Đặt lịch hẹn

[Giải đáp] Phụ nữ có bầu trồng răng Implant được không?

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 15/04/2024
5/5 - (2 bình chọn)

Nguy cơ bệnh lý nha khoa ở bà bầu tương đối cao nhưng các can thiệp lại rủi ro. Trong đó phụ nữ có bầu trồng răng Implant được không đang được chị em đặc biệt quan tâm.

1. Vì sao tình trạng mất răng lại dễ xảy ra với phụ nữ có bầu?

Những thay đổi về thể chất và xáo trộn trong thói quen sinh hoạt hằng ngày khiến phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng (sâu răng, viêm nha chu…) cao hơn bình thường. Vậy cụ thể vì sao tình trạng mất răng lại dễ xảy ra với phụ nữ có bầu?

  • Vệ sinh răng miệng kém hoặc không thực hành tốt cách chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang bầu.
  • Ốm nghén làm thai phụ rất khó đánh sạch răng hàm sâu bên trong khiến thức ăn còn sót lại nhiều.
  • Thai phụ thường ăn nhiều bữa hơn, thời gian giữa các bữa rút ngắn lại khiến khoang miệng luôn có axit dễ gây sâu răng.
  • Nội tiết tố thay đổi khiến vi khuẩn răng miệng có môi trường để hoạt động mạnh dễ gây viêm lợi hơn bình thường.

Vì sao tình trạng mất răng lại dễ xảy ra với phụ nữ có bầu?

Trong khi đó, thai kỳ không phải thời điểm lý tưởng để can thiệp các biện pháp nha khoa. Vì thời gian an toàn ngắn và đôi khi sức khỏe mẹ bầu không đủ đáp ứng. Những thai phụ mắc nha chu nặng được cảnh báo dễ sinh non hay bé nhẹ cân. Vì vậy mà nhiều mẹ bầu lựa chọn trì hoãn điều trị, nguy cơ bệnh lý nha khoa tiến triển nặng dẫn đến mất răng trong thai kỳ.

2. Mất răng ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai như thế nào?

Nếu mất răng đối với người có sức khỏe bình thường đã ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, ăn nhai, sức khỏe toàn thân và tinh thân, thì đối với mẹ bầu vấn đề này càng nghiêm trọng. Việc phụ nữ mang thai bị sâu răng không chỉ ảnh hưởng nhiều đế mẹ mà còn có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mất răng ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai rất rõ rệt:

  • Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch hoạt động kém hơn, dễ mắc các loại bệnh do ăn nhai hạn chế.
  • Mẹ bầu ăn uống kém dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Vi khuẩn răng miệng phát triển quá mức có thể tiến hành xâm nhập vào máu thông qua nướu và tới tử cung.
  • Kích hoạt sản xuất ra prostaglandin – một nhóm lipid có khả năng tăng kích thích co thắt tử cung dễ dẫn đến sinh non.

3. Phụ nữ có bầu trồng răng Implant được không?

Phụ nữ có bầu trồng răng Implant được không là nỗi lo lắng của nhiều người bởi phụ nữ có nguy cơ mất răng khi mang thai trong khi đó implant là phương pháp có xâm lấn – phẫu thuật để đặt trụ implant.

[Giải đáp] Phụ nữ có bầu trồng răng Implant được không?

Trên thực tế, phụ nữ mang thai vẫn có thể trồng răng sứ cố định. Tuy nhiên, trồng răng Implant cần tác động trực tiếp lực mạnh vào xương hàm nên khó tránh khỏi tình trạng mất máu. Cơ thể phụ nữ trong thai kỳ được khuyến cáo và chống chỉ định trồng răng Implant. Bỏi vì khả năng miễn dịch kém nên cần hạn chế tối đa nguy cơ mất máu.

Chính vì thế mà cấy ghép Implant cho phụ nữ mang thai phức tạp hơn rất nhiều so với các trường hợp mất răng thông thường khác. Mặc dù phương pháp cấy ghép Implant an toàn, không gây nguy hiểm nhưng phụ nữ có bầu trồng răng Implant được không phụ thuộc vào yếu tố sức khỏe và tâm lý người mẹ

4. Trồng răng Implant gây ảnh hưởng như thế nào đến bà bầu?

Tâm lý và cơ thể của phụ nữ có thai nhạy cảm hơn: Phụ nữ mang thai thường có nhiều thay đổi trong cơ thể và tâm lý cũng nhạy cảm hơn, dễ lo lắng, căng thẳng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển thai nhi.

Thời gian điều trị dài kéo dài không tốt cho thai kỳ: Để trồng răng Implant, người mất răng cần thời gian khá dài để chờ trụ tích hợp với xương hàm trung bình kéo dài 3 – 6 tháng. Trong giai đoạn này, người bệnh chỉ nên ăn các thực phẩm mềm như cháo, súp để tránh tác động đến vết thương – chế độ ăn này có thể không thể đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi.

