Niềng răng sử dụng lực siết từ khí cụ để dịch chuyển răng. Vậy những người răng yếu có niềng được không? Biện pháp chỉnh nha nào hiệu quả cho hàm răng yếu?
Răng yếu có niềng được không còn tùy thuộc vào nguyên nhân răng bị yếu. Có khá nhiều nguyên nhân khiến răng bị yếu, thường xuyên ê buốt, ăn nhai kém, đau khớp thái dương hàm…. Có người sinh ra răng đã yếu bẩm sinh, cũng có những người răng bị yếu dần theo tuổi tác hay bệnh lý răng miệng do thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
Trong thời gian mang thai, mẹ không bổ sung đủ các dưỡng chất thiết yếu cho xương dẫ đến sự thiếu hụt ở thai nhi. Ngay từ khi sinh ra, lớp men răng bên ngoài răng của trẻ đã yếu, không đủ cứng để bảo vệ và cách ly ngà răng, tuỷ răng khỏi những tác động từ môi trường khoang miệng. Răng sẽ xu hướng nhạy cảm hơn những hàm răng khỏe mạnh bình thường.
Tuyến nước bọt hoạt động kém làm cho khoang miệng lúc nào cũng khô, khiến việc ăn nhai và nuốt thức ăn khó khăn. Việc này kết hợp thêm quá trình chăm sóc vệ sinh răng miệng kém sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng hay mắc các bệnh lý răng miệng khác. Ngoài ra, các bệnh về đường tiêu hoá như trào ngược dạ dày thực quản, axit trong dạ dày cũng sẽ làm cho men răng yếu dần, mòn đi.
Thông thường người răng bị yếu, dễ ê buốt sẽ có xu hướng vệ sinh răng miệng kém. Tuy nhiên, với cả 2 nguyên nhân trên, người bệnh càng phải chú ý hơn về việc chăm sóc răng miệng hằng ngày. Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, loại bỏ hoàn toàn mảng bám thức ăn, hạn chế thức ăn quá lạnh, quá nóng, thực phẩm chứa nhiều đường… là cách bảo vệ sức khoẻ răng.
Bởi vì khi răng yếu sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công, cách bảo vệ hiệu quả nhất là hạn chế sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn có hại trong khoang miệng, tránh các tác nhân gây kích thích mạnh cho răng.
Theo các bác sĩ nha khoa, để có thể trả lời chính xác răng yếu có niềng được không hay bọc răng sứ xong niềng được không thì bạn phải được thăm khám chi tiết và đánh giá trình trạng răng miệng cụ thể.
Nếu răng bị yếu do mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tuỷ, viêm nướu, viêm chu nha vẫn có thể niềng răng yếu được. Đầu tiên cần phải điều trị dứt điểm và khôi phục sức khoẻ răng miệng ổn định. Sau đó mới tiến hành đánh giá thêm một lần nữa xem tình trạng răng khi ổn định có đáp ứng được lộ trình siết kéo răng hay không.
Trong trường hợp răng yếu bẩm sinh thì lại khác. Theo chuyên khoa nha khoa, tình trạng răng yếu do cơ địa, bẩm sinh đã yếu thì hầu như sẽ khó đạt được độ khoẻ mạnh như răng bình thường. Các biện pháp chăm sóc chỉ đóng vai trò bảo vệ và duy trì sức khỏe răng mà thôi. Vì vậy, người răng yếu do bẩm sinh nên cân nhắc các phương pháp niềng răng.
Bởi vì niềng răng dựa trên cơ chế tác dụng lực siết từ từ dịch chuyển răng. Với răng khỏe mạnh thì có thể chịu được lực siết. Nhưng khi răng không đủ khoẻ, răng nhạy cảm, dễ kích ứng, khả năng chịu lực kém thì sẽ rất khó đáp ứng được lộ trình siết riêng. Khi răng không đủ khoẻ để chịu lực siết sẽ rất dễ gặp tình trạng gãy rụng, dịch chuyển sai lệch dẫn đến hỏng hoặc lệch khớp cắn, hư hỏng răng.
Niềng răng chỉnh nha được đánh giá là phương pháp tối ưu giúp điều trị sai lệch khớp cắn, sai lệch răng. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện thực hiện niềng răng. Dưới đây là những trường hợp bác sĩ nha khoa không khuyến khích niềng răng khi khám răng yếu có niềng được không.
