Đặt lịch hẹn

Răng sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không? Nên xử lý như thế nào?

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 26/09/2023
Đánh giá

Dù nguyên nhân mọc răng sơ sinh là gì thì trường hợp ngay sau khi sinh ra trẻ đã có răng tương đối hiếm cứ 2.000 ca sinh thì có 1 trẻ, có thể gây lo lắng.

1. Răng sơ sinh là gì?

Răng sơ sinh là những răng xuất hiện khi trẻ vừa mới sinh ra hoặc trong 3 tháng đầu sau sinh.Theo thống kê, tỉ lệ gặp phải trẻ mọc răng sơ sinh chỉ từ 1/7000 – 1/30.000 trẻ sinh thông thường và số lượng răng sơ sinh sẽ ít hơn 3 răng.

Thời điểm tiêu chuẩn trẻ mọc chiếc răng đầu tiên thường bắt đầu từ tháng tuổi thứ 6, một số trường hợp mọc sớm hơn, vào 3-5 tháng tuổi.

Răng sơ sinh có thể rụng hoặc tiếp tục phát triển. Răng bẩm sinh có sẵn được cho là phổ biến hơn răng sơ sinh mọc trong giai đoạn sơ sinh gấp ba lần. Nếu răng sơ sinh chỉ hơi lung lay lúc mới sinh thường nhanh chóng ổn định, đến 4 tháng tuổi vẫn còn thì răng có tiên lượng tốt.

Răng sơ sinh là những răng xuất hiện khi trẻ vừa mới sinh ra hoặc trong 3 tháng đầu sau sinh

Răng sơ sinh được chia thành 4 loại:

  • Răng sơ sinh đã nhú lên hoàn toàn: Trẻ sinh ra với răng đã mọc ra khỏi nướu, có thể dễ dàng quan sát thấy răng sơ sinh nhô ra khỏi nướu, hơn nữa đã gắn chặt vào nướu nên không thể lấy răng ra.
  • Răng sơ sinh nhú hoàn toàn nhưng lỏng lẻo: Răng sơ sinh cũng đã nhô ra hoàn toàn khỏi lợi nhưng còn gắn khá lỏng lẻo với nướu do răng phát triển bất thường, bị thiếu hoặc chỉ có 1 phần chân răng.
  • Răng sơ sinh chỉ nhú 1 phần: Răng chỉ thấy nhú phần đỉnh nhỏ, phần còn lại vẫn nằm sâu trong nướu.
  • Răng sơ sinh chưa nhú nhưng thấy được: Răng sơ sinh vẫn nằm hoàn toàn trong nướu song mẹ vẫn có thể quan sát thấy vết trắng ở vị trí răng.

2. Nguyên nhân mọc răng sơ sinh là gì?

Các nhà nghiên cứu lý giải, sự xuất hiện của răng sơ sinh là do răng trẻ đã bắt đầu hình thành từ khi còn trong bụng mẹ, vào khoảng 6 tuần tuổi, răng phát triển trong nướu theo sự lớn dần của thai nhi. Cho đến khi trẻ sinh ra, những chiếc răng này đã đủ lớn, nhô ra khỏi lợi khi trẻ vừa sinh ra. Răng sơ sinh không phải là dấu hiệu bất thường, có thể xuất hiện do một số nguyên nhân sau đây:

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình đã từng có người gặp tình trạng này khi sinh, nhất là anh chị em ruột hoặc cha mẹ tỷ lệ trẻ vừa sinh đã có răng cao hơn.
  • Do hội chứng Ellis-van: Đây là hội chứng rối loạn xương bẩm sinh, gây ra những phát triển xương bất thường như: không mọc lông tóc, thừa ngón tay ngón chân, có răng sơ sinh,…
  • Do hội chứng Hallermann-Streiff: Hội chứng hiếm gặp này còn được gọi là hội chứng loạn sản xương hàm mặt, do sự phát triển bất thường của xương sọ ảnh hưởng với hàm ngắn, có răng sơ sinh, vòm miệng cong.
  • Do hội chứng Pierre Robin: Đây là một dạng rối loạn bẩm sinh khiến trẻ có xương hàm dưới nhỏ hơn bình thường nên răng cũng nhú sớm hơn.
  • Do dị dạng xương hàm: Các trường hợp trẻ bị dị dạng xương hàm, sứt môi, hở hàm ếch cũng có nguy cơ mọc răng sơ sinh cao hơn .
  • Do rối loạn nội tiết tố: Tình trạng rối loạn nội tiết tố bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mọc răng .
  • Do nhiễm trùng: Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng do lây từ mẹ ngay trong quá trình mang thai hoặc ngay sau khi sinh có thể bị mọc răng sơ sinh.

