Đặt lịch hẹn

Áp xe răng là gì? Bị áp xe răng có nguy hiểm không?

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 02/06/2023
5/5 - (9 bình chọn)

Áp xe răng là một dạng biến chứng của nhiễm trùng do sâu răng, bệnh lý về nướu hoặc nứt răng gây nhiều đau đớn. Vậy cách điều trị dứt điểm áp xe răng là gì?

1. Áp xe răng là gì?

Áp xe răng là một loại biến chứng của nhiễm trùng do sâu răng, bệnh lý về nướu hoặc nứt răng. Bệnh áp xe răng rất phổ biến và là nỗi ám ảnh với nhiều người. Người bị áp xe không chỉ đau nhức, mà nó còn bị suy giảm sức khỏe. Đặc biệt là khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy và tích tụ mủ trong xương hàm sẽ rất nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

Có nhiều nguyên nhân hình thành áp xe răng. Nhưng về cơ bản, dù nguyên nhân áp xe răng là gì thì cũng có cùng cơ chế là khi vi khuẩn đã vào bên trong lan đến chân răng, gây sưng nướu răng, khi tình trạng viêm nhiễm diễn ra, nó sẽ dồn mủ vào một chỗ hẹp ở đầu chân răng, dẫn đến tình trạng sưng tấy gọi là ổ áp xe.

2. Nguyên nhân bị áp xe răng là gì?

Có khá nhiều nguyên nhân hình thành áp xe ổ răng. Dưới đây là các yếu tố có thể dẫn đến loại bệnh lý khó chịu này:

  • Bị sâu răng, bệnh nha chu và các bệnh lý khác làm suy giảm miễn dịch, từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng và hình thành áp xe răng như đái tháo đường, tim mạch.
  • Không vệ sinh răng nướu đúng cách, không loại bỏ triệt để mảng thức ăn bám trên kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và tiết ra độc tố.
  • Chấn thương hoặc tai nạn làm sứt mẻ răng, vỡ men răng, gãy răng khiến tủy răng lộ ra ngoài.

Áp xe răng là gì? Bị áp xe răng có nguy hiểm không?

Thực tế, áp xe răng không chỉ gặp ở miệng, những vết sưng nhiễm trùng có thể phát triển bất cứ nơi nào mà vi khuẩn đã được tích lũy và nhân lên. Chúng cũng có thể được gây ra bởi vết rách vào bên trong miệng nếu không được hệ miễn dịch xử lý.

Áp xe răng dễ hình thành hơn những vùng khác trong mô miệng là bởi vì nước bọt có đặc tính kháng khuẩn nhẹ. Còn với nhiễm trùng chân răng, xảy ra dưới đường nướu, không được hưởng lợi từ các đặc tính làm sạch của nước bọt nên sẽ khó tự miễn dịch hơn. Thay vào đó, nếu xoang sâu phát triển bên dưới một chiếc răng, nó sẽ đầy vi khuẩn và chân răng bị nhiễm trùng, cũng không có nơi nào để thoát dịch ngoài qua đường nướu vì các mô nướu thường cố gắng rút hết chất lỏng bị nhiễm bệnh.

3. Dấu hiệu nhận biết áp xe răng là gì?

Thường khá dễ nhận biết dấu hiệu áp xe răng, các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Đau răng kéo dài, đau nhói hoặc dữ dội ở vùng nướu gần chân răng.
  • Răng và nướu trở nên nhạy cảm với nhiệt độ thực phẩm bất thường.
  • Cảm thấy đau hàm, đau răng hoặc nướu khi nhai, cắn.
  • Sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi,… không rõ nguyên nhân.
  • Sưng mặt hoặc má, sưng lợi có mủ, đôi khi tình trạng sưng đau lan đến cả cổ.
  • Xuất hiện các hạch bạch huyết ở vùng hàm, cổ bị mềm hoặc sưng lên.
  • Xuất hiện chất lỏng có mùi hôi chảy ra trong miệng.

4. Biến chứng khi bị áp xe răng là gì?

Khi phát hiện những dấu hiệu này, bạn nên đến ngay phòng răng Đà Nẵng gần nhất để thăm khám và chẩn đoán điều trị. Hầu hết các trường hợp áp xe răng có thể điều trị khỏi mà không gặp phải biến chứng. Tuy nhiên nếu không điều trị hoặc điều trị không tích cực, áp xe răng có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường.

4.1. Viêm mô lan tỏa

Khi viêm mô tế bào lan tỏa đến vòm miệng, sàn miệng gây áp xe thì nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này. Trường hợp nặng, kéo dài không được điều trị có thể gây nghẽn đường hô hấp, ngạt thở và tử vong.

