Biết và tuân thủ lời khuyên niềng răng kiêng ăn gì sẽ giúp bạn hạn chế đau nhức hay bung tuột mắc cài. Sau đây là hướng dẫn niềng răng nên ăn gì và kiêng gì.
Bởi vì khí cụ được gắn trực tiếp trên thân răng, răng và hàm của bạn gần như liên tục chịu áp lực nên việc ăn uống và vệ sinh răng miệng trong quá trình chỉnh nha cần được lưu ý. Đặc biệt vào những thời gian bạn mới gắn mắc cài hay mới siết răng. Thao tác ăn nhai và chải răng không đúng cách, quá mạnh là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bung tuột mắc cài và đau nhức răng.
Trong đó, việc lựa chọn thực phẩm sao cho vừa thuận tiện ăn nhai vừa đủ dinh dưỡng là rất quan trọng. Lựa chọn đúng niềng răng nên ăn gì sẽ giúp bạn ăn uống thoải mái dễ chịu hơn, tăng cường dinh dưỡng và sức khỏe cho cơ thể trong thời gian chỉnh nha. Biết được niềng răng kiêng ăn gì sẽ giúp bạn hạn chế được vấn đề bung tuột mắc cài hay đau nhức răng.
Vậy thì niềng răng nên ăn gì? Sau đây là những hướng dẫn chi tiết.
Đây là nhóm thực phẩm được khuyến khích cho người mới niềng răng. Các loại thực phẩm dễ nhai như cháo, súp, bún, phở, cơm mềm, ngũ cốc, rau củ quả mềm, trái cây mềm,… không gây đau nhức cho răng và hàm. Một số ví dụ
Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,.. là nguồn cung cấp canxi dồi dào, giúp xương răng chắc khỏe.
Trứng cũng là một nguồn cung cấp canxi tốt, có thể chế biến thành nhiều món, đặc biệt là luôn rất mềm dễ ăn nhau.
Rau củ quả mềm như cà rốt, khoai tây, bí đỏ,… chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Các loại cá, hải sản cung cấp lượng protein, giúp bạn không bị sụt cân trong quá trình niềng răng, hơn nữa chúng cũng rất mềm.
Những loại trái cây mọng nước, mềm mại như kiwi, cam quýt, bưởi, chuối…. đều là nguồn vitamin dồi dào, vừa dễ ăn nhai, vừa tăng thêm vi khoáng và hỗ trợ làm sạch khoang miệng.
Bên cạnh những loại thực phẩm niềng răng nên ăn gì thì bạn cũng cần biết niềng răng kiêng ăn gì để tránh ảnh hưởng lộ trình chỉnh nha.
Các loại thực phẩm dai, cứng có thể làm bung mắc cài, gây đau nhức và ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Một số ví dụ cụ thể như:
Các loại thực phẩm có tính chất dẻo, dính có thể bám vào mắc cài và khó lấy ra, gây viêm nhiễm răng miệng:
Mặc dù thực phẩm ngọt không làm bung mắc cài nhưng có thể gây ra các vấn đề răng miệng nếu bạn chải răng và vệ sinh khí cụ kém. Bệnh lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lộ trình chỉnh nha của bạn.
Các loại thực phẩm có vị chua, cay, nóng có thể gây kích ứng nướu răng, gây đau nhức và khó chịu.
Dưới đây là gợi ý thực đơn 7 ngày cho người niềng răng dễ ăn, ngon miệng, không bị nhàm chán và giúp bạn giải tỏa lo lắng niềng răng nên ăn gì.
Món này rất dễ chế biến, có thể điều chỉnh nguyên liệu tùy thích, có thể thay đổi vị theo mong muốn lại vô cùng dinh dưỡng. Hơn nữa món này lại có vị thanh đạm, rất dễ ăn.
Món ăn thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng này sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho người niềng răng. Ngay cả những bạn không giỏi bếp núc nấu nướng vẫn có thể thực hiện thành công món ăn này.
Cháo cũng là một trong những món ăn nên được ưu tiên trong thực đơn 7 ngày cho người niềng răng. Với món này bạn cũng có nhiều cách chế biến, thay đổi nguyên liệu để đổi vị.
Để chống ngán trong những ngày đầu niềng răng, bạn có thể chuyển qua ăn cơm mềm với canh rau củ thịt viên Lưu ý là nên nấu cơm thật mềm, chọn gạo dẻo để bữa ăn ngon miệng hơn.
Các món ăn hầm nhừ cũng là một trong những món được ưu tiên trong thực đơn 7 ngày cho người niềng răng. Những món như thịt kho tàu hay bò kho, bò nấu tiêu xanh… người niềng răng đều có thể ăn.
Nếu bạn quá bận rộn để chế biến món ăn phù hợp cho người mới niềng răng chỉnh nha thì sữa chua trái cây sẽ là gợi ý lý tưởng. Bạn có thể mix sữa chua với các loại trái cây mềm như bơ, chuối, kiwi…cắt nhỏ. Bạn nên bổ sung món này vào thực đơn bữa phụ để sung vitamin tăng sức đề kháng và khả năng phục hồi sau niềng răng.
Đậu phụ non là nguyên liệu rất mềm lại là nguồn cung cấp protein thực vật lành tính, rất phù hợp dùng cho người mới niềng răng. Với món này bạn còn có thể bổ sung vitamin qua cà chua.
Bên cạnh niềng răng nên kiêng ăn gì và niềng răng nên ăn gì thì bạn cũng cần biết những lưu ý quan trọng trước và sau khi niềng răng khác.
Vào những ngày đầu niềng răng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt nên hãy ăn những thực phẩm mềm, lỏng để dễ nhai như:
Niềng răng sau bao lâu thì ăn uống bình thường là thắc mắc của nhiều người. Nhìn chung, sau khoảng 1-2 tuần bạn sẽ dần quen với mắc cài và dây cung thì có thể ăn uống bình thường. Thời gian niềng răng sau bao lâu thì ăn uống bình thường cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Lý giải niềng răng có được ăn kem không, câu trả lời là có nhưng bạn phải thận trọng. Vì kem là một món ăn ngon và bổ dưỡng, nhưng nó có thể gây hại cho mắc cài và dây cung của bạn nếu bạn không ăn đúng cách.
>> Xem thêm: Niềng răng có giảm cân không? Nguyên nhân vì sao?
Nếu bạn cảm thấy quá đau nhức hay ê buốt răng khi ăn kem thì cũng có thể thử ăn kem với một lớp bánh mì hoặc bánh quy để hạn chế kem lạnh dính vào mắc cài và dây cung.
Không nên uống bia khi niềng răng. Mặc dù ở dạng lỏng, nhưng khi niềng răng bạn nên hạn chế các loại thức uống có cồn. Bia có thể:
Thức ăn cứng luôn nằm trong danh sách niềng răng nên kiêng ăn gì. Bởi vì khi bạn nhai đồ cứng, lực tác động lên răng và mắc cài sẽ lớn hơn bình thường dễ khiến mắc cài bị bung, dây cung bị đứt, hoặc thậm chí là làm răng bị gãy. Ngoài ra, ăn đồ cứng cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức răng do mắc cài và dây cung có thể chọc vào nướu hoặc môi khi bạn nhai.
Dưới đây là một số loại đồ cứng mà bạn nên kiêng ăn khi niềng răng:
Nếu bạn muốn ăn các loại đồ cứng này thì bạn nên cắt nhỏ chúng trước khi ăn để giảm lực tác động lên mắc cài và dây cung. Và chỉ nên ăn khi răng đã ổn định.