Đặt lịch hẹn

Cao răng là gì? Tại sao phải lấy cao răng thường xuyên?

Tác giả: Huy Võ
Ngày: 14/07/2023
5/5 - (4 bình chọn)

Ai cũng có cao răng nhưng việc cao răng sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ răng miệng thì số đông lại không hiểu rõ chi tiết. Vậy hãy đọc qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về Cao răng là gì và tại sao phải lấy cao răng thường xuyên!

1. Cao răng là gì?

Cao răng có thể hiểu đơn giản là một loại cặn cứng được lắng lại từ muối vô cơ và cặn mềm là các chất khoáng trong miệng và mảnh vụn thức ăn, xác tế bào biểu mô, sắt của huyết thanh, vi khuẩn… bám chắc vào dưới lợi hoặc trên bề mặt răng.

Cao răng là một chất lắng cặn cứng bám chắc vào dưới lợi hoặc trên bề mặt răng

Cao răng là một chất lắng cặn cứng bám chắc vào dưới lợi hoặc trên bề mặt răng

Quá trình hình thành cao răng thông thường diễn ra sau khi ăn khoảng 15 phút. Lúc này, trên bề mặt răng sẽ hình thành một lớp màng mỏng bám vào. Nếu không làm sạch lớp màng này thì vi khuẩn sẽ xâm nhập và tích tụ dần, theo thời gian sẽ dày lên tạo thành mảng bám.

Bạn có thể loại bỏ dễ dàng bằng chỉ nha khoa khi mảng bám còn mềm nhưng nếu đã để nó đọng lại lâu, bị vôi hoá thì sẽ cứng và bám chắc, chỉ có dụng cụ chuyên dụng mới có thể hoàn toàn làm sạch được.

2. Nguyên nhân hình thành cao răng

Nguyên nhân chính hình thành cao răng là do mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn. Mảng bám là một lớp màng dính được tạo thành từ các mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn và nước bọt. Nếu mảng bám không được loại bỏ, nó sẽ cứng lại và trở thành cao răng.

Các yếu tố khác có thể góp phần hình thành cao răng bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Nếu bạn không chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày, bạn có nhiều khả năng bị cao răng.
  • Thức ăn và đồ uống có đường: Vi khuẩn trong miệng sử dụng đường để phát triển và tạo ra axit. Axit này có thể làm mòn men răng và dẫn đến hình thành cao răng.
  • Một số tình trạng sức khỏe: Một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như tiểu đường, có thể làm tăng nguy cơ bị cao răng.
  • Thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng máu đến nướu răng, khiến nướu răng dễ bị viêm và tổn thương.

Các triệu chứng của cao răng bao gồm:

  • Nướu sưng đỏ và chảy máu
  • Mảng bám và cao răng cứng trên răng
  • Hơi thở hôi

Cao răng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Viêm nướu: Viêm nướu là tình trạng nướu răng bị sưng đỏ, chảy máu và có thể gây đau đớn.
  • Bệnh nha chu: Bệnh nha chu là tình trạng nghiêm trọng hơn của viêm nướu có thể dẫn đến mất răng.
  • Thối răng: Thối răng là tình trạng men răng bị phá hủy bởi vi khuẩn.

Để ngăn ngừa cao răng, bạn nên:

  • Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có fluoride.
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa từ các kẽ răng.
  • Khám răng định kỳ sáu tháng một lần để nha sĩ có thể loại bỏ cao răng và đánh giá sức khỏe răng miệng của bạn.

3. Tại sao phải lấy cao răng?

Cao răng nếu để lâu có thể dẫn đến các bệnh lý như viêm lợi với biểu hiện chảy máu khi đánh răng, hôi miệng. Bên cạnh đó, cao răng cũng có thể gây viêm nha chu làm tiêu xương khiến răng bị đau, ê buốt khi ăn uống. Đặc biệt nếu để nặng có thể dẫn đến tình trạng lung lay và rụng răng và gây ra viêm tủy ngược dòng.

Cao răng để lâu có thể dẫn đến biểu hiện chảy máu khi đánh răng, hôi miệng

Cao răng để lâu có thể dẫn đến biểu hiện chảy máu khi đánh răng, hôi miệng

Các loại Vi khuẩn bám trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh ở niêm mạc miệng/ lở miệng, bệnh ở vùng mũi họng như: viêm amidan, viêm họng),… Và nghiên trọng sẽ gây nên cách bệnh về tim mạch.

Một số lý do nổi bật khiến cho việc lấy cao răng cần được diễn ra thường xuyên:

  • Độc tố của vi khuẩn trong mảng cao răng sẽ gây ra viêm. Thông qua phản ứng viêm có thể dẫn đến hiện tượng tiêu xương ở răng làm cho lợi mất chỗ bám. Nếu để sau một thời gian dài vẫn không làm sạch cao răng sẽ khiến cho răng ngày càng dài, lộ ra vùng xương răng và không được tổ chức quanh răng bảo vệ. Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện cảm giác ê buốt khó chịu.
  • Chiều dài chân răng là không thay đổi nên khi bị tiêu xương càng nhiều thì độ dài chân răng nằm trong xương sẽ càng ngắn lại. Lâu dần quá trình lung lay và tiêu xương sẽ diễn ra ngày một nhanh hơn.
  • Tiêu xương sinh lý là quá trình không thể tránh khỏi theo thời gian sống của con người. Việc không lấy cao răng thường xuyên cũng ảnh hưởng vô cùng lớn gây nên tình trạng tiêu xương, tụt lợi. Vậy nên, bạn cần thường xuyên lấy cao răng để hạn chế tối đa vấn đề này và duy trì xương ở mức ổn định, khoẻ mạnh.

Cần thường xuyên lấy cao răng để tránh dẫn đến tình trạng tiêu xương ổ răng, tụt lợi

Như vậy, có thể thấy việc lấy cao răng là cần thiết giúp tránh được các bệnh về răng miệng. Vậy nên, bạn cần kiểm tra răng định kỳ và lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần giúp phát hiện kịp thời các vấn đề và đảm bảo sức khỏe cho răng miệng.

4. Không lấy cao răng có sao không?

Thực tế, việc không lấy cao răng thường xuyên sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và sức khỏe:

4.1 Răng xỉn màu, mất thẩm mỹ

Đầu tiên, chưa cần xét đến các bệnh lý hay tác động nghiêm trọng nào khác thì việc cao răng tồn đọng trên thân răng sẽ khiến cho răng không còn trắng sáng tự nhiên mà sẽ chuyển sang ố màu. Bên cạnh đó sẽ xuất hiện những mảng bám trên răng với màu sắc xấu xí làm cho nụ cười trở nên kém sắc, thiếu tự tin khi giao tiếp. 

Việc không lấy cao răng sẽ làm cho màu sắc của răng bị ố vàng

Việc không lấy cao răng sẽ làm cho màu sắc của răng bị ố vàng

4.2 Gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho răng miệng

Nếu bạn là người không thường xuyên vệ sinh răng miệng hay vệ sinh răng miệng không đúng cách thì việc không lấy cao răng sẽ khiến cho các độc tố của vi khuẩn trong cao răng gây ra nhiều vấn đề như viêm lợi với các biểu hiện răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nha chu gây đau, ê buốt cho răng khi ăn uống. Điều tồi tệ hơn đó chính là nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến cho răng bị hoại tử tủy, mất đi nguồn sống, răng trở nên yếu dần, lung lay và sau đó là rụng hẳn.

4.3 Tiêu xương ổ răng

Tác hại của cao răng còn liên quan đến các bộ phận, tổ chức bên trong của răng chứ không chỉ đơn thuần là gây bệnh trên bề mặt răng nữa. Viêm nướu răng có thể xâm nhập, các vi khuẩn được tạo cơ hội tấn công vào sâu hơn và phá hủy vùng xương ổ răng làm cho kích thước của khu vực này cũng như mật độ xương răng giảm dần.

4.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe

Nếu như những tác hại của cao răng ở trên hầu hết là tác động đến răng miệng thì vấn đề tiếp theo có thể gặp phải đó chính là viêm amidan, các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Cao răng nếu để lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Cao răng nếu để lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề tại sao cần lấy cao răng và các vấn đề chỉnh nha khác, quý khách có thể gọi đến số hotline hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đà Nẵng Implant để được giải đáp.

Bài viết liên quan

Lấy cao răng có đau không? Địa chỉ cạo vôi răng uy tín nhất

Ngày: 28/07/2022

Thực tế, việc không lấy cao răng mang lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng mà nhiều ...

Bỏ túi 5 cách lấy cao răng tại nhà đơn giản và hiệu quả

Ngày: 17/07/2022

Lấy cao răng tại nhà có thể tiết kiệm đáng kể chi phí. Đồng thời, cách thực hiện lại vô cùng đơn giản ...

Hướng dẫn cách lấy cao răng bằng muối tại nhà

Ngày: 23/03/2023

Cao răng, còn gọi là vôi răng gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và sinh hoạt. Nhiều người truyền miệng ...

Top địa chỉ lấy cao răng giá rẻ an toàn tại Đà Nẵng

Ngày: 02/11/2023

Nha khoa Đà Nẵng Implant là địa chỉ lấy cao răng giá rẻ tại Đà Nẵng uy tín, có giá dao động từ 120.000 – ...