Đặt lịch hẹn

Nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không? Cách điều trị dứt điểm

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 15/08/2023
5/5 - (13 bình chọn)

Hiện tượng nghiến răng khi ngủ khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Đây là thói quen xấu gây khó chịu cho người bên cạnh, thậm chí có thể để lại các biến chứng sau này. Vậy tật nghiến răng nguy hiểm như thế nào và các nguyên nhân từ đâu?

1. Nghiến răng khi ngủ là gì?

Nghiến răng (bruxism) khi ngủ là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ khiến 2 hàm răng nghiến chặt lại gây áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két. Vấn đề này không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới men răng, đau răng, hàm và mặt. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn thì sẽ gây rối loạn thái dương hàm, đau khớp hàm và cơ hàm mãn tính. Tật nghiến răng có thể xảy ra một cách vô thức khi thức hoặc nghiến răng khi đang ngủ.  

Nghiến răng khi ngủ khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn

Nghiến răng khi ngủ khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn

2. Nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không?

Nhiều người thắc mắc nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không? Thực tế, nghiến răng khi ngủ là tình trạng rối loạn vận động cơ hàm ảnh hưởng giấc ngủ tương đương với các hoạt động khác khi ngủ như ngáy (thở to). Trong hầu hết trường hợp, chứng rối loạn vận động này có thể dẫn đến một số hệ lụy như sau:

  • Tổn thương răng hoặc hàm
  • Căng đầu, đau nhức đầu
  • Đau mặt hoặc hàm nặng
  • Biến dạng khuôn mặt
  • Gãy răng, mòn răng, rụng răng
  • Hội chứng rối loạn khớp thái dương-hàm (TMJ).

Nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không? Có trị được không?

3. Các nguyên nhân của bệnh nghiến răng khi ngủ

Chứng nghiến răng khi ngủ là tình trạng rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ, tương tự như ngưng thở khi đi ngủ hoặc ngáy. Thậm chí có nhiều người còn không ý thức được việc mình đang nghiến răng trong lúc ngủ. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ nhiều yếu tố, như sau:

Sau đây là một số yếu tố tăng nguy cơ mắc chứng nghiến răng khi ngủ:

3.1 Do di truyền

Theo nghiên cứu, khoảng 21-50% người mắc tật nghiến răng trong lúc ngủ đều có thành viên gia định mắc chứng này trước đây. Do đó, những người có thành viên trong gia đình mắc chứng nghiến răng cũng có nguy cơ bị bệnh này cao hơn.

3.2 Do các loại thuốc và chất kích thích

Tình trạng nghiến răng có thể xảy ra nếu người bệnh uống các loại thuốc liên quan đến thần kinh như: Thuốc chủ vận và đối kháng dopamine, thuốc điều trị tâm thần, thuốc chống trầm cảm,… Bên cạnh đó, các chất kích thích như rượu, bia cũng làm nặng chứng bệnh này.

3.3 Stress

Hành động ngủ nghiến răng vào ban đêm có thể xảy ra nếu bạn phải chịu quá nhiều căng thẳng, lo âu trong ngày. Những căng thẳng, stress dễ kích thích dây thần kinh của não bộ, gây ra các phản ứng nghiến răng.

3.4 Tuổi tác

Chứng nghiến răng thường phổ biến hơn ở đối tượng người trẻ vì dễ kích động, chưa làm chủ được bản thân. Khi trẻ lớn lên, chứng bệnh này có thể được cải thiện.

Người trẻ có nhiều nguy cơ nghiến răng vào ban đêm

Người trẻ có nhiều nguy cơ nghiến răng vào ban đêm

3.5 Tính cách và nghề nghiệp

Tật nghiến răng thường xảy ra với những người có tính cách mạnh mẽ, dễ kích động, hay cạnh tranh hơn những người có tính dễ chịu, nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, với những nghề nghiệp thường dùng răng như: nghề khuân vác cần siết chặt răng để lấy sức; nghệ sĩ dương cầm cắn chặt răng để giữ đàn khi chơi,… cũng dễ có tật xấu này.

3.6 Các hội chứng rối loạn khác

Đối với trẻ em, khi mắc các chứng như dị ứng, rối loạn tiêu hoá, nội tiết, tiết niệu, thiếu vitamin,… sẽ dễ mắc tật nghiến răng. Các chứng bệnh thần kinh trung ương như: Bệnh down, động kinh, nhiễm khuẩn màng não, bệnh Parkinson,…cũng là nguyên nhân gây nên chứng nghiến răng.

4. Biến chứng nguy hiểm do nghiến răng khi ngủ

Với những trường hợp người bệnh nghiến răng khi ngủ dài ngày, không thuyên giảm, rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, như:

  • Chất lượng răng giảm dần: Khi răng siết chặt, lớp men răng sẽ dễ bị mài mòn, khiến răng không được bảo vệ. Thậm chí nếu nghiến răng quá nhiều, người bệnh còn có thể sứt, gãy răng.
  • Răng bị sâu: Tình trạng nghiến răng khi ngủ gây ra mài mòn lớp men răng, khiến vi khuẩn xâm nhập vào men răng và tăng tình trạng bị sâu răng cao.
  • Có thể khiến mặt bị biến dạng: Khi bạn nghiến răng liên tục, xương hàm phải hoạt động nhiều dẫn đến các cơ mặt cũng hoạt động theo và gây nên tình trạng sưng mặt, chảy sệ.
  • Ảnh hưởng đến việc ăn uống: Một biến chứng của tật nghiến răng là khiến cơ hàm người bệnh bị mỏi, đau nhức, sưng tấy, nên nhai thức ăn cũng sẽ khó khăn và bị ảnh hưởng.

Do đó, khi bạn bị phàn nàn vì nghiến răng quá nhiều khi ngủ, hoặc có hiện tượng xô lệch răng, đau mặt, hàm, tai, khó nhai và cắn, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa.

5. Khi nào cần chữa chứng nghiến răng khi ngủ?

Nếu chứng nghiến răng khi đi ngủ kéo dài, gây khó chịu và dù bạn đã thử nhiều cách chữa nghiến răng khi ngủ mà vẫn không khắc phục được thì nên đến phòng răng uy tín để xác định tại sao nghiến răng khi ngủ. Sau đây là những biểu hiện cảnh báo bạn nên có sự can thịp chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Mòn men răng, hỏng hoặc nhạy cảm.
  • Xương hàm, mặt hoặc tai bị đau.
  • Nghiến răng tạo ra tiếng ồn quá lớn.
  • Khó cử động mở – đóng hàm.

Nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không? Có trị được không?

Thực tế, nghiến răng khi ngủ có nhiều mức độ khác nhau. Để biết nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không và có cần áp dụng các phương pháp điều trị không thì phải xem nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hay không. Khi nào cần chữa chứng nghiến răng khi ngủ cũng sẽ tùy vào mức độ bệnh lý. Có thể mức độ mức độ nghiến răng như thế nào thông qua kiểm tra:

  • Mức đau nhức cơ hàm.
  • Những bất thường về răng miệng như mẻ, vỡ hay gãy răng.
  • Các tổn thương răng miệng, xương bên dưới và bên trong má thông qua chụp X-quang.

6. Cách chữa nghiến răng khi ngủ ở người lớn ra sao?

Nếu tìm trên internet bạn sẽ thấy có rất nhiều cách chữa nghiến răng khi ngủ ở người lớn và cả trẻ em, từ các cách dân gian đến lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Thế nhưng cách chữa nghiến răng khi ngủ ở người lớn nào hiệu quả?

6.1 Mẹo chữa nghiến răng khi ngủ theo dân gian

Dưới đây là một số mẹo dân gian được cho là có thể hạn chế tật nghiến chặt răng khi đang ngủ. Vì dễ thực hiện và an toàn nên bạn cũng có thể áp dụng vào cách chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em.

