốc như chống động kinh, thuốc chống loãng xương,… có thể làm suy giảm chất lượng xương, cũng có thể là nguyên nhân bị tiêu xương hàm.
Biến chứng của một số thủ thuật nha khoa thường thấy như nhổ răng, cấy ghép răng,… cũng có thể gây tiêu xương hàm.
Thông thường, để xác đúng nguyên nhân bị tiêu xương hàm sẽ phải tiến hành một số thăm khám chi tiết.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tiêu xương hàm mà bạn có thể dễ dàng quan sát:
Đây là dấu hiệu nhận biết tiêu xương hàm phổ biến nhất. Khi xương hàm bị tiêu, răng không còn được nâng đỡ tốt như trước, dẫn đến tình trạng răng lung lay, xô lệch.
Khi xương hàm bị tiêu, nướu cũng sẽ bị teo theo, khiến cho răng lộ ra nhiều hơn, khiến cho hàm răng trông già nua và kém thẩm mỹ.
Tình trạng tiêu xương hàm có thể khiến khớp cắn bị lệch, ảnh hưởng đến chức năng nhai và phát âm.
Một số trường hợp tiêu xương hàm có thể gây đau nhức vùng hàm, mụn nướu chủ yếu do vi khuẩn tích tụ.
Ngoài ra, một số dấu hiệu nhận biết tiêu xương hàm khác bao gồm: mặt bị méo, gò má sụp, cằm bị lùi vào trong.
Các dạng tiêu xương hàm khi mất răng bao gồm:
Tiêu xương hàm không xảy ra ngay lập tức sau khi mất răng mà xảy ra sau khoảng thời gian dài bạn mới thấy được hậu quả tiêu xương hàm là gì. Nhiều người cho rằng biến chứng này chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khuôn mặt. Tuy nhiên, tiêu xương hàm gây ra khá nhiều hệ lụy như:
Tiêu xương hàm là tình trạng nghiêm trọng xuất phát từ các vấn đề răng miệng, khi xương hàm đã tiêu biến lại rất khó khắc phục triệt để. Chính vì vậy, bạn nên đặc biệt quan tâm đến vấn đề sức khỏe răng miệng, hạn chế mọi nguy cơ gây bệnh lý. Sau đây là một số cách phòng ngừa tiêu xương hàm mà bạn có thể thực hiện được:
Hiện nay công nghệ nha khoa rất phát triển, có khá nhiều phương pháp điều trị tiêu xương hàm. Nguyên lý chung là phục hồi lực ăn nhai tác động lên xương hàm. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định cách khắc phục tiêu xương hàm hiệu quả nhất.
Đây là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất để ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. Khi trồng răng Implant, bác sĩ sẽ cấy ghép trụ Titanium vào xương hàm rồi gắn khớp nối Abutment và thân răng sứ lên trên, từ đó phục hình một chiếc răng giả có cấu tạo tương đương răng thật.
Đây là phương pháp sử dụng xương nhân tạo hoặc xương thật để làm đầy vùng xương bị tiêu biến, củng cố độ cứng chắc, cải thiện chức năng và tính thẩm mỹ sóng hàm.
Nâng xoang là phương pháp nâng cao sàn xoang hàm nhằm tạo thêm khoảng trống để cấy ghép Implant trong trường hợp mất răng toàn hàm.
Trồng răng sứ cố định được thực hiện qua một trong hai phương pháp là cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Tuy nhiên, cầu răng sứ lại không thể ngăn chặn được biến chứng tiêu xương hàm. Và khi tình trạng tiêu xương hàm đã xảy ra thì phương pháp cầu răng sứ gần như không hiệu quả. Hiện nay, cấy ghép Implant khi bị tiêu xương hàm là phương pháp hiệu quả nhất.
Tại các phòng răng Đà Nẵng, để ngăn chặn và trồng răng sứ cố định cho người bị tiêu xương hàm, các bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám chi tiết và thường sẽ thăm khám để chỉ định cấy ghép implant khi bị tiêu xương hàm được không. Tuy nhiên, để xác định tiêu xương hàm có trồng răng sứ cố định được không, cấy ghép Implant khi bị tiêu xương hàm được không cũng không đơn giản.
Trên thực tế, nếu xương hàm bị tiêu thì trồng răng implant cũng chưa chắc là giải pháp mang lại hiệu quả, đôi khi còn có thể thất bại. Xương hàm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ và định hình các răng trên cung hàm. Khi bị mất răng thì xương hàm đã bị tiêu biến, ít nhiều gây cản trở việc trồng răng sứ cố định thẩm mỹ. Nguyên nhân là vì xương hàm không còn đủ diện tích và độ vững để chống đỡ trụ Implant, trụ sẽ rất khó để đứng vững trên cung hàm đang bị tiêu biến.
Thực tế, không phải ca tiêu xương hàm nào cũng có thể trồng răng sứ cố định được. Có nhiều trường hợp xương hàm không đảm bảo để trồng răng Implant. Để xác định tiêu xương hàm có trồng răng sứ cố định được không phải tùy vào tình trạng tiêu xương hàm là gì và sức khỏe của mỗi người phải đảm bảo tiêu chí về kích thước, độ cứng, không bị tổn thương hay viêm nhiễm nặng.
Để trồng răng Implant diễn ra thuận lợi, xương hàm cần phải đảm bảo các tiêu chí cụ thể:
Trong trường hợp muốn trồng răng sứ cố định bằng phương pháp cấy ghép Implant khi bị tiêu xương hàm thì bác sĩ nha khoa phải tiến hành ghép xương và nâng xoang trước. Bước này nhằm đảm bảo cung hàm đủ điều kiện an toàn và không gây biến chứng khi trồng răng bằng Implant. Các trường hợp ghép xương sẽ có độ phức tạp tăng dần theo mức độ tiêu xương, có thể ghép xương tự thân hoặc ghép xương nhân tạo:
Ghép xương là kỹ thuật khó trong nha khoa, nếu không được điều trị đúng thì có thể dẫn đến các biến chứng như thủng xoang, nhiễm trùng, xương bị đào thải,… ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Chính vì vậy mà việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín tại Đà Nẵng thăm khám tiêu xương hàm có trồng răng sứ cố định được không, cấy ghép Implant khi bị tiêu xương hàm được không là rất quan trọng. Không phải Bác sĩ nào cũng thực hiện được mà đòi hỏi Bác sĩ phải có chuyên môn, kinh nghiệm để điều trị.
Bên cạnh đó, để đạt tỉ lệ ghép xương thành công cao, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ nha khoa:
Trên đây chỉ là những thông tin rất cơ bản về tiêu xương hàm. Nha khoa Đà Nẵng Implant vẫn đang triển khai dịch vụ tư vấn hoàn toàn miễn phí, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau: