Mài răng sẽ làm răng nhạy cảm hơn, sẽ cần được chăm sóc, lựa chọn thực phẩm hằng ngày phù hợp. Sau khi mài răng nên ăn gì và kiêng gì để không bị ê buốt răng?
1. Vì sao phải mài răng?
Mài răng thực chất là phương pháp làm mỏng đi lớp men răng bên ngoài của thân răng với tỷ lệ phù hợp nhằm cải thiện thẩm mỹ hoặc phục vụ cho các phương pháp chỉnh nha. Thông thường sẽ có 2 trường hợp phải mài nhỏ răng thật là:
Mài răng để niềng: Đối với những chiếc răng có kích thước lớn hơn hẳn so với các răng khác thì bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành mài để niềng răng chỉnh nha. Việc mài răng nhằm hỗ trợ răng dịch chuyển tốt hơn, giúp các răng cân đối với nhau trên cung hàm.
Mài răng làm răng sứ: Các phương pháp dán sứ, bọc răng sứ hay lắp cầu răng sứ đều phải thực hiện mài răng để làm trụ gắn mão răng sứ lên trên. Tỷ lệ mài răng bọc sứ sẽ không vượt quá 2mm nên không gây ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc của răng sau khi mài răng.
2. Mài răng có đau không?
Khi nghe nói đến mài răng thì nhiều người nhầm tưởng, lo lắng bị đau hoặc ê buốt. Vậy mài răng có đau không? Thực tế, với các các thiết bị công nghệ tân tiến cùng với phương pháp mài răng đúng chuẩn sẽ không làm bệnh nhân bị đau.
Trước Khi mài răng, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành gây tê tại chỗ ở vị trí cần mài. Lượng thuốc tê được chỉ định sẽ vừa đủ cho khách hàng cảm thấy dễ chịu trong suốt quá trình mài răng.
Bên cạnh đó, các thiết bị mài răng hiện đại có tốc độ nhanh với chính xác cao, không xâm lấn gây tổn thương nướu. Vì vậy giúp quá trình mài răng diễn ra nhanh hơn rất nhiều và hạn chế tối đa ê buốt so với các loại máy mài răng trước đây.
Trong một số trường hợp, nếu răng của bạn quá mẫn cảm, bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt sau khi mài răng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm dần trong vài ngày và không đáng lo ngại.
Cần mài nhỏ răng thật để làm trụ răng cho răng sứ
Để hạn chế tình trạng ê buốt sau khi mài răng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn có chứa fluor.
Tránh ăn uống thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn cảm thấy đau nhức dữ dội sau khi mài răng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Dưới đây là một số lưu ý khi mài răng:
Chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trước, trong và sau khi mài răng.
3. Mài răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Răng người có cấu tạo gồm 3 lớp là men răng, ngà răng và tủy răng. Việc mài răng đúng kỹ thuật sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng gì về sức khoẻ, tuổi thọ răng thật cũng như chức năng ăn nhai. Bởi vì khi mài răng, bác sĩ chỉ mài đi phần men răng bên ngoài với tỉ lệ từ 0,5 – 1,5mm để tạo cùi răng. Nếu kỹ thuật mài răng đúng cách sẽ giữ lại tối đa răng thật, không ảnh hưởng đến mô răng bảo vệ tủy thì sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực cho tuổi thọ của răng. Đối với các trường hợp bị sâu răng nặng cần chữa tuỷ thì bác sĩ sẽ tiến hành chữa tuỷ triệt để từ đó đảm bảo tuổi thọ lâu dài sau khi mài răng.
Mài răng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu mài răng quá nhiều hoặc không đúng cách, có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe răng miệng, bao gồm:
Ê buốt răng: Men răng là lớp bảo vệ bên ngoài của răng, giúp bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Khi mài răng quá nhiều, lớp men răng bị tổn thương, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn với các kích thích, chẳng hạn như thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua.
