Đặt lịch hẹn

Niềng răng ăn bánh tráng được không? Những món ăn vặt cho người niềng răng

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 26/02/2024
5/5 - (2 bình chọn)

Giải đáp thắc mắc niềng răng ăn bánh tráng được không, về cơ bản bánh tráng các loại đều là thực phẩm không nên ăn khi đang niềng răng chỉnh nha.

1. Niềng răng ăn bánh tráng được không?

Bánh tráng nằm trong danh sách top món ăn vặt người niềng răng nên tránh. Vậy niềng răng ăn bánh tráng được không? Câu trả lời không, đây là thực phẩm không nên ăn khi niềng răng dù được chế biến dạng nào.

  • Với bánh tráng nướng: có tính chất giòn, dễ bị rơi vụn thành mảnh nhỏ và giắt lại vào mắc cài, khiến cho việc vệ sinh răng và khí cụ trở nên khó khăn hơn, dễ bung tuột mắc cài, nghiêm trọng hơn là sự hình thành của nhiều bệnh lý nha khoa trong thời gian chỉnh nha, vì vậy cần hạn chế.
  • Đối với bánh tráng trộn: nguyên liệu bao gồm: sa tế, rau răm, khô bò,… là dạng thực phẩm dai và dễ bám dính làm cho thao tác vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi niềng răng mắc cài cố định. Ngoài ra, màu điều từ sa tế còn có thể làm biến đổi màu sắc mắc cài sứ hoặc khay niềng niềng trong suốt.
  • Bánh tráng phơi sương: cũng là loại bánh tráng dai và cứng, không chỉ làm cho quá trình vệ sinh răng miệng khó khăn mà còn có thể khiến bung tuột hay biến dạng hình dáng mắc cài, làm ảnh hưởng kết quả chỉnh nha sau cùng.

Niềng răng ăn bánh tráng được không?

2. Những món ăn vặt người niềng răng nên kiêng

Những người đang niềng răng thì việc ăn uống cần phải hết sức cẩn thận, việc nhai cũng gặp khó khăn hơn so với người bình thường. Nếu như muốn kết quả chỉnh nha được hài lòng nhất thì các bạn cũng cần phải loại bỏ một vài món ăn vặt dưới đây:

  • Chân gà sả tắc, nướng
  • Dồi sụn
  • Kẹo lạc, kẹo cao su, kẹo dẻo, kẹo cao su, kẹo cứng
  • Đá lạnh
  • Coca
  • Kem cứng
  • Khô bò, khô gà
  • Socola
  • Mía
  • Xôi chiên
  • Bỏng ngô
  • Bánh quy cứng
  • Bánh tráng
  • Khoai tây chiên
  • Bánh dày, bánh nếp
  • Mực khô
  • Sụn gà
  • Tóp mỡ
  • Dừa sấy
  • Gà rán

3. Các món ăn vặt tốt cho người niềng răng

Dĩ nhiên, cũng có nhiều món ăn vặt mềm, nhẹ, dễ ăn nhai và nhiều dưỡng chất rất phù hợp cho người đang niềng răng chỉnh nha. Cụ thể gồm:

  • Sữa chua
  • Bánh bông lan
  • Bánh Flan
  • Trà sữa
  • Pancake
  • Bánh crepe
  • Khoai lang hấp/nướng
  • Chè khoai dẻo, chè đỗ đen
  • Tàu hũ
  • Thạch rau câu
  • Nước ép hoa quả
  • Trái cây: chuối, cam, bưởi
  • Phô mai
  • Bánh trứng phô mai
  • Sữa hạt: sữa ngô, sữa mè, sữa đậu nành, sữa hạt óc chó…
  • Xúc xích
  • Cháo thịt bằm
  • Súp gà, súp cua…
  • Mì, bún, phở
  • Bánh bao, bánh đúc, bánh cuốn….

4. Tiêu chí chọn thực đơn cho người niềng răng

Bởi vì khí cụ được gắn trực tiếp trên thân răng, răng và hàm, liên tục chịu áp lực nên việc ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày. Thao tác ăn nhai và chải răng không đúng cách, quá mạnh là nguyên nhân chính gây bung tuột mắc cài. Bên cạnh đó, dùng nhiều lực ăn nhai cũng gây đau nhức răng, đặc biệt vào những thời điểm mới gắn mắc cài hay mới siết răng.

