Đặt lịch hẹn

Sau sinh bao lâu được lấy cao răng? Có ảnh hưởng tuyến sữa không?

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 10/04/2024
Đánh giá

Thời điểm phù hợp nhất để mẹ bầu cạo vôi răng là 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu bỏ lỡ thì bạn nên hoãn đến sau sinh. Vậy sau sinh bao lâu được lấy cao răng?

1. Cao răng là gì?

Cao răng còn được gọi là vôi răng, là các mảng cặn cứng xuất phát từ muối vô cơ (canxi cacbonat hoặc phosphate) hoặc cặn mềm đến từ các mảnh vụn của thức ăn và các khoáng chất ở trong miệng. Ngoài ra cũng có trường hợp cao răng hình thành do sự lắng đọng huyết thanh.

Cao răng chủ yếu nằm tại vị trí thân răng và ở vùng dưới nướu. Cao răng được chia thành 2 loại là cao răng huyết thanh và cao răng thông thường. Các bác sĩ nha khoa cho biết nếu cao răng tồn tại với dạng cao răng huyết thanh thì tình trạng răng miệng của người bệnh đang ở mức báo động cực kỳ nguy hiểm.

Vì sao phải lấy cao răng hay cạo vôi răng? Các nghiên cứu cho thấy, cao răng là nơi cư trú của rất nhiều vi khuẩn gây hại, được coi là nguyên nhân chính dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm về răng miệng. Một lượng lớn cao răng cũng có thể là tác nhân gây nên bệnh viêm niêm mạc răng, hoặc các bệnh về tim mạch, máu,….

Sau sinh bao lâu được lấy cao răng? Có ảnh hưởng tuyến sữa không?

2. Vì sao phải lấy cao răng?

Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, một lượng lớn cao răng tích tụ không được loại bỏ có thể tạo nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của nhiều thai phụ. Nhẹ thì dẫn đến viêm nướu, sâu răng, chảy máu chân răng, nặng hơn thì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Nhiều nghiên cứu chứng minh phụ nữ mang thai bị sâu răng thì thai nhi sẽ có bộ máy tiêu hoá hoạt động không tốt, hệ miễn dịch kém, có nguy cơ cao bị mắc những bệnh liên quan đến răng miệng, hoặc men răng có chất lượng kém,…
  • Dẫn đến sinh non: Nếu cao răng hình thành quá nhiều sẽ dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào bên trong máu và gây ra nhiễm trùng, làm tăng hàm lượng hormone prostaglandin. Đây là một loại chất có thể kích thích cho cơn chuyển dạ và là nguyên nhân dẫn đến sinh non.

3. Phụ nữ đang mang thai lấy cao răng được không?

Lấy cao răng là quá trình tách các mảng bám ra khỏi thân răng và nướu, thao tác y khoa đơn giản, không xâm lấn, không tạo ra vết thương. Thực hiện quá trình cạo vôi răng cũng dễ dàng và nhanh chóng, không cần sử dụng các loại thuốc gây tê, gây mê và thuốc giảm đau. Nên nhìn chung, cạo vôi răng không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Sau sinh bao lâu được lấy cao răng? Có ảnh hưởng tuyến sữa không?

Sau khi lấy cao răng từ 1 đến 2 giờ đồng hồ là bạn có thể ăn uống bình thường

Mặc dù không có khuyến cáo xấu về việc đang mang thai lấy cao răng được không, tuy nhiên để đảm bảo an toàn và an tâm, phụ nữ đang mang thai nên lấy cao răng khi thai kỳ ổn định, tình trạng sức khỏe tốt:

  • 3 tháng đầu của thai kỳ là thời gian thai nhi vẫn còn rất yếu, các cơ quan chính trong cơ thể thai phụ cũng nhạy cảm hơn. Vì vậy mẹ bầu không nên lấy cao răng trong thời gian này.
  • 3 tháng cuối của thai kỳ cũng là thời gian thai phụ không nên cạo vôi răng. Vì vào thời điểm này thai nhi đã lớn, việc nằm trên các ghế nha khoa có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và gây khó chịu cho mẹ bầu.
  • 3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thích hợp nhất để thực hiện lấy cao răng. Tuy nhiên, nên quan sát sức khỏe cũng như thăm khám bác sĩ chuyên khoa và nhận tư vấn cụ thể trước khi thực hiện.

Đồng thời, mẹ bầu nên lựa chọn những phòng răng uy tín để được đảm bảo an toàn, vô trùng dụng cụ y tế trước khi thực hiện lấy cao răng định kỳ, đảm bảo mẹ bầu không bị lây nhiễm chéo các bệnh lý nguy hiểm và không gây ra viêm nướu.

4. Sau sinh bao lâu được lấy cao răng?

Nếu mẹ bầu bỏ thời điểm phù hợp nhất để cạo vôi răng – 3 tháng giữa thai kỳ thì nên hoãn đến sau sinh. Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh phụ nữ sau sinh, cạo vôi răng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con khi cho bé uống sữa. Trên thực tế, lấy cao răng sau sinh không sử dụng bất kỳ một loại thuốc hoặc chất hóa học hay can thiệp vào sâu bên trong nướu răng nên không gây hại đến sức khỏe toàn thân cũng như tuyến sữa.

Vậy phụ nữ sau sinh bao lâu được lấy cao răng? Sau sinh mẹ bầu có thể đến nha khoa bất cứ khi nào sức khỏe ổn định. Thông thường, từ 6 tháng sinh, mẹ bầu đã không còn phải kiêng cử nên đã có thể yên tâm đến cơ sở nha khoa uy tín lấy cao răng.

Bởi về bản chất, cạo vôi răng chỉ là một thủ thuật đơn giản trong nha khoa nhằm loại bỏ đi mảng bám, cao răng và ngăn chặn bệnh lý liên quan đến răng, nướu. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ cũng không sử dụng thuốc gây tê hay thuốc giảm đau như khi nhổ răng, trồng răng… nên rất an toàn.

5. Lấy cao răng sau sinh quá sớm có gây ảnh hưởng gì không?

Nhìn chung, việc lấy cao răng sau sinh quá sớm sẽ không gây hại đến sức khỏe của mẹ, em bé và cả tuyến sữa. Tuy nhiên, theo khuyến cao các mẹ có thể gặp phải tình trạng ê buốt và đau nhức bởi tác động vừa phải lên răng và nướu.

>> Xem thêm: Phụ nữ mang thai có lấy tủy răng được không? Khi nào thực hiện được?

Hơn thế nữa, cơ thể của phụ nữ sau khi sinh dễ suy nhược, răng, nướu cũng chưa kịp hồi phục hoàn toàn. Nếu lấy cao răng quá sớm thì có thể gặp tình trạng ê buốt đau nhức kéo dài hơn thông thường, từ đó ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và chất lượng cuộc sống của mẹ.

Sau sinh bao lâu được lấy cao răng? Có ảnh hưởng tuyến sữa không?

Nên thực hiện khám răng và lấy cao răng định kỳ từ 2 – 3 lần mỗi năm để loại bỏ mảng bám trên răng

6. Phụ nữ lấy vôi răng sau sinh cần lưu ý gì?

Để đảm bảo việc cạo vôi răng định kỳ của mẹ sau sinh được an toàn và thuận lợi thì nên lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Trong ngày đầu tiên, hãy tránh ăn thực phẩm quá cứng, quá nóng hay quá lạnh.
  • Đánh răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày một cách nhẹ nhàng theo chuyển động tròn hoặc dọc.
  • Làm sạch kỹ các kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước.
  • Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng để làm sạch khoang miệng.
  • Uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, trái cây hàng ngày để làm sạch mảng bám tự nhiên.
  • Hạn chế thực phẩm ngọt vì hàm lượng đường cao.

Tóm lại, lấy cao răng là một thủ thuật nha khoa giúp loại bỏ đi những vi khuẩn có hại đến tình trạng sức khỏe răng miệng của mẹ bầu. Lấy cao răng không gây nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và bé nhưng cũng không được xem nhẹ. Cần phải thực hiện ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Chủ đề: Cạo vôi răngĐang mang thai có lấy cao răng được không?Lấy cao rănglấy cao răng sau sinh
Bài viết liên quan

"Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba"

Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ ...

Làm trắng răng bằng cà chua có hiệu quả không? Cách tẩy trắng răng bằng cà chua như thế nào?

Nhiều người truyền tai cách tẩy trắng răng bằng cà chua. Vậy thực hư phương pháp làm trắng răng bằng cà chua ...

Cao răng độ 4 có nguy hiểm không? Cách lấy cao răng độ 4 không đau

Cao răng độ 4 nghiêm trọng và nguy hiểm nhất, mảng bám màu đen dày trên 2mm ăn sâu vào nướu răng. Cách lấy cao ...

Bàn chải kẽ là gì? Cách sử dụng bàn chải kẽ hiệu quả

Bàn chải kẽ giúp làm sạch khe răng và xung quanh nướu. Không chỉ người niềng răng mà ai cũng nên biết cách ...