Biến chứng khi bị áp xe răng là gì?

4.2. Áp xe ngoài mặt

Tình trạng áp xe ngoài mặt xảy ra tạo đường rò đến vùng má và dưới cằm, viêm tấy lan đến sàn miệng và hố thái dương. Lúc này không chỉ đau đớn tăng lên mà tình trạng bệnh cũng đe dọa nhiều hơn đến sức khỏe, cuộc sống của bệnh nhân.

4.3. Nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc

Nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc là tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi nhiễm trùng đi theo đường máu lan đến tim, não và các bộ phận khác. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của các ổ áp xe răng, nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong với những triệu chứng cấp tính.

5. Cách điều trị dứt điểm áp xe răng là gì?

Bạn sẽ được tư vấn rằng áp xe răng có thể điều trị được. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng, các biện pháp điều trị áp xe răng là gì mà bạn tìm thấy trên internet chỉ mang tính tạm thời.

Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu nhận biết áp xe răng, bạn phải đến thăm khám lâm sàng để chẩn đoán mức độ áp xe cũng như định hướng cách điều trị dứt điểm. Tùy vào vị trí và mức độ sẽ điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Nguyên tắc điều trị áp xe răng là loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng, phòng ngừa biến chứng và điều trị nguyên nhân tránh tái phát.

Thực tế, cách duy nhất có thể thật sự loại bỏ nhiễm trùng răng là thủ thuật chữa tủy. Bác sĩ nha khoa sẽ khoan một lỗ xuyên qua răng bị nhiễm trùng, sử dụng thiết bị hút để rút tủy và dây thần kinh bị tổn thương khỏi răng. Chiếc răng sau đó về cơ bản là hoàn toàn trống rỗng. Sau đó sẽ lấp đầy bằng một vật liệu nhân tạo để tăng sức mạnh và bảo vệ khỏi bị nhiễm trùng thêm.

Quy trình điều trị áp xe răng sẽ gồm 2 giai đoạn:

5.1 Điều trị cấp

Đầu tiên cần loại bỏ mủ áp xe tránh sưng viêm nặng ảnh hưởng đến các mô cơ xung quanh bằng thủ thuật trích răng nhỏ giúp thoát dịch, làm sạch vi khuẩn. Bên cạnh đó, kháng sinh cũng sẽ được chỉ định hỗ trợ hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn, tránh tình trạng áp xe tiến triển. Bạn cũng sẽ được kê thêm thuốc hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng như giảm đau, kháng viêm, thuốc bổ nâng cao thể trạng,… trong từng trường hợp cụ thể.

Áp xe răng là gì? Bị áp xe răng có nguy hiểm không?

5.2 Điều trị tận gốc

Sau khi dẫn lưu mủ, triệu chứng đau đớn do áp xe răng gây ra đã giảm bớt. Người bệnh sẽ cần tiếp tục điều trị loại bỏ nguyên nhân tránh nhiễm trùng tái phát. Điều trị tủy, lấy vôi răng, gắp mảnh răng vỡ và xử lý mặt gốc răng sẽ là những biện pháp được thực hiện. Trong những trường hợp nặng, không thể điều trị bảo tồn răng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định nhổ bỏ.

6. Cách phòng ngừa áp xe răng là gì?

Bạn có thể ngăn ngừa áp xe răng nhờ việc chăm sóc răng miệng đúng cách, có chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khám răng định kỳ:

  • Uống nước có chứa hàm lượng Fluor cho phép.
  • Dùng kem đánh răng có chứa nhiều chất Fluor.
  • Nếu lông bàn chải đánh răng của bạn bị sờn, hãy thay bàn chải, hoặc thay định kỳ 3-4 tháng.
  • Vệ sinh răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa hoặc dụng cụ làm sạch kẽ răng, đánh răng hai lần một ngày (hoặc sau mỗi bữa ăn).
  • Dùng nước súc miệng kháng khuẩn hoặc có chứa Fluoride để loại bỏ các mảnh thức ăn thừa còn sót lại sau mỗi bữa ăn.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và hạn chế đường.
  • Kiểm tra răng miệng tổng quát và lấy cao răng định kỳ.

Nếu bạn nhận thấy có những dấu hiệu nhận biết áp xe răng, hãy liên hệ Nha khoa Đà Nẵng Implant để được thăm khám lâm sàng và tư vấn cách điều trị dứt điểm

  • Địa chỉ:
    • CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
    • CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Email: cskh@nhakhoaimplantdanang.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoa.implant.danang