  • Uống sữa ấm: Sữa ấm và bột nghệ pha chung có tác dụng giúp khắc phục vấn đề liên quan đến chứng nghiến răng khi ngủ. Nhờ axit amin trong sữa tên Tryptophan giúp các dây thần kinh được thư giãn, kết hợp cùng với Curcumin trong nghệ có công dụng giảm các triệu chứng bệnh trầm cảm.
  • Bài tập thư giãn: Thực hiện các kỹ thuật giảm căng thẳng như tập yoga, hít thở, mát-xa cơ thể, vận động nhẹ nhàng, ngâm mình trong bồn tắm… góp phần giúp giấc ngủ ngon và chất lượng hơ, từ đó giúp bạn giảm chứng nghiến răng khi ngủ.
  • Đeo máng chống nghiến răng vào ban đêm (sau khi vệ sinh răng miệng) để hạn chế chứng nghiến răng.

Nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không? Có trị được không?

6.2 Chữa nghiến răng khi ngủ bằng liệu pháp tâm lý

Chứng nghiến răng thường xuất phát do căng thẳng, lo âu hoặc các chứng rối loạn thần kinh, vì vậy hãy áp dụng các liệu pháp tâm lý giảm stress như:

  • Kiểm soát stress bằng cách học các cách giúp thư giãn như thiền.
  • Thay đổi hành vi bằng cách thực hành tư thế miệng và hàm phù hợp.
  • Phản hồi sinh học (biofeedback) sử dụng những quy trình giám sát và các thiết bị để kiểm soát hoạt động của cơ hàm.

6.3 Điều trị chứng ngủ nghiến răng bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc không thể dứt điểm được tật nghiến răng khi đi ngủ, mà người bệnh chỉ dùng thuốc để giảm tác hại đến răng và thần kinh. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê là:

  • Thuốc giãn cơ, giảm đau.
  • Thuốc chống trầm cảm, giảm tình trạng lo lắng.
  • Tiêm botox trong trường hợp người bệnh nghiến răng nặng, không có phương pháp điều trị hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh thói quen và lối sống cũng có thể góp phần tích cực vào cách chữa nghiến răng khi ngủ.

  • Thư giãn bản thân: Bằng cách tắm nước ấm, nghe nhạc, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm tình trạng này.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Khi bạn tránh dùng cafe, trà, rượu, bia,… chứng nghiến răng sẽ mau chóng thuyên giảm.
  • Khám răng định kỳ: Bạn nên khám răng định kỳ tối thiểu 3 – 6 tháng/lần để các bác sĩ kiểm tra và phát hiện sớm những vấn đề của răng hàm. Nhờ đó, chúng ta có thể điều trị khỏi các vấn đề khó chịu một cách dứt điểm và nhanh chóng.

Nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không? Có trị được không?

6.4 Thăm khám tại phòng nha khoa uy tín

Việc đi thăm khám răng là cần thiết, vì các bác sĩ sẽ có cách hạn chế tình trạng nghiến răng khi ngủ của bạn bằng cách lấy khuôn răng người bệnh, chế tạo máng chống nghiến để bạn đeo khi đi ngủ, tránh làm răng bị mài mòn. Trong trường hợp khớp cắn bị lệch, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều chỉnh khớp cắn trở về đúng vị trí.