Thực đơn tốt cho người niềng răng

Không chỉ món ăn vặt mà bao gồm cả thực đơn chính hằng ngày, bạn có thể dễ dàng phân biệt món ăn vặt tốt cho người niềng răng, niềng răng nên ăn gì và kiêng gì thông qua tiêu chí cụ thể như sau:

  • Niềng răng nên ăn gì: ưu tiên thực phẩm mềm, mịn, dễ ăn nhai dễ nuốt và nhiều chất dinh dưỡng, vitamin-khoáng chất.
  • Niềng răng nên kiêng gì: hạn chế thực phẩm cứng, dai, tạo nhiều vụn, quá đậm màu, quá nóng hoặc quá lạnh.

4.1 Niềng răng nên ăn gì?

  • Thực phẩm chín, mềm: Đây là nhóm thực phẩm được khuyến khích cho người mới niềng răng. Các loại thực phẩm dễ nhai như cháo, súp, bún, phở, cơm mềm, ngũ cốc, rau củ quả mềm, trái cây mềm,… không gây đau nhức cho răng và hàm. Một số ví dụ
  • Sữa và thực phẩm từ sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,.. là nguồn cung cấp canxi dồi dào, giúp xương răng chắc khỏe.
  • Trứng và các món ăn từ trứng: Trứng cũng là một nguồn cung cấp canxi tốt, có thể chế biến thành nhiều món, đặc biệt là luôn rất mềm dễ ăn nhau.
  • Các loại rau củ quả mềm: Rau củ quả mềm như cà rốt, khoai tây, bí đỏ,… chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Các loại cá, hải sản: Các loại cá, hải sản cung cấp lượng protein, giúp bạn không bị sụt cân trong quá trình niềng răng, hơn nữa chúng cũng rất mềm.
  • Trái cây: Những loại trái cây mọng nước, mềm mại như kiwi, cam quýt, bưởi, chuối…. đều là nguồn vitamin dồi dào, vừa dễ ăn nhai, vừa tăng thêm vi khoáng và hỗ trợ làm sạch khoang miệng.

4.2 Niềng răng kiêng ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm niềng răng nên ăn gì thì bạn cũng cần biết niềng răng kiêng ăn gì để tránh ảnh hưởng lộ trình chỉnh nha.

Thực phẩm dai, cứng: Các loại thực phẩm dai, cứng có thể làm bung mắc cài, gây đau nhức và ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Một số ví dụ cụ thể như:

  • Thịt bò, thịt gà, thịt lợn,…
  • Xương, sụn, gân,…
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Trái cây cứng như táo, lê, ổi,…
  • Rau củ quả cứng như cà rốt, khoai lang,…
  • Thực phẩm dẻo, dính

Các loại thực phẩm có tính chất dẻo, dính có thể bám vào mắc cài và khó lấy ra, gây viêm nhiễm răng miệng:

  • Kẹo cao su
  • Mứt, siro,…
  • Bánh mì, bánh quy,…
  • Bỏng ngô, khoai tây chiên,…
  • Sữa chua dẻo,…

Thực phẩm ngọt, nhiều đường

Mặc dù thực phẩm ngọt không làm bung mắc cài nhưng có thể gây ra các vấn đề răng miệng nếu bạn chải răng và vệ sinh khí cụ kém. Bệnh lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lộ trình chỉnh nha của bạn.

  • Kẹo, chocolate,…
  • Soda, nước ngọt,…
  • Trái cây ngọt như chuối, nho,…
  • Sữa chua có đường,…
  • Thực phẩm chua, cay, nóng

Các loại thực phẩm có vị chua, cay, nóng có thể gây kích ứng nướu răng, gây đau nhức và khó chịu.

  • Trái cây chua như cam, chanh,…
  • Ớt, tỏi,…
  • Các món ăn cay, nóng như lẩu, nướng,…

Người niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì

5. Một số câu hỏi thường gặp

Niềng răng sau bao lâu thì ăn uống bình thường?

Niềng răng sau bao lâu thì ăn uống bình thường là thắc mắc của nhiều người. Nhìn chung, sau khoảng 1-2 tuần bạn sẽ dần quen với mắc cài và dây cung thì có thể ăn uống bình thường. Thời gian niềng răng sau bao lâu thì ăn uống bình thường cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Phương pháp niềng răng: Phương pháp niềng răng truyền thống thường gây đau nhức hơn niềng răng mắc bằng cài tự buộc hoặc niềng răng trong suốt.
  • Mức độ sai lệch của răng: Răng càng sai lệch nhiều thì thời gian dịch chuyển càng lâu và bạn sẽ phải chịu đau nhức nhiều hơn.
  • Cơ địa của mỗi người: Mức độ nhạy cảm cũng như chịu đau của mỗi người khác nhau.

