Đặt lịch hẹn

Đặt thun tách kẽ niềng răng và những điều bạn cần biết

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 01/01/2024
5/5 - (15 bình chọn)

Đặt thun tách kẽ là bước quan trọng trong quy trình niềng răng chỉnh nha. Đây cũng là thời điểm khiến người niềng răng e ngại vì cảm giác ê buốt răng.

Đặt chun tách kẽ là gì?

Thun tách kẽ hay chung tách kẽ có tên tiếng anh là Orthodontic separators. Thun tách kẽ niềng răng là những miếng cao su hình tròn hoặc những thanh kim loại hình chữ L. Mục đích đặt thun tách kẽ nhằm nới rộng khoảng cách giữa các răng hàm để đặt khâu (band) niềng răng. Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ gắn chun tách kẽ trong lần hẹn thứ 2 của quy trình niềng răng chỉnh nha, gắn vào kẽ các răng số 5, 6, hoặc 7 với số lượng có thể dao động từ 1 – 12 chiếc thun. 

Có bao nhiêu loại thun tách kẽ?

Hiện nay, có 2 loại thun tách kẽ gồm chun cao su và chun bằng kim loại. Trong đó, thun làm từ cao su được sử dụng phổ biến tại các nha khoa hơn.

Chun tách kẽ răng cao su

Loại chun này được làm từ nhựa cao su nguyên chất 100%, không sử dụng hóa chất độc hại nên không có nguy cơ gây ra tác dụng phụ hay vấn đề về răng miệng. Chun tách kẽ răng cao su thường sẽ có màu xanh với kích thước khoảng 1mm, hơi cứng. Chun được đặt vào kẽ răng, sử dụng lực đàn hồi tự nhiên để đẩy các răng xa nhau, khi khoảng cách được tạo ra chung sẽ tự rơi.

Đặt thun tách kẽ niềng răng và những điều bạn cần biết

Thun tách kẽ răng kim loại

Loại thun này được làm bằng kim loại, thường có hình chữ L với một vài lớp lò xo bên trong. Kiểu chun này thường được sử dụng khi cần tách kẽ trong thời gian dài từ 6 tuần trở lên. Loại này có ưu điểm là không tự rơi ra ngoài nhưng hạn chế là dễ gây ra những tổn thương cho môi, má và lưỡi hơn so với chun cao su.

Khi nào cần đặt chun tách kẽ?

Nếu răng bạn quá sát nhau và không đủ khoảng trống để gắn band back vào răng thì phải đặt thun tách kẽ răng. Đặc biệt, khí cụ này thường áp dụng cho răng hàm, những ca răng hàm mọc chen chúc. Dù bạn niềng răng bằng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ hay mắc cài pha lê thì đều cần sử dụng chun tách kẽ.

Niềng răng không đặt chun tách kẽ được không?

Mục đích chính khi đặt thun tách kẽ là tạo khoảng trống để gắn khâu niềng răng. Thông thường khoảng cách giữa các răng rất sát khít không thể nhét khâu niềng vào được. Và nếu không có khâu niềng răng thì hệ thống mắc cài sẽ không có điểm tì để tạo lực kéo răng di chuyển. Chính vì vậy, hầu hết trường hợp niềng răng đều cần đặt chun tách kẽ. Chỉ trừ một vài trường hợp đặc biệt có thể không cần tới thun tách kẽ:

  • Răng đã thưa sẵn thì có thể không cần gắn chun tách kẽ, khâu niềng răng sẽ được gắn trực tiếp.
  • Cắm minivis hỗ trợ – một chiếc vít kim loại sẽ được cắm trực tiếp vào xương hàm đóng vai trò như điểm tì để tạo lực kéo cho cả hệ thống mắc cài.

Đặt thun tách kẽ niềng răng và những điều bạn cần biết

Quy trình đặt thun tách kẽ như thế nào?

Theo các bác sĩ nha khoa, quy trình đặt thun tách kẽ không phải là kỹ thuật quá phức tạp cũng không tốn nhiều thời gian, chỉ mất khoảng 2-3 phút là hoàn thành. Tùy vào từng phòng răng Đà Nẵng sẽ có các bước khác nhau.

Cách 1: Dùng chỉ nha khoa

  • Bước 1: Xâu thun tách kẽ bằng 1 đoạn chỉ nha khoa
  • Bước 2: Gập đôi đoạn chỉ nha khoa đã xâu thun lại
  • Bước 3: Chèn đoạn chỉ đó vào giữa khe răng cần đặt thun
  • Bước 4: Kéo chỉ lại cho tới khi thun tách kẽ nằm giữa 2 răng
  • Bước 5: Rút chỉ ra khỏi răng.

Cách 2: Dùng kìm

  • Bước 1: Dùng kìm nha khoa kẹp vào 2 đầu của thun tách kẽ
  • Bước 2: Kéo giãn thun tách kẽ về 2 phía để thun được mỏng hơn
  • Bước 3: Luồn vào giữa kẽ răng là hoàn thiện quy trình.

Đặt thun tách kẽ niềng răng và những điều bạn cần biết

Đặt thun tách kẽ có đau không?

Đặt thun tách kẽ có đau không là câu hỏi chung của nhiều người. Vì thông thường, bước tách kẽ răng sẽ khiến người niềng răng chỉnh nha có cảm giác ê buốt khó chịu sau đó một vài ngày. Theo các bác sĩ nha khoa, những ngày đầu đi đeo thun, bạn sẽ cảm thấy chưa quen và vướng víu, đồng thời cảm giác đau khi răng di chuyển. Bởi vì, bản chất của thun tách kẽ liên tục ép răng phải di chuyển với tốc độ nhanh nên xuất hiện tình trạng trên. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì cảm giác này sẽ giảm dần sau vài ngày khi bạn đã quen với cảm giác đeo khí cụ. Người niềng răng cũng chỉ phải đeo thun theo chỉ định của bác sĩ nha khoa và sẽ lấy thun ra sau khi khoảng cách đạt tiêu chuẩn.

Để biết nhiều thông tin hơn về thun tách kẽ niềng răng, hãy tham khảo thông tin tại www.nhakhoaimplantdanang.com.

Bài viết liên quan

Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài – So sánh 2 loại

Ngày: 31/10/2024

Việc nên chọn niềng răng trong suốt hay mắc cài là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm khi muốn chỉnh nha. ...

Ưu đãi tưng bừng - Chào mừng Quốc khánh cùng Nha Khoa Đà Nẵng Implant

Ngày: 30/08/2024

️Để hưởng ứng 79 năm ngày lễ Quốc Khánh 2/9, Nha Khoa Đà Nẵng Implant đã sẵn sàng đồng hành cùng Quý khách ...

NHA KHOA ĐÀ NẴNG IMPLANT THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9

Ngày: 29/08/2024

Nhằm tạo điều kiện thuận tiện để khách hàng sắp xếp công việc đến Nha Khoa Đà Nẵng Implant tân trang nụ ...

Niềng răng mắc cài cố định là gì? Những ưu và nhược điểm

Ngày: 08/08/2024

Niềng răng mắc cài cố định là phương pháp niềng khá an toàn và hiệu quả, giải quyết được những khó khăn ...