Viêm chu nha là bệnh nguy hiểm, phát triển từ bệnh viêm lợi không được điều trị đúng cách. Vi khuẩn tấn công vào nướu lợi gây hiện tượng sưng tấy và viêm nhiễm vùng nướu. Khi viêm nhiễm nặng, vi khuẩn tiến triển thành viêm chu nha, tổ chức nha chu gồm nướu lợi, xương hàm, dây chằng quanh răng bị tổn thương. Nếu không xử lý kịp thời các tổ chức này sẽ mất khả năng nâng đỡ răng khiến răng ngày càng suy yếu. Lúc này tác dụng lực dịch chuyển răng sẽ không có tác dụng, làm răng bị lung lay và mất răng vĩnh viễn.
>> Xem thêm: Bị sâu răng có niềng răng được không?
Bình thường vẫn có những ca niềng răng sứ thành công. Tuy nhiên, để chắc chắn bọc răng sứ xong niềng được không còn tùy vào số lượng, nếu bọc quá nhiều răng sứ thì sẽ không thể niềng răng. Vì bề mặt sứ trơn nhẵn mắc cài sẽ khó gắn chặt do không có độ bám dính tốt như răng thật. Mão răng sứ chỉ đồng bộ với cùi răng thật ở mức độ nhất định, bọc răng sứ càng lâu ngày mão sứ càng giảm độ liên kết với cùi răng.
Hai yếu tố này sẽ làm giảm đi hiệu quả kéo siết của khí cụ tác dụng lên răng, làm kéo dài thời gian niềng răng sứ. Thậm chí trong nhiều trường hợp lực siết răng còn làm bật mão sứ, mắc cài làm hỏng mão răng sứ. Lúc này không chỉ làm hỏng lộ trình niềng răng yếu mà còn phải tốn kém chi phí và thời gian làm lại răng sứ.
Yếu tố quan trọng khi bạn xem xét bọc răng sứ xong niềng được không là sức khỏe của răng gốc và kỹ thuật chỉnh nha. Nếu việc đánh giá sai sẽ vô cùng nguy hại, thậm chí là mất răng. Thực tế hiện nay người ta ưu tiện áp dụng niềng răng bằng khay trong suốt khi chỉnh nha răng bọc sứ toàn hàm. Phương pháp này giảm tối đa nguy cơ mão sứ bị hư hỏng dưới lực kéo siết. Bởi vì khay niềng sẽ ôm trọn thân răng và trải đều lực lên mão sứ, đồng thời cũng tránh được răng bị mắc bệnh lý trong lộ trình.
Lý giải câu hỏi răng yếu có niềng được không, các bác sĩ nha khoa thường không khuyến khích niềng răng cho những người mắc các bệnh lý toàn thân nặng như động kinh, tim mạch, tiểu đường, huyết áp…. Bởi vì niềng răng sẽ gây khó chịu, căng thẳng dễ làm tái phát các bệnh lý trên. Hơn nữa, khi cơ thể đã mắc các bệnh mãn tính không thể điều trị dứt điểm thì khả năng miễn dịch sẽ kém, dễ bị vi khuẩn tấn công, lại rất khó lành các vết thương do quá trình xử lý các vấn đề của răng gây ra.
Điều kiện cơ bản để niềng răng chỉnh nha hiệu quả là xương hàm phải khoẻ mạnh. Khi răng răng và xương hàm yếu thì việc dịch chuyển răng sẽ là gánh nặng cho răng. Dù áp dụng kỹ thuật hiện đại dịch chuyển thành công thì cũng sẽ rất khó duy trì được kết quả lâu dài. Răng sẽ có xu hướng quay lại vị trí ban đầu dưới lực tác động ăn nhai hằng ngày.
Tóm lại, răng yếu có niềng được không còn tùy thuộc vào nguyên nhân răng bị yếu. Nếu răng yếu do các bệnh lý răng miệng nhẹ thì có thể phục hồi và niềng răng bình thường. Tuy nhiên, khi răng yếu do bẩm sinh hoặc do mắc bệnh lý nặng thì việc niềng răng yếu không chỉ kém hiệu quả mà còn có nguy cơ làm răng yếu hơn, thậm chí là gây mất răng vĩnh viễn. Để biết răng yếu có niềng được không, bọc răng sứ xong niềng được không thì bạn nên đến thăm khám chi tiết tại các phòng răng Đà Nẵng uy tín.
Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào khác về bọc răng sứ xong niềng được không,hãy liên hệ đến Nha khoa Đà Nẵng Implant: