Lấy cao răng có làm trắng răng không? Cách phòng tránh cao răng
Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 14/01/2024
5/5 - (1 bình chọn)
Lấy cao răng là loại bỏ mảng bám tích tụ trên bề mặt và kẽ răng mà quá trình chải răng không thể loại bỏ hoàn toàn. Vậy lấy cao răng có làm trắng răng không?
1. Mảng bám, cao răng là gì?
Sau khi ăn, uống hoặc đánh răng khoảng 15 phút bề mặt răng hình thành một màng mỏng trong suốt gọi là màng Biofilm. Lớp màng này mềm mỏng không nhìn thấy bằng mắt thường và rất dính nên mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn dễ bám vào tạo thành một lớp trong hay ngà vàng trên mặt răng. Lớp ngà vàng này được gọi là mảng bám.
Sau một thời gian ngắn, vi khuẩn muối calcium trong nước bọt cùng với mảnh vụn thức ăn tích tụ ngày càng dày lên làm cho mảng bám dày và cứng dần, hình thành cao răng hay vôi răng. Thực tế, bất kỳ ai cũng sẽ có lớp mảng bám trên men răng, dù ít hay nhiều bởi vì vi khuẩn luôn có sẵn trong khoang miệng.
2. Cao răng trông như thế nào?
Cao răng được chia làm 2 loại là:
Cao răng nước bọt bám trên mặt răng, kẽ răng và ở trên lợi, thường có màu vàng nhạt, nâu vàng hoặc nâu đỏ chủ yếu do muối calci trong nước bọt lắng đọng trên mảng bám.
Cao răng huyết thanh bám trên mặt răng, kẽ răng và ở dưới lợi, có màu đen và rất cứng được tạo thành bởi lợi viêm gây chảy máu.
Dù là cao răng dạng nào thì cũng cần phải nhanh chóng loại bỏ. Bởi vì mảng bám và cao răng là những “vật lạ” tồn tại trong miệng, chúng sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn có hại cho răng miệng sinh sôi và phát triển, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng và toàn thân như:
Cao răng và mảng bám thường có màu tương phản với màu răng thật, cùng với việc lợi viêm đỏ gây mất thẩm mỹ trầm trọng cho hàm răng.
Các vi khuẩn trên mảng bám và cao răng phân hủy thức ăn sót lại trong miệng, kết hợp với lợi viêm chảy máu gây hôi miệng.
Bề mặt cao răng luôn có vi khuẩn với số lượng lớn, làm đường trong thức ăn lên men tạo acid ăn mòn men và ngà răng gây sâu răng.
Vi khuẩn ở cao răng gây kích thích và tàn phá tổ chức quanh răng như viêm lợi, lợi sưng, đỏ, phù nề, chảy máu.
Nguy hiểm hơn, viêm lợi không được điều trị, cao răng sẽ hình thành nhiều hơn cả trên lợi, dưới lợi và tồn tại dai dẳng, dẫn đến tụt lợi, lợi có mủ, mất xương giữ chắc răng, viêm nha chu, làm răng lung lay, mất răng hàng loạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ.
Ngoài ra các vi khuẩn trên cao răng còn là nguyên nhân gây các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm tủy ngược dòng, viêm kẽ chân răng, các bệnh ở niêm mạc miệng: viêm niêm mạc miệng, lở miệng,…
3. Các cách loại bỏ mảng bám, cao răng
Có các cách loại bỏ mảng bám, cao răng như sau:
Đối với những trường hợp mảng bám, cao răng ít và chưa bám chặt vào mặt răng: thì có thể hạn chế mảng bám, cao răng tại nhà bằng chanh, cam, vỏ cau, baking soda,…. Bên cạnh đó, các phương pháp này cũng không thể thực hiện kỹ càng ở mọi vị trí của răng, đặc biệt các răng ở sâu bên trong hay các răng mọc chen chúc.
Đối với những trường hợp mảng bám, cao răng trên mặt răng là thực hiện lấy cao răng tại phòng khám nha khoa: nha sĩ sẽ dùng máy và các dụng cụ cầm tay chuyên dụng để lấy hết cao răng ở trên và dưới lợi, loại bỏ hết mảng bám trên mặt răng.
4. Lấy cao răng có làm trắng răng không?
Như bạn đã biết mảng bám thường có màu vàng nhạt hoặc thậm chí có màu tương phản với màu răng thật. Sau khi lấy cao răng sẽ loại bỏ lớp mảng bám màu vàng này khỏi men răng. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc lấy cao răng có làm trắng răng không.
Thực tế, đúng là thao tác lấy cao răng chuyên sâu tại nha khoa sẽ loại bỏ lớp mảng bám kém thẩm mỹ trên bề mặt răng. Sau khi lấy vôi răng bác sĩ nha khoa cũng sẽ sử dụng một số vật liệu nha khoa chuyên dụng để làm sạch và đánh bóng lại rănggiúp làm sạch các mảng bám còn sót lại trên răng cho bề mặt răng trắng sáng hơn trước.
Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng lấy cao răng chỉ là một kỹ thuật nha khoa thông thường cách loại bỏ mảng bám thức ăn mà bàn chải đánh răng hàng ngày không thể làm sạch được. Lấy cao răng không có tác dụng cắt đứt các liên kết màu thực phẩm trên bề mặt men răng như tẩy trắng răng.
Tránh dùng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm cho răng nhạy cảm, ê buốt.
Hạn chế hút thuốc lá hay các thực phẩm có màu quá đậm như chè, cà phê, nước cà rốt,… bởi vì sẽ làm mảng bám dễ bám lại nhanh chóng.
Dùng thuốc theo hướng dẫn của nha sĩ nếu có.
Nếu bác sĩ nha khoa hẹn lịch tái khám thì bạn nên tuân thủ để đảm bảo quá trình điều trị được hoàn tất.
6. Cách phòng tránh hình thành mảng bám cao răng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách phòng tránh hình thành mảng bám tốt nhất, trong đó bạn hãy nhớ:
Chải răng đúng cách, sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor.
Dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng, hạn chế tối đa tích tụ các mảng bám ở kẽ răng.
Kết hợp chải răng đúng cách và dùng chỉ nha khoa 02 lần/ngày.
Bạn có thể súc miệng thường xuyên trong ngày với nước muối loãng.
Lưu ý chế độ ăn uống khoa học có lợi cho răng miệng:
Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm cho răng nhạy cảm, ê buốt.
Hạn chế hút thuốc lá hay các thực phẩm có màu quá đậm như chè, cà phê, nước cà rốt,… sẽ làm mảng bám dễ bám lại nhanh chóng.
Hạn chế dùng nhiều đồ ăn quá mềm, dính như bánh quy, kẹo dẻo, sô cô la,..vì chúng bám chắc vào răng, khó vệ sinh sạch.
Tăng cường thực phẩm nhiều chất xơ sẽ giúp mặt răng sạch hơn và lợi chắc khỏe hơn.
Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế những loại thức ăn chứa nhiều bột, đường vào buổi tối và tuân thủ vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ.
Bạn nên chủ động đặt hẹn thăm khám sức khỏe răng miệng toàn diện và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.