Trám răng là phương pháp điều trị các loại răng bị nhiều khuyết điểm như: sâu,thưa hay sứt mẻ. Trám răng có đau không còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ nha khoa thực hiện.
Trám răng là phương pháp sử dụng vật liệu nhân tạo để lấp đầy các lỗ hoặc khoảng trống trên răng. Giúp cải thiện thẩm mỹ đem lại cho bạn một nụ cười hoàn hảo.
Nguyên tắc hàn trám răng thẩm mỹ là sẽ tiến hành làm sạch vùng răng bị tổn thương, sau đó thêm vật liệu rồi trám bít kín. Kết quả sau quá trình điều trị là thu hẹp lại vùng răng bị tổn thương, khôi phục lại hình dáng răng gần như ban đầu nhất, đồng thời giúp đảm bảo chức năng ăn nhai.
Những vật liệu trám răng thông dụng:
Khi các vi khuẩn bắt đầu tấn công mạnh vào phần mô cứng của răng, làm huỷ khoáng chất, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến tủy răng. Do đó, việc trám răng cần phải được tiến hành, giúp vô hiệu hoá các loại vi khuẩn sâu răng, cũng như tránh nguy cơ mất răng.
Sâu răng là một trong những trường hợp cần trám răng thường gặp nhất. Khi bị sâu răng, vi khuẩn sẽ tấn công từ lớp men răng, mài mòn dần vào bên trong cấu trúc thân răng, hình thành những lỗ đen trên bề mặt để ăn dần vào ngà răng và tủy răng bên trong.
>> Xem thêm: Sự thật về con sâu răng và 2 cách điều trị sâu răng hiệu quả
Đối với những lỗ sâu răng nhỏ, nông, mới hình thành, phương pháp trám sẽ được chỉ định giúp bịt kín, thu hẹp vùng răng bị tổn thương và ngăn không cho các lỗ sâu này lan sang những mô răng lành khác. Tuy nhiên, đối với những vết khuyết ăn sâu vào tận cấu trúc răng gây ảnh hưởng đến tủy thì không thể điều trị bằng trám răng được.
Nếu bạn bị chấn thương hoặc bệnh lý khiến răng bị tổn thương như nứt hoặc gãy vỡ thì trám răng giúp tái tạo lại hình dáng ban đầu và tránh làm tình trạng sứt mẻ nặng hơn.
Người có răng thưa do kích thước răng không đều, thói quen nhai, cắn không đúng cách… có thể thực hiện trám răng thưa để điều chỉnh và lấp đầy khoảng trống giữa các răng, giúp răng thẳng hàng, đều đặn hơn.
Tuy nhiên, phải lưu ý là trám khe hở giữa các răng thường phù hợp khi khe hở giữa các răng chỉ khoảng 2 mm. Nếu khoảng trống giữa các răng của lớn thì hàn răng sẽ gây mất cân đối, nha sĩ có thể khuyên bạn nên niềng răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ.
Có nhiều nguyên nhân gây mòn men răng như đánh răng sau cách. Dấu hiệu nhận biết tình trạng mòn men răng, mòn cổ chân răng là sự xuất hiện vết khuyết hình chêm ở cổ răng tại vị trí tiếp giáp giữa răng và nướu răng. Để khắc phục tình trạng mòn cổ chân răng, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu composite để trám vào khu vực bị mài mòn.
Nếu bạn lo lắng hàn trám răng có đau không thì có thể yên tâm. Quá trình trám răng thực chất không gây đau nhức hay khó chịu, đặc biệt nếu lựa chọn đúng nơi uy tín. Bác sĩ sẽ bơm vật liệu trám vào lỗ hổng rồi làm cứng lại, không có tác động xâm lấn, không cần phẫu thuật nên không gây đau.
Sau khi quá trình trám răng hoàn tất và thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy hơi ê buốt trong vài giờ đầu và sẽ nhanh chóng biến mất, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hay công việc hàng ngày.
Tuy nhiên, những trường hợp răng đã sâu nặng hơn và cần điều trị mô sâu hoặc điều trị tủy thì bạn có thể cảm thấy khó chịu đau nhức khi thực hiện hàn trám. Lúc này, để ca điều trị suôn sẻ, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng thuốc tê để làm tê liệt vùng xung quanh.