Chụp phim và dùng thuốc không an toàn cho thai phụ: Trước khi tiến hành bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng tiến hành kiểm tra tổng quát và chụp film X-quang khoang miệng – phụ nữ mang thai chống chỉ định với tia X. Cùng với đó, khi phẫu thuật sẽ phải sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm – những loại thuốc bà bầu cần hạn chế.

Trồng răng Implant gây ảnh hưởng như thế nào đến bà bầu?

>> Xem thêm: Phụ nữ đang mang thai có bọc răng sứ được không?

5. Thời gian tốt nhất để phụ nữ mang thai có thể trồng răng Implant?

Bởi những rủi ro cho sức khỏe mẹ và thai nhi mà khi tư vấn phụ nữ có bầu trồng răng Implant được không, các bác sĩ nha khoa thường khuyến cáo trì hoãn việc điều trị đến khi sinh xong.

Trong thời gian chờ cấy ghép implant cho mão răng sứ, bạn cần đặc biệt quan tâm chăm sóc răng miệng để tránh mắc thêm bệnh lý nha khoa hoặc bị mất răng.

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch răng. Nếu mẹ bầu bị nghén và thường xuyên nôn, nên súc miệng sạch sau mỗi lần nôn.
  • Hãy bổ sung thêm thực phẩm chức năng, thuốc bổ để đảm bảo cơ thể đủ dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn bé (dưới tư vấn của bác sĩ).
  • Hạn chế đồ ngọt vì dễ gây sâu răng và tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
  • Thăm khám và lấy vôi răng định kỳđể đảm bảo răng sạch, khỏe.

Phụ nữ có bầu trồng răng Implant được không?

6. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang bầu

Quy trình chăm sóc vệ sinh răng miệng khoa học luôn bao gồm những bước sau đây:

  • Chải răng 2 lần/ngày (sáng, tối) bằng chuyển động nhẹ nhàng theo chiều ngang hoặc xoay tròn.
  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước sau các bữa ăn.
  • Súc miệng sạch sau khi ăn bằng nước muối hoặc dung dịch súc miệng.
  • Lấy cao răng định kỳ và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.

Đối với mẹ bầu, bạn cần đặc biệt lưu ý hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang bầu.

  • Trước khi mang thai: Nếu trước khi mang thai bạn đã từng mắc các bệnh răng miệng thì có nguy cơ mắc các bệnh này khi mang thai. Vì vậy phải thực hành hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi có ý định mang thai.
  • Trong thời kỳ mang thai: Trong thời kỳ này người phụ nữ thường có những thay đổi như bị ợ chua, mệt và khó thở, thay đổi thói quen ăn uống… Để tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng, ngoài việc vệ sinh đúng cách sau các bữa ăn, bạn cũng nên dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước.
  • Sau khi sinh: Với các quan niệm tiến bộ về dinh dưỡng, sau khi sinh các sản phụ không phải kiêng khem ngặt nghèo như trước. Tuy nhiên đối với răng không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, luôn phải giữ gìn răng miệng thật tốt.

Đặc biệt, nếu mẹ bầu gặp tình trạng chảy máu chân răng hay ê buốt thì tham vấn ý kiến bác sĩ, tuyệt nhiên không nên tự ý dùng thuốc, đặc biệt là tetracyclin. Trên đây là những thông tin phụ nữ có bầu trồng răng Implant được không, để được tư vấn thêm về việc chăm sóc răng miệng liên hệ ngay Nha khoa Đà Nẵng Implant để được tư vấn miễn phí:

Bài viết liên quan

Trồng răng implant tại Đà Nẵng ở nha khoa nào uy tín?

Ngày: 18/10/2022

Trồng răng implant tại Đà Nẵng là dịch vụ được nhiều bệnh nhân quan tâm hiện nay. Vậy nha khoa nào uy tín và ...

Trồng răng Implant bao lâu thì ăn được? Ăn gì và kiêng gì?

Ngày: 20/12/2023

Chế độ ăn uống sau khi trồng răng Implant là rất quan trọng để đảm bảo cho răng mới được ổn định và ...

Trồng răng tháo lắp có tốt không? Chi phí thực hiện bao nhiêu?

Ngày: 14/05/2023

Trồng răng tháo lắp là kỹ thuật phục hình một hay nhiều răng đã mất với chi phí hợp lý, an toàn và dễ ...

Trồng răng cấy ghép implant có an toàn không, chi phí ra sao?

Ngày: 30/09/2023

Trồng răng cấy ghép implant là bước đột phá của ngành nha khoa. Kỹ thuật này phục hồi một hoặc nhiều răng ...