Ngoài ra nguyên nhân mọc răng sơ sinh cũng có thể liên quan đến đến nhiều hội chứng rối loạn khác. Tuy nhiên rất khó để xác định chính xác nguyên nhân mọc răng sơ sinh là gì do tỷ lệ mọc răng sơ sinh cũng như số người mắc các rối loạn này rất ít.

Răng sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không? Nên xử lý như thế nào?

3. Trẻ mọc răng sơ sinh có nguy hiểm không?

Thực tế mọc răng sơ sinh không phải là dấu hiệu tốt, nó cho thấy trẻ phát triển nhanh và thông minh hơn bình thường, còn gây ra nhiều khó khăn khi chăm sóc trẻ.

Răng sơ sinh sẽ gây nhiều ảnh hưởng khác như khiến trẻ khó ngậm bắt vú, bú kém hơn, hay cắn mạnh núm vú, dễ ngạt thở, hay quấy khóc, gắt gỏng,…

Phụ huynh cũng thường gặp khó khăn để vệ sinh răng sơ sinh cho trẻ, nhất là khi giờ giấc và cữ bú của trẻ sơ sinh còn chưa ổn định.

4. Xử lý răng sơ sinh như thế nào?

Răng sơ sinh không phải một vấn đề nguy hiểm nhưng có thể làm trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh hơn, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ xem xét nên xử lý răng sơ sinh như thế nào, có thể giữ lại hoặc phẫu thuật loại bỏ. Bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các địa chỉ nha khoa uy tín thăm khám tình trạng răng sơ sinh càng sớm càng tốt.

4.1 Thăm khám sớm với bác sĩ nha khoa

Chụp X-quang răng sơ sinh nên được thực hiện ngay sau khi sinh để xác định xem răng đó là răng sữa bình thường hay răng thừa. Chụp X-quang cũng giúp đánh giá được mức độ phát triển của chân răng, men, ngà răng và mối liên quan với các răng khác.

Răng sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không? Nên xử lý như thế nào?

4.2 Nhổ răng

Nhổ răng sơ sinh thường có thể được thực hiện chỉ với bôi tê tại chỗ vì chân răng thường kém phát triển. Mức vitamin K hoặc tiêm vitamin K dự phòng nên được thực hiện trước khi nhổ răng sơ sinh ở trẻ dưới 10 ngày tuổi. Chỉ định nhổ răng sơ sinh có thể được xem xét nếu:

  • Răng dư thừa.
  • Chân răng rất lỏng lẻo.
  • Liên quan đến sứt môi/vòm miệng.

Nhổ răng có thể phức tạp do sự phát triển của “răng còn sót lại ở trẻ sơ sinh” được cho là xảy ra với khoảng 9% và cần phải tiến hành phẫu thuật lần thứ hai, vậy nên khi nhổ răng sẽ được thực hiện dưới sự tiêm tại chỗ hoặc gây mê toàn thân thì cần nạo mô răng bên dưới.

4.3 Điều trị bảo tồn

Việc điều trị bảo tồn thường được ưu tiên và có thể bao gồm các thủ thuật sau đây:

  • Mài hoặc làm mịn các cạnh sắc của răng.
  • Đắp nhựa composite để tạo hình vòm trên mép răng để lưỡi lướt trên răng.
  • Thay đổi trong kỹ thuật cho ăn.
  • Vệ sinh răng miệng bao gồm bôi fluor tại chỗ.
  • Tóm lại, răng sơ sinh là tình trạng hiếm gặp nhưng phụ huynh không cần quá lo lắng.

Thực tế việc xử lý răng sơ sinh hoàn toàn dễ dàng, chỉ cần xác định xem liệu răng bẩm sinh có đi kèm những vấn đề bệnh lý nào khác không để từ đó có thể xử lý răng sơ sinh kịp thời.

Bài viết liên quan

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh hết nhanh, an toàn

Ngày: 07/06/2023

Nếu mẹ lo lắng khi con khó chịu, quấy khóc do nhiệt miệng kéo dài tái đi tái lại thì cách trị nhiệt miệng ...

Cách chọn kem đánh răng trẻ em an toàn phụ huynh nên biết

Ngày: 06/10/2023

Trẻ em từ 1 - 2 tuổi đã có thể tự chăm sóc răng miệng, phụ huynh chỉ cần lưu ý mua bàn chải mềm và biết ...

Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn và cách phòng tránh

Ngày: 12/12/2023

Răng sữa của trẻ bị mòn là tình trạng lớp men răng bị bào mỏng. Tình trạng này có thể đảo ngược và ...

Cách trị sâu răng cho trẻ tại nhà - Cách giảm đau răng

Ngày: 22/12/2023

Trẻ em 2 – 4 tuổi rất hay bị sâu răng có thể gặp tình trạng đau nhức, khó chịu dễ dẫn đến chán ăn. Sau ...