Trung bình, thời gian thực hiện trám răng sẽ khoảng 15 – 20 phút cho mỗi mối trám. Thời gian điều trị kéo dài từ 30 – 40 phút, sâu răng đã lan vào tủy thời gian điều trị sẽ lâu hơn – cần 2 – 3 lần hẹn với bác sĩ để làm sạch tủy và các mảnh sâu dứt điểm.
Quy trình trám răng thẩm mỹ có thể khác nhau tùy vào mức độ phức tạp, tình trạng bệnh nhân cũng như cách thực hiện. Hiện nay có 2 loại trám răng phổ biến nhất là trám răng trực tiếp và trám răng gián tiếp.
– Bước 1: Khám sức khỏe răng miệng để xác định mức độ sâu của lỗ răng, sau đó tư vấn về các phương pháp điều trị và chọn loại vật liệu hàn phù hợp với nhu cầu gười bệnh nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.
– Bước 2: Vệ sinh răng miệng loại bỏ hoàn toàn các yếu tố có hại và vi khuẩn xâm nhập vào trong quá trình hàn và tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí răng cần phải trám.
– Bước 3: Loại bỏ mô răng sâu và đặt vật liệu hàn vào lỗ răng. Sau đó sử dụng công nghệ laser làm đông vật liệu trong khoảng 40 giây sẽ dần đông cứng lại thông qua phản ứng trùng hợp và tự khô.
– Bước 4: Điều chỉnh vết hàn loại bỏ đi các vật liệu trám còn dư thừa trên răng và làm nhẵn, đánh bóng lại vùng bề mặt để không còn cảm giác cộm khó chịu.
Thời gian thực hiện trám răng trực tiếp nhanh chóng, thường diễn ra trong vòng 30 phút, tùy thuộc vào tình trạng răng và vật liệu dùng để trám.
– Bước 1: Khám sức khỏe răng miệng để xác định mức độ sâu của lỗ răng, sau đó tư vấn về các phương pháp điều trị và chọn loại vật liệu hàn phù hợp với nhu cầu người bệnh nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.
– Bước 2: Vệ sinh răng miệng loại bỏ hoàn toàn các yếu tố có hại và vi khuẩn xâm nhập vào trong quá trình hàn và tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí răng cần phải trám. Bước này giúp người bệnh giảm bớt lo lắng trám răng có đau không.
– Bước 3: Lấy dấu hàm răng để tạo hình miếng trám theo đúng hình dạng và kích thước của lỗ hổng. Thông thường, các cơ sở nha khoa sẽ hẹn bạn lại vào một ngày khác gần nhất vì mẫu dấu hàm sẽ được gửi đến phòng LAB để chế tác.
– Bước 4: Gắn miếng trám lên răng bằng xi măng chuyên dụng vừa khít với răng của bạn.
Tổng quá trình thực hiện trám răng gián tiếp thường sẽ mất khoảng 2 lần hẹn gặp nha sĩ, mỗi lần tốn khoảng 45 phút.
Sau khi thực hiện trám răng thưa thẩm mỹ hoặc áp dụng điều trị răng thưa như bọc răng sứ thẩm mỹ, bạn nên chú ý cách chăm sóc sau khi trám răng cũng như hoạt ăn nhai hằng ngày.
Tóm lại
Trám răng không quá xa lạ với chúng ta, chỉ cần nắm rõ kiến thức cũng như khi nào cần đi trám răng sâu, răng mẻ hay răng thưa, để giúp cải thiện được vấn đề thẩm mỹ răng miệng, còn giúp bạn sở hữu một nụ cười tự tin và tỏa sáng.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn bác sĩ và nơi đáng tin cậy cũng hết sức quan trọng, giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian thực hiện, mà kết quả mang lại cũng đạt được hiệu quả cao.
Nếu bạn đang cần thêm thông tin về phương pháp điều trị trám răng thẩm mỹ, cách chăm sóc sau khi trám răng thì hãy liên hệ Nha khoa Đà Nẵng Implant để được tư vấn miễn phí.