Đặt lịch hẹn

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi niềng răng đúng cách

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 09/08/2022
5/5 - (1 bình chọn)

Khi niềng răng bạn sẽ phải đeo các loại khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung…những khí cụ này có thể gây khó khăn trong quá trình ăn uống, cũng như thức ăn sau khi ăn xong sẽ còn bám lại ở kẽ răng. Vì vậy, trong quá trình niềng răng, nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ rất dễ mắc phải các bệnh lý về răng miệng.

Dươi đây là hướng dẫn cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng khi niềng

Để sở hữu được hàm răng khoẻ mạnh, bạn cần thực hiện các bước vệ sinh răng miệng khi niềng răng đúng cách như sau:

Chọn mua kem đánh răng có thành phần fluoride

Fluoride là khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo men và ngà răng. Ngoài việc củng cố, bảo vệ men răng, fluoride còn hỗ trợ khắc phục tình trạng sâu răng khi chưa hình thành lỗ sâu. Đồng thời còn có tác dụng giảm ê buốt cho răng nhạy cảm. Vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride mỗi ngày để bảo vệ sức khoẻ răng miệng.

Bác sĩ khuyến cáo nồng độ Fluoride cần sử dụng cho đúng độ tuổi để đạt được hiệu quả hơn.

  • Trẻ em từ 3-11 tuổi: Nên chọn kem đánh răng có nồng độ Fluoride từ 500-1100ppm.
  • 12 tuổi trở lên: từ 1000-1500ppm.
  • Người có nguy cơ bị sâu răng: Có thể sử dụng Fluoride có nồng độ cao hơn ( >5000ppm). Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ nha khoa.

Chọn mua kem đánh răng có thành phần fluoride

Chải răng đúng cách

Việc chải răng đúng cách luôn là điều quan trọng khi niềng răng, vừa giúp loại bỏ mảng bám vừa không ảnh hưởng đến khí cụ. Bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày (sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ), chải răng theo hướng xoay tròn hoặc chải dọc trên các bề mặt răng và từ trong ra ngoài. Đối với phần mắc cài, bạn đặt bàn chải tựa vào lợi và răng, rồi đẩy bàn chải ở trên và dưới dây cung để làm sạch xung quanh mắc cài. Cuối cùng đừng quên chải lưỡi của bạn để loại bỏ vi khuẩn gây ra mùi hôi.

Bạn nên chọn bàn chảy lông mềm vừa phải hoặc có thể lựa chọn bàn chải chuyên dụng dành cho răng niềng

Bạn nên chọn bàn chảy lông mềm vừa phải hoặc có thể lựa chọn bàn chải chuyên dụng dành cho răng niềng, vì loại bàn chải này có thiết kế đặc biệt và thích hợp với kẽ răng khi có gắn mắc cài. và nên thay bàn chải mới mỗi 3 tháng/ lần.

>> Xem thêm: Bàn chải đánh răng bao lâu thay 1 lần?

Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước

Sau khi đánh răng xong, bạn cần sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ mảng bám và những nơi bàn chải không thể chải tới được. Điều này sẽ giúp răng được sạch hơn.

Bạn lấy chỉ nha khoa dài khoảng 30-40cm và cuộn 2 đầu chỉ vào ngón giữa rồi dùng ngón trỏ và ngón cái kéo căng sợi chỉ. Đồng thời, chừa ra một đoạn giữa dài khoảng 3-5cm, sau đó bạn luồn sợi chỉ vào kẽ răng và di chuyển lên xuống theo hình chữ C để làm sạch mảng bám thức ăn ở cả hai mặt răng. Bạn nên di chuyển nhẹ nhàng, để tránh làm tổn thương nướu.

Nên thực hiện đều đặn ít nhất 2 lần/ngày, sau khi ăn xong và trước khi đi ngủ, để loại bỏ mảng bám còn sót lại trên răng.

Lấy chỉ nha khoa dài khoảng 30-40cm và cuộn 2 đầu chỉ vào ngón giữa rồi dùng ngón trỏ và ngón cái kéo căng sợi chỉ

Sử dụng nước súc miệng

Sau khi đánh răng xong, bạn nhớ ngậm nước súc miệng trong 30 giây, để làm sạch các mảng bám của thức ăn. Bạn nên chọn nước súc miệng dành cho người niềng răng, hoặc nước súc miệng có chưa thành phần fluoride vừa phải (200-1000ppm cho trẻ từ 3-11 tuổi và 1000-1500ppm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên), để làm sạch khoang miệng, giảm ê buốt răng, cũng như loại bỏ được vi khuẩn gây hôi miệng, giúp răng được chắc khoẻ hơn.

Lấy cao răng định kỳ

Trong quá trình ăn uống, nếu vệ sinh răng miệng chưa kỹ, những mảng bám sẽ tích tụ lại ở chân răng, lâu dần trở thành vôi răng. Nếu để vôi răng tích tụ lâu ngày, không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây lan. Vì vậy, bạn cần đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần.

Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn cũng cần chú ý đến vấn đề ăn uống như sau:

  • Hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước ngọt. Hoặc ăn các loại thực phẩm quá cứng hoặc quá lạnh.
  • Uống đủ nước để giúp khoang miệng luôn sạch và duy trì độ ẩm cho răng miệng.
  • Tránh hút thuốc, vì thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng và hôi miệng.

Như vậy, việc vệ sinh răng miệng hàng ngày để bảo vệ hàm răng luôn khoẻ mạnh là một thói quen vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua. Bạn cần thực hiện đúng các bước chăm sóc răng miệng như trên để luôn có được một nụ cười tươi tắn và tự tin.

Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp ít được bạn trong vấn đề chăm sóc vệ sinh răng miệng khi niềng. Mọi thắc mắc cần được giải đáp thêm, bạn có thể vui lòng hiện hệ đến Nha khoa Đà Nẵng Implant sẽ được tư vấn miễn phí. Nha khoa Đà Nẵng Implant với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, se là nơi đáng tin tưởng để bạn đến trãi nghiệm. Vui lòng liên hệ qua địa chỉ dưới đây:

Bài viết liên quan

Niềng răng và những điều bạn cần lưu ý

Ngày: 20/02/2022

Niềng răng hay chỉnh nha là phương pháp tốt nhất giúp bạn có được hàm răng khỏe đẹp dài lâu. Tuy nhiên, ...

Niềng răng mắc cài kim loại là gì? Những ưu và nhược điểm

Ngày: 13/08/2024

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha hiệu quả – mang đến cho bệnh nhân nụ cười đẹp. Mức ...

Bắt vít niềng răng là gì, cắm vít niềng răng có đau không?

Ngày: 12/03/2024

Vít niềng răng hay còn gọi là Minivis, là những vít siêu nhỏ bằng titanium được cấy trực tiếp vào xương hàm ...

Hướng dẫn vệ sinh răng giả tháo lắp tại nhà - Bao lâu vệ sinh một lần?

Ngày: 22/02/2024

Nếu bạn sử dụng hàm giả tháo lắp thì cần chú ý bảo quản để duy trì tuổi thọ. Sau đây là những cách ...