Răng số 4 là răng tiền hàm, thuộc nhóm răng hàm nhỏ, có chức năng cắn xé và nghiền thức ăn. Vậy khi hư hại nặng phải nhổ thì nhổ răng số 4 có nguy hiểm không?
Răng số 4 là một loại răng thuộc nhóm răng hàm nhỏ hay còn gọi là răng cối nhỏ, được xem là răng tiền hai. Một người trưởng thành sẽ có tổng cộng 4 răng số 4 – 2 răng ở hàm dưới và 2 răng ở hàm trên. Răng số 4 có hình dáng tương tự ngọn giáo, mũi răng dày, nhọn và dài, các mặt xung quanh đều có độ sắc nhất định. Trên cung hàm, răng số 4 đảm nhận đồng thời cả việc cắn xé và nghiền thức ăn như răng nanh và răng hàm.
Nhổ răng số 4 được đánh giá là một thủ thuật nha khoa không quá phức tạp nên sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Sau khi nhổ răng số 4 có thể ăn nhai bình thường được không? Theo các nha sĩ, ngày đầu tiên sau khi nhổ răng bạn cần ăn uống các món dạng lỏng như cháo, súp, sinh tốt để hạn chế tác động lên vết thương cũng như tránh để thức ăn rơi vào chỗ mới nhổ răng. Đến ngày thứ 3 thì bạn có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên, bác sĩ nha khoa vẫn khuyến khích bạn nên lựa chọn các phòng khám nha khoa uy tín để tránh tối đa những nguy cơ có thể xuất hiện khi nhổ răng:
Ngoài ra, khi niềng răng bác sĩ cũng có thể nhổ răng số 4 để lấy khoảng trống trên cung hàm giúp dịch chuyển răng. Trong trường hợp này thì bác sĩ nha khoa sẽ có lộ trình và tư vấn phương pháp chăm sóc răng phù hợp.
Nguyên tắc điều trị nha khoa được ưu tiên hàng đầu là bảo tồn răng thật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ nha khoa sẽ phải chỉ định nhổ. Vậy khi nào phải nhổ răng số 4?
Vì răng số 4 đảm nhận cả 2 chức năng ăn nhai và cắn xe nghiền nhỏ thức ăn như răng nanh và răng hàm, nên khi mất hoặc phải nhổ răng số 4 thì phải bạn điều trị phục hình nhanh chóng. Phục hình răng số 4 giúp tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đảm bảo việc ăn nhai như bình thường.
Dưới đây là những phương pháp phục hình răng hiệu quả, được áp dụng phổ biến.
Hàm giả tháo lắp là phương pháp thường được chỉ định phổ biến cho người già mất răng. Hàm giả tháo lắp rẻ, nhanh chóng, không phải phẫu thuật xâm lấn, nhưng lại không thể phục hồi chức năng răng tốt. Hàm giả tháo lắp có sức nhai không mạnh như răng thật và cần phải tháo ra vệ sinh mỗi ngày vi khuẩn không từ hàm giả xâm nhập vào khoang miệng.
Nếu muốn phục hình răng bằng phương pháp lắp cầu răng sứ thì bác sĩ nha khoa phải tiến hành mài 2 răng số 3 và số 5. Sau đó bọc mão răng sứ lên toàn bộ chân răng đã mài để làm điểm tựa cho mão răng sứ số 4. Với cách làm răng, răng số 4 mới phục hình sẽ có tuổi thọ từ 3-5 năm. Ưu điểm là trong suốt thời gian này, bạn có thể ăn uống và chăm sóc răng miệng một cách bình thường như các răng thật khác. Hạn chế của phương pháp này không phòng ngừa được tiêu xương hàm. Cách này tuy được đánh giá cao về độ hiệu quả, nhưng những người mong muốn bảo tồn răng thật thường không thích thực hiện. Hơn nữa, với những trường hợp răng số 3 và số 5 không đủ khỏe, không đảm bảo tiêu chí làm trụ sẽ không thể thực hiện được.
Trồng răng implant được coi là một phương pháp bước ngoặt đối với những người bị mất răng. Trồng răng số 4 bằng phương pháp cấy ghép Implant rất hiệu quả. Đầu tiên, trụ implant sẽ được cắm độc lập vào xương hàm, đóng vai trò như một chân răng thật. Sau khi trụ implant tích hợp ổn định với xương hàm thì sẽ gắn mão răng sứ lên trên thông qua khớp nối abutment. Mão răng sứ có màu sắc và độ cứng tương tự răng thật. Nhờ vậy trồng răng bằng kỹ thuật implant vừa đảm bảo được thẩm mỹ và phục hình được chức năng ăn nhai tốt. Hơn nữa, răng tồn tại như răng thật nên phòng tránh được tình trạng tiêu xương hàm. Với tuổi thọ từ 7-10 năm, răng số 4 sau khi cấy ghép implant có thể áp dụng phương pháp chăm sóc như bình thường, thuận tiện và thoải mái hoàn toàn trong các sinh hoạt thường ngày.
Để quyết định phục hình răng số 4 bằng phương pháp nào thì bạn phải đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và lên phác đồ điều trị. Bởi vì mỗi phương pháp có đặc điểm riêng. Nên tùy vào thể trạng sức khỏe, tình trạng răng miệng và nhu cầu mong muốn của bệnh nhân mà sẽ có phương pháp phù hợp nhất.
Mặc dù nhổ răng số 4 chỉ là tiểu phẫu, tương đối an toàn, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định như bất cứ ca điều trị xâm lấn nào khác. Vì vậy, để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cũng như trang thiết bị hiện đại, được vô trùng cẩn thận.
Bên cạnh đó cũng hãy lưu ý chế độ chăm sóc răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân để giúp vết thương nhanh phục hồi:
Loại | Giá | |
---|---|---|
Nhổ răng siêu âm Piezotome | 5.000.000 – 7.000.000 | |
Nhổ răng sữa cho trẻ em | Miễn phí | |
Nhổ răng khôn | Hàm trên | 700.000 – 1.500.000 |
Hàm sau | 1.000.000 – 3.000.000 | |
Nhổ răng thường | 300.000 – 700.000 |
7. Những câu hỏi thường gặp về nhổ răng
Nhổ răng có đau hay không phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
Hệ thống thần kinh trong tuỷ răng chỉ có tác dụng duy nhất là chi phối cảm giác cho răng đó, không liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương.
Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ chụp X-Quang kiểm tra để loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ gây tổn thương các cấu trúc giải phẫu đặc biệt khi nhổ răng
Nhổ răng là phẫu thuật phổ biến trong nha khoa, hầu hết các trường hợp nhổ răng đều đơn giản và thao tác nhẹ nhàng, không gây đau
Các trường hợp cần nhổ răng đa số do răng hư hại nhiều hay răng khôn mọc lệch, gây ra biến chứng viêm, sưng, đau tại chỗ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nên việc nhổ răng không những không làm giảm tuổi thọ mà giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với sự hỗ trợ của hệ thống phim CT-Conbeam, bác sĩ có thể khảo sát các cấu trúc đặc biệt của xương hàm và kiểm soát tuyệt đối quá trình nhổ răng nên hầu như không có nguy hiểm gì
Hy vọng với những thông tin trên đã có thể giải đáp hết những thắc mắc liên quan đến câu hỏi răng số 4 là răng gì? nhổ răng số 4 có nguy hiểm không cũng như các phương pháp phục hình răng số 4 an toàn. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Nha khoa Đà Nẵng Implant