Niềng răng có được ăn kem không?

Lý giải niềng răng có được ăn kem không, câu trả lời là có nhưng bạn phải thận trọng. Vì kem là một món ăn ngon và bổ dưỡng, nhưng nó có thể gây hại cho mắc cài và dây cung của bạn nếu bạn không ăn đúng cách.

  • Chọn kem mềm và ăn kem từ từ.
  • Dùng thìa để kiểm soát lượng kem và tránh làm mắc cài hoặc dây cung bị lệch
  • Đánh răng sau khi ăn giúp loại bỏ thức ăn thừa và ngăn ngừa sâu răng.
  • Nếu bạn cảm thấy quá đau nhức hay ê buốt răng khi ăn kem thì cũng có thể thử ăn kem với một lớp bánh mì hoặc bánh quy để hạn chế kem lạnh dính vào mắc cài và dây cung.

Niềng răng có uống bia được không?

Không nên uống bia khi niềng răng. Mặc dù ở dạng lỏng, nhưng khi niềng răng bạn nên hạn chế các loại thức uống có cồn. Bia có thể:

  • Gây đau nhức răng, khiến răng và làm nướu nhạy cảm hơn.
  • Gây xỉn răng, ố vàng men răng.
  • Gây khô miệng bởi cồn có thể làm giảm sản xuất nước bọt, khiến thức ăn thừa dễ bám vào khí cụ, gây sâu răng và viêm nướu.
  • Ngoài ra, bia cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi,...

Niềng răng có uống được trà sữa không?

Trả lời câu hỏi niềng răng có uống được trà sữa không: Bạn có thể thể uống trà sữa, nhưng cần hạn chế.

Trà sữa là một loại đồ uống phổ biến, được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, trà sữa thường có nhiều topping cứng, dẻo, khó nhai, có thể gây khó khăn cho quá trình ăn nhai của người đang niềng răng. Ngoài ra, trà sữa cũng có thể chứa nhiều đường, gây sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.

Nếu bạn mới thực hiện niềng răng thì chắc chắn trong 1-3 ngày đầu răng sẽ rất đau, ê buốt căng cứng khó nhai, khí cụ mới gắn vào cũng có thể gây cảm giác cộm cấn khó chịu. Trong khoảng thời gian này bạn chỉ nên ăn và uống các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nhai, dễ nuốt, ít phải dùng lực để cắn nên hãy kiêng khem trà sữa trân châu.

Bên cạnh đó, trà sữa chứa nhiều chất béo và đường ngọt, nếu uống nhiều sẽ gây ra sâu răng làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị chỉnh nha. Bạn sẽ cần vệ sinh răng miệng và mắc cài kỹ lưỡng sau khi uống trà sữa để tránh hình thành vi khuẩn.

Chủ đề: ăn uống khi niềng răngăn vặt khi niềng răngngười niềng răng ăn gìNiềng răng ăn bánh tráng được khôngniềng răng ăn gìniềng răng ăn gì tốtniềng răng kiêng gìNiềng răng nên ăn gìthực đơn cho người niềng răng
Bài viết liên quan

Niềng răng kiêng ăn gì? Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người niềng răng đổi vị

Biết và tuân thủ lời khuyên niềng răng kiêng ăn gì sẽ giúp bạn hạn chế đau nhức hay bung tuột mắc cài. Sau ...

Độ tuổi niềng răng tốt nhất là khi nào? Lợi ích khi niềng răng sớm là gì?

Niềng răng là phương pháp hiệu quả để nâng cao thẩm mỹ và cải thiện khả năng ăn nhai. Ở độ tuổi nào ...

Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người niềng răng dễ ăn, ngon miệng

Người niềng răng thường bị nhàm chán trong các bữa ăn vì phải kiêng khem nhiều món. Bài viết này sẽ gợi ý ...

Niềng răng mắc cài trong suốt tốt không? Ưu nhược điểm ra sao?

Niềng răng mắc cài trong suốt có tính thẩm mỹ cao, hiệu quả điều trị tốt nên được đông đảo bệnh nhân ...