Răng số 7 là răng hàm lớn, nằm ở vị trí sâu khuất bên trong nên việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn, dễ bị bệnh lý răng miệng. Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?
Trên cung hàm, răng số 7 là chiếc răng cối lớn thứ hai, nằm giữa răng số 6 và răng khôn (răng số 8). Thông thường, một người trưởng thành sẽ có 4 răng hàm số 7 với 2 răng hàm trên với 2 răng dưới. Răng số 7 có cấu trúc 3 phần gồm:
Tương tự như những chiếc răng khác trên cung hàm, răng số 7 cũng được tạo thành từ men răng, ngà răng và tủy răng.
Theo nha khoa, răng số 7 có nhiều chân, chân răng số 7 ở mỗi hàm cũng không giống nhau: Răng số 7 hàm trên có 3 chân răng, trong khi răng số 7 ở hàm dưới thường có 2 chân răng. Một số trường hợp ngoại lệ răng số 7 có thể có nhiều hơn bình thường 1-2 chân răng. Mỗi răng sẽ gồm 3 ống tủy hoặc cũng có thể nhiều hơn.
Răng số 7 nằm ở vị trí sâu khuất bên trong, có kích thước rất lớn, nên việc chăm sóc răng miệng gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những lý do chính khiến răng số 7 dễ gặp các vấn đề sức khỏe nhất. Mảng bám dễ tích tụ, vi khuẩn phát triển mạnh gây tình trạng sâu răng và các bệnh lý khác. Theo các bác sĩ nha khoa, bảo tồn răng thật là nguyên tắc hàng đầu trong chỉnh nha. Tuy nhiên, trong những trường hợp dưới đây, bác sĩ buộc phải chỉ định nhổ răng số 7:
Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng số 7 được áp dụng phổ biến:
Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người vì răng số 7 chiếm vị trí quan trọng trong việc ăn nhai hằng ngày. Theo các bác sĩ nha khoa, răng số 7 là một răng có kích thước và lại nằm ở vị sát răng khôn – gần như là cuối cùng trên cung hàm. Vì vậy, việc nhổ răng số 7 ít nhiều sẽ khó khăn hơn những răng ở vị trí khác. Tuy nhiên, hiện nay ngành nha khoa không ngừng phát triển, bạn không cần quá lo lắng.
Đội ngủ bác sĩ Nha khoa Implant Quốc tế Đà Nẵng chuyên nghiệp, uy tín
Nhổ răng số 7 được sự hỗ trợ của kỹ thuật hiện đại, bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận, chụp phim X-quang để xác định vị trí của răng, đánh giá tình trạng răng số 7 ở mức độ nào, có ảnh hưởng đến dây thần kinh không, nếu nhổ thì tác động tới cấu trúc hàm và răng khác không… Sau đó mới tiến hành thực hiện việc nhổ răng. Ngày nay, các phòng răng Đà Nẵng uy tín cũng áp dụng công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm mới nhất, giúp hạn chế tối đa tình trạng đau nhức, biến chứng.
>> Xem thêm: Những điều cần biết về chảy máu sau nhổ răng
Tuy nhiên, vì răng liên quan trực tiếp với hệ thống thần kinh nên trước khi nhổ răng bạn phải tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện đánh giá chung về tình hình sức khỏe của bạn. Những bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe như bị cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, rối loạn chức năng máu,… thì sẽ được điều trị bằng phương pháp an toàn nhất. Hơn nữa, sau khi nhổ răng số 7 bạn cũng phải tiến hành phục hình mất răng để tránh tình trạng tiêu xương hàm ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Theo chuyên môn đánh giá, nhổ răng số 7 chỉ là một thủ thuật không quá phức tạp. Tuy nhiên, vì có can thiệp vào mô mềm nên ít nhiều sẽ có những nguy cơ nhất định. Để đảm bảo nhổ răng số 7 an toàn, bạn nên lưu ý những điều sau:
Được khách trong và ngoài nước tin tưởng
Cuối cùng, làm thế nào để hạn chế nhổ răng số 7? Chăm sóc răng miệng khoa học là lời khuyên hàng đầu giúp bảo vệ sức khỏe răng. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có vấn đề về răng miệng, đau nhức răng số 7 thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đối với những vấn đề về răng miệng, việc điều trị sớm là giải pháp bảo tồn răng duy nhất. Những bệnh lý răng miệng hầu như không thể tự hết bằng phương pháp dân gian hoặc thay đổi chế độ sinh hoạt, mà phải có sự can thiệp của kỹ thuật nha khoa. Bệnh lý răng miệng càng để lâu ngày chỉ gây thêm đau nhức kéo dài, gây khó khăn cho ăn nhai hằng ngày, và dễ lay lan trở thành những vấn đề khó điều trị, nặng nhất là phải nhổ răng.