Vậy nên khám răng ở đâu uy tín? Nha khoa Đà Nẵng Implant là địa chỉ chăm sóc và điều trị các bệnh lý liên quan đến răng – hàm – mặt – được nhiều khách hàng tin chọn:

  • Đội ngũ bác sĩ với hơn 10 năm kinh nghiệm, tốt nghiệp từ những trường Đại học Y danh tiếng.
  • Tiên phong trong việc ứng dụng máy móc công nghệ hiện đại để vào quá trình thăm khám nha: hệ thống chụp X-quang CT Conebeam, công nghệ thiết kế nụ cười 3D, máy siêu âm Piezotome…
  • Cơ sở trang thiết bị hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn ý tế. Phòng khám vô trùng.
  • Không gian Nha khoa Đà Nẵng Implant hiện đại, sạch sẽ, thoáng đãng và riêng tư. Từ đó tạo cảm giác thoải mái khi khách hàng sử dụng dịch vụ.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, tư vấn miễn phí và chính sách bảo hành uy tín.
Nha Khoa Đà Nẵng Implant là địa chỉ chăm sóc răng miệng uy tín

Nha Khoa Đà Nẵng Implant là địa chỉ chăm sóc răng miệng uy tín

7. Trẻ nghiến răng khi ngủ có sao không?

Phụ huynh nên có biện pháp thăm khám để xác định trẻ em nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không. Nếu là biểu hiện của bệnh lý hoặc thiếu chất thì nên can thiệp kịp thời bằng cách chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em phù hợp.

7.1 Nguyên nhân trẻ nghiến răng khi ngủ

Tương tự như người lớn, chứng nghiến răng khi ngủ ở trẻ em có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Có thể do ban ngày trẻ vận động quá nhiều, hoặc cũng có thể là một biểu hiện của tình trạng thiếu canxi.

  • Trẻ đang mọc răng: Việc mọc răng gây khó chịu cho trẻ nên đôi khi xuất hiện phản xạ cọ xát hai hàm răng vào nhau được cho là giúp trẻ giảm cảm giác đau.
  • Thiếu hụt Calci: Khi thiếu canxi thì các hoạt động của bộ máy thần kinh sẽ không ổn định, từ đó gây ra một số hiện tượng như rối loạn thần kinh, nghiến răng, co giật.
  • Sai lệch khớp cắn: Khi lệch khớp cắn 2 hàm răng sẽ không ăn khớp với nhau. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau làm trẻ nghiến răng khi ngủ.

7.2 Cách chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em

Để giúp trẻ tránh được những vấn đề không mong muốn khi liên tục nghiến răng trong lúc ngủ, phụ huynh có thể làm giảm tật nghiến răng khi ngủ ở trẻ bằng một vài phương pháp sau:

  • Tạo cảm giác thư giãn cho trẻ trước khi đi ngủ bằng cách trò chuyện thân mật, cùng chơi một vài trò chơi nhỏ hay đọc truyện cho con.
  • Núm vú giả có thể giúp giảm cảm giác khó chịu trong thời gian chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em.
  • Đeo khay/máng chống nghiến răng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là calci và magie thông qua sữa, rau chân vịt và các loại rau có màu xanh đậm.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có được cho bản thân giải pháp khi gặp tình trạng nghiến răng khi ngủ. Trường hợp bạn cần kiểm tra tình trạng răng miệng, vui lòng liên hệ ngay hotline 0899 412 412 để đặt lịch sớm nhất tại Nha khoa Đà Nẵng Implant.

  • Địa chỉ:
    • CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
    • CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Email: cskh@nhakhoaimplantdanang.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoa.implant.danang
Bài viết liên quan

Niềng răng là gì? Những điều cần biết trước khi niềng răng

Ngày: 08/04/2023

Niềng răng là gì và có lợi ích như thế nào? Đó là câu hỏi thường gặp ở những người mới bắt đầu tìm ...

Trồng răng sứ trả góp tiết kiệm - an toàn - tiện lợi tại Đà Nẵng

Ngày: 29/05/2022

Trồng răng sứ trả góp có nên không? ai có thể thực hiện và chi phí được tính như thế nào luôn là mối quan ...

Nguyên nhân viêm tủy răng, triệu chứng và cách điều trị

Ngày: 29/09/2023

Viêm tuỷ răng là bệnh lý nghiêm trọng gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị ...

Ngày: 15/08/2023