Lở miệng kéo dài sẽ làm cho cơ thể nóng, sốt, sưng hạch, cản trở việc ăn uống. Sau đây là tổng hợp 15 cách trị lở miệng hết tức thì sẽ giúp ích cho bạn.
Lở miệng có tên khoa học là loét Aphthous Ulcer, còn được biết đến với cái tên nhiệt miệng, loét miệng. Lở miệng là tình trạng những vùng mô mềm như nướu (lợi), má trong, lưỡi, vòm họng hoặc môi xuất hiện các vết loét có màu trắng bên trong hình tròn hoặc oval, phía viền ngoài sưng đỏ. Ban đầu niêm mạc sẽ xuất hiện các vết lở nhỏ, sau đó hình thành các bọng nước rồi vỡ thành điểm loét to có thể lên đến 9 – 10mm.
Khi bị lở miệng, bạn chỉ cảm thấy đau rát và khó chịu khi ăn uống hoặc cử động hàm. Các vết loét miệng không lây lan nhanh chóng như bệnh mụn nước ở miệng, cũng không gây hại cho sức khỏe sẽ nhanh chóng qua đi theo chu kỳ của lở miệng trong vòng 6 – 10 ngày.
Trong một số trường hợp lở miệng do nhiễm khuẩn nặng thì vết loét có thể ngày càng lan rộng và đi kèm với các triệu chứng như sưng hạch, sốt cao,…. Dẫn đến tình trạng biếng ăn, mệt mỏi, xanh xao,…
Nguyên nhân bị lở miệng có thể xuất phát từ rất nhiều nguồn khác nhau.
Lở miệng không phải một dạng bệnh lý nghiêm trọng, có thể tự khỏi sau 9-10 ngày và không để lại sẹo. Tuy nhiên, tình trạng lở miệng kéo dài sẽ gây bất tiện, cản trở việc ăn nhai và giao tiếp vì tại vị trí lở thường đau rát, đặc biệt rát khi tiếp xúc với thực phẩm. Sau đây là tổng hợp 15 cách trị lở miệng hết tức thì mà bạn có thể áp dụng.
Nước muối có khả năng sát khuẩn cao, làm khô vết loét, an toàn và lành tính, mặc dù cách trị lở miệng này có thể gây cảm giác đau rát tại vị trí loét nhưng cơn đau không kéo dài và ngược lại giúp vết loét lành nhanh hơn.
Theo Y học cổ truyền, phèn chua với đặc tính kháng khuẩn cao, giảm viêm, làm thu nhỏ các mô và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Bạn có thể trộn bột phèn chua với nước tạo thành một hỗn hợp sệt bôi lên vết loét trong ít nhất 1 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
Sử dụng baking soda cũng là một trong những cách trị lở miệng hết ức thì vì baking soda có khả năng cân bằng độ pH của khoang miệng, giảm viêm, làm cho vết loét nhanh lành. Hãy pha baking soda trong nước, ngậm trong miệng từ 15 đến 30 giây và lặp lại vài giờ một lần.
Với các vết lở miệng đang sưng hoặc chảy máu bạn có thể dùng băng gạc y tế bao quanh đá rồi chườm lên vị trí lở giúp giảm nhanh cơn đau và tiêu sưng hiệu quả.
Bôi mật ong và nghệ lên vùng bị lở loét giúp các vết lở được sát trùng và mau lành lại hơn nhờ tính kháng khuẩn, kháng viêm có trong mật ong và nghệ.
Acid lauric có trong dầu dừa được nghiên cứu có đặc tính kháng khuẩn, giúp điều trị vết loét, chống viêm và giảm tình trạng sưng đỏ đau. Hãy thoa dầu dừa lên chỗ đau, bôi nhiều lần mỗi ngày cho đến khi vết lở biến mất.
Hai hợp chất azulene và levomenol có chứa trong Cúc La Mã có khả năng chống viêm và khử trùng là cách trị lở miệng tức thì tại nhà và giảm đau trong thời gian bị nhiệt miệng. Để đạt hiệu quả tốt trong điều trị nhiệt miệng, bạn có thể đắp túi trà Cúc La Mã còn ướt và ấm lên vết loét trong vài phút hoặc súc miệng bằng trà hoa cúc 3-4 lần/ngày.
>> Xem thêm: Nhiệt miệng là gì? Khi bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì?
Trà xô thơm có tác dụng trong điều trị nhiệt miệng nhờ các tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Hãy ngâm trà xô thơm với nước nóng khoảng 5 phút, lọc lại và súc miệng trong vòng vài phút.
Sử dụng bã trà cũng là một cách trị lở miệng hiệu quả nhờ chất kháng viêm và kích thích các vết thương mau lành nhanh chóng tên là Tanin có trong trà. Bạn chỉ cần dùng một ít bã trà đắp trực tiếp lên các vị trí lở là được.
Bạn cũng có thể ăn sữa chua hoặc dùng một muỗng nhỏ sữa chua để vào nơi bị loét giúp nhanh chóng kháng viêm và giảm sưng cho các niêm mạc đang bị tổn thương.
Bạn có thể ngậm nước muối pha loãng và nước giấm táo theo tỉ lệ 1:1, súc miệng 3 – 4 lần/ngày. Khi khoang miệng được vệ sinh sạch thì các ổ viêm sẽ nhanh lành, không bị tấy đỏ, đau rát.
Sữa Magie chứa thành phần là Magie Hydroxit, khi bao phủ lên vết loét sẽ giúp ngăn ngừa kích ứng và giảm đau, trung hòa acid trong khoang miệng làm cho vết loét không thể phát triển mạnh. Cách làm rất đơn giản, bôi một lượng nhỏ sữa magie lên vết loét để yên trong vài giây và súc miệng lại với nước sạch, lặp lại 3 lần mỗi ngày.
Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ kê cho bạn các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm như oxytetracycline, ampicillin hoặc thuốc tăng cường acid folic. Trong số các loại thuốc điều trị, viên ngậm kẽm được biết đến là một khoáng chất tăng cường hệ thống miễn dịch và đẩy nhanh quá trình chữa lành tại các vị trí loét. Viên ngậm kẽm là một trong những cách trị lở miệng hết tức thì hiệu quả.
Thực tế tình trạng lở miệng có thể quay lại với bạn bất cứ lúc nào. Ngoài cách trị lở miệng, bạn nên áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lở miệng để có thể trị dứt điểm.
Nếu tình trạng lở miệng của bạn có dấu hiệu nặng như:
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết tình trạng trở nặng khi bị lở miệng. Nếu bạn gặp phải thì hãy đến gặp bác sĩ nha khoa chẩn đoán và chỉ định cách trị lở miệng bằng thuốc phù hợp.