Hiện tượng nghiến răng khi ngủ khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Đây là thói quen xấu gây khó chịu cho người bên cạnh, thậm chí có thể để lại các biến chứng sau này. Vậy tật nghiến răng nguy hiểm như thế nào và các nguyên nhân từ đâu?
Nghiến răng (bruxism) khi ngủ là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ khiến 2 hàm răng nghiến chặt lại gây áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két. Vấn đề này không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới men răng, đau răng, hàm và mặt. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn thì sẽ gây rối loạn thái dương hàm, đau khớp hàm và cơ hàm mãn tính. Tật nghiến răng có thể xảy ra một cách vô thức khi thức hoặc nghiến răng khi đang ngủ.
Nhiều người thắc mắc nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không? Thực tế, nghiến răng khi ngủ là tình trạng rối loạn vận động cơ hàm ảnh hưởng giấc ngủ tương đương với các hoạt động khác khi ngủ như ngáy (thở to). Trong hầu hết trường hợp, chứng rối loạn vận động này có thể dẫn đến một số hệ lụy như sau:
Chứng nghiến răng khi ngủ là tình trạng rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ, tương tự như ngưng thở khi đi ngủ hoặc ngáy. Thậm chí có nhiều người còn không ý thức được việc mình đang nghiến răng trong lúc ngủ. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ nhiều yếu tố, như sau:
Sau đây là một số yếu tố tăng nguy cơ mắc chứng nghiến răng khi ngủ:
Theo nghiên cứu, khoảng 21-50% người mắc tật nghiến răng trong lúc ngủ đều có thành viên gia định mắc chứng này trước đây. Do đó, những người có thành viên trong gia đình mắc chứng nghiến răng cũng có nguy cơ bị bệnh này cao hơn.
Tình trạng nghiến răng có thể xảy ra nếu người bệnh uống các loại thuốc liên quan đến thần kinh như: Thuốc chủ vận và đối kháng dopamine, thuốc điều trị tâm thần, thuốc chống trầm cảm,… Bên cạnh đó, các chất kích thích như rượu, bia cũng làm nặng chứng bệnh này.
Hành động ngủ nghiến răng vào ban đêm có thể xảy ra nếu bạn phải chịu quá nhiều căng thẳng, lo âu trong ngày. Những căng thẳng, stress dễ kích thích dây thần kinh của não bộ, gây ra các phản ứng nghiến răng.
Chứng nghiến răng thường phổ biến hơn ở đối tượng người trẻ vì dễ kích động, chưa làm chủ được bản thân. Khi trẻ lớn lên, chứng bệnh này có thể được cải thiện.
Tật nghiến răng thường xảy ra với những người có tính cách mạnh mẽ, dễ kích động, hay cạnh tranh hơn những người có tính dễ chịu, nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, với những nghề nghiệp thường dùng răng như: nghề khuân vác cần siết chặt răng để lấy sức; nghệ sĩ dương cầm cắn chặt răng để giữ đàn khi chơi,… cũng dễ có tật xấu này.
Đối với trẻ em, khi mắc các chứng như dị ứng, rối loạn tiêu hoá, nội tiết, tiết niệu, thiếu vitamin,… sẽ dễ mắc tật nghiến răng. Các chứng bệnh thần kinh trung ương như: Bệnh down, động kinh, nhiễm khuẩn màng não, bệnh Parkinson,…cũng là nguyên nhân gây nên chứng nghiến răng.
Với những trường hợp người bệnh nghiến răng khi ngủ dài ngày, không thuyên giảm, rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, như:
Do đó, khi bạn bị phàn nàn vì nghiến răng quá nhiều khi ngủ, hoặc có hiện tượng xô lệch răng, đau mặt, hàm, tai, khó nhai và cắn, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Nếu chứng nghiến răng khi đi ngủ kéo dài, gây khó chịu và dù bạn đã thử nhiều cách chữa nghiến răng khi ngủ mà vẫn không khắc phục được thì nên đến phòng răng uy tín để xác định tại sao nghiến răng khi ngủ. Sau đây là những biểu hiện cảnh báo bạn nên có sự can thịp chẩn đoán và điều trị kịp thời:
Thực tế, nghiến răng khi ngủ có nhiều mức độ khác nhau. Để biết nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không và có cần áp dụng các phương pháp điều trị không thì phải xem nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hay không. Khi nào cần chữa chứng nghiến răng khi ngủ cũng sẽ tùy vào mức độ bệnh lý. Có thể mức độ mức độ nghiến răng như thế nào thông qua kiểm tra:
Nếu tìm trên internet bạn sẽ thấy có rất nhiều cách chữa nghiến răng khi ngủ ở người lớn và cả trẻ em, từ các cách dân gian đến lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Thế nhưng cách chữa nghiến răng khi ngủ ở người lớn nào hiệu quả?
Dưới đây là một số mẹo dân gian được cho là có thể hạn chế tật nghiến chặt răng khi đang ngủ. Vì dễ thực hiện và an toàn nên bạn cũng có thể áp dụng vào cách chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em.
Chứng nghiến răng thường xuất phát do căng thẳng, lo âu hoặc các chứng rối loạn thần kinh, vì vậy hãy áp dụng các liệu pháp tâm lý giảm stress như:
Điều trị bằng thuốc không thể dứt điểm được tật nghiến răng khi đi ngủ, mà người bệnh chỉ dùng thuốc để giảm tác hại đến răng và thần kinh. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê là:
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh thói quen và lối sống cũng có thể góp phần tích cực vào cách chữa nghiến răng khi ngủ.
Việc đi thăm khám răng là cần thiết, vì các bác sĩ sẽ có cách hạn chế tình trạng nghiến răng khi ngủ của bạn bằng cách lấy khuôn răng người bệnh, chế tạo máng chống nghiến để bạn đeo khi đi ngủ, tránh làm răng bị mài mòn. Trong trường hợp khớp cắn bị lệch, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều chỉnh khớp cắn trở về đúng vị trí.
Vậy nên khám răng ở đâu uy tín? Nha khoa Đà Nẵng Implant là địa chỉ chăm sóc và điều trị các bệnh lý liên quan đến răng – hàm – mặt – được nhiều khách hàng tin chọn:
Phụ huynh nên có biện pháp thăm khám để xác định trẻ em nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không. Nếu là biểu hiện của bệnh lý hoặc thiếu chất thì nên can thiệp kịp thời bằng cách chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em phù hợp.
Tương tự như người lớn, chứng nghiến răng khi ngủ ở trẻ em có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Có thể do ban ngày trẻ vận động quá nhiều, hoặc cũng có thể là một biểu hiện của tình trạng thiếu canxi.
Để giúp trẻ tránh được những vấn đề không mong muốn khi liên tục nghiến răng trong lúc ngủ, phụ huynh có thể làm giảm tật nghiến răng khi ngủ ở trẻ bằng một vài phương pháp sau:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có được cho bản thân giải pháp khi gặp tình trạng nghiến răng khi ngủ. Trường hợp bạn cần kiểm tra tình trạng răng miệng, vui lòng liên hệ ngay hotline 0899 412 412 để đặt lịch sớm nhất tại Nha khoa Đà Nẵng Implant.