Viêm tủy: Tủy răng là mô mềm bên trong răng, chứa các dây thần kinh và mạch máu. Khi mài răng quá sâu, có thể xâm lấn vào tủy răng, gây viêm tủy. Viêm tủy là một tình trạng nghiêm trọng, có thể dẫn đến đau nhức dữ dội, mất răng.
Sâu răng: Khi mài răng quá nhiều, có thể làm mòn men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây sâu răng. Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể dẫn đến mất răng.
Để tránh các vấn đề về sức khỏe răng miệng do mài răng, bạn nên chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trước, trong và sau khi mài răng.
Dưới đây là một số lưu ý khi mài răng:
Chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trước, trong và sau khi mài răng.
Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi mài răng.
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để biết thêm thông tin về các vấn đề về sức khỏe răng miệng có thể xảy ra do mài răng.
4. Sau khi mài răng nên ăn gì và kiêng gì?
Mài răng sẽ làm răng nhạy cảm hơn, sẽ cần được chăm sóc, lựa chọn thực phẩm hằng ngày phù hợp. Sau khi mài răng nên ăn gì và kiêng gì để giúp răng khỏe mạnh hơn và không gặp phải tình trạng ê buốt hay đau nhức răng sau mài?
4.1 Sau khi mài răng nên ăn gì?
Sau khi mài răng bạn nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai, không quá cứng hoặc dai, tránh dùng lực nhai mạnh để không tác động đến răng. Một số thực phẩm phù hợp sau khi mài răng bao gồm:
Các loại rau củ mềm, dễ nhai như khoai lang, bí đỏ, cà rốt,…
Thịt, cá, trứng,… được chế biến ở dạng mềm, dễ nhai.
Bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi và chất dinh dưỡng để giúp răng chắc khỏe hơn, chẳng hạn như:
Các loại cá có nhiều omega-3 như cá hồi, cá trích,…
Sữa, các sản phẩm từ sữa,…
Các loại rau xanh, trái cây,…
4.2 Sau khi mài răng nên kiêng ăn gì?
Ngay sau khi mài răng, răng trở nên rất nhạy cảm, dễ bị các tác nhân bên ngoài tác động hơn bình thường. Vì vậy, trong thời gian này bạn cần hạn chế tối đa việc dung nạp các tác nhân không tốt cho men răng như màu thực phẩm và đường thực phẩm.
Sau mài răng bạn nên hạn chế ăn uống các loại thực phẩm màu quá đậm như cà chua, cà phê,… để tránh men răng bị nhiễm màu làm răng ố vàng, xỉn đục.
Hạn chế những món ăn nhiều đường như bánh kẹo, socola,… vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là khi men răng còn yếu sau mài.
Không nên ăn uống đồ quá nóng hay quá lạnh vì sẽ khiến răng khó chịu, ê buốt nhiều hơn.
Tránh các thực phẩm chứa nhiều axit là các loại trái cây chua như cam, chanh,… để răng nướu không bị kích ứng.
5. Những lưu ý quan trọng khác khi sau khi mài răng
Sau khi mài răng bạn cần chú trọng đến chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
Nhai chậm, nhẹ nhàng, tránh dùng lực nhai mạnh.
Không ăn các thực phẩm cứng, dai, giòn, dai, dẻo,…
Không hút thuốc lá, uống rượu bia,…
Đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần và sau các bữa ăn. Đặc biệt chú ý đến lực chải răng. Việc chải răng không nên thực hiện ngay sau khi ăn mà cần đợi khoảng 30 phút để men răng ổn định rồi với vệ sinh răng miệng.
Không đánh răng quá mạnh hay quá lâu vì lớp men răng có thể sẽ bị tổn thương nặng hơn và khiến răng bị yếu dần.
Nên chải răng mài bằng bàn chải lông mềm hoặc sử dụng máy tăm nước để hạn chế những tổn thương cho răng và nướu.
Dùng thêm chỉ nha kha và nước súc miệng diệt khuẩn để loại bỏ hoàn toàn mảng bám thức ăn trên răng.
Nha khoa Đà Nẵng Implant vẫn đang triển khai dịch vụ tư vấn hoàn toàn miễn phí, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Địa chỉ:
CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng