Đặt lịch hẹn

Nhiệt miệng là gì? Khi bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì?

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 01/06/2023
5/5 - (2 bình chọn)

Dù chưa rõ nguyên nhân chính xác gây nhiệt miệng là gì, nhưng út nhiều gặp khó khăn khi ăn uống, cần biết nhiệt miệng nên ăn gì không đau và nhanh khỏi.

1. Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng còn được gọi là aphthous ulcer. Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở vùng mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu. Những vết loét nhiệt miệng thường kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại vết sẹo, cũng không gây tổn thương hay bệnh lý gì cho bạn.

Lở miệng kéo dài sẽ làm cho cơ thể nóng, sốt, sưng hạch, cản trở việc ăn uống

2. Biểu hiện của nhiệt miệng là gì?

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy “dấu vết” của tình trạng nhiệt miệng rất nhanh chóng:

  • Biểu hiện của bệnh: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to từ 1-2mm, có xu hướng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét to dần, có khi tới 10mm.
  • Biểu hiện tại chỗ: nhẹ là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn. Nặng hơn thì có thể là những áp xe ở nông như áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình trên hay dưới. Các triệu chứng xuất hiện theo hình sin, kích thước vết loét cùng sự khó chịu sẽ tăng dần, khi đạt đỉnh sẽ chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.

Nhiệt miệng là gì? Khi bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì?

3. Nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì?

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng trong quan điểm dân gian là do bị nóng trong người hoặc ăn đồ nóng quá nhiều. Còn theo y học hiện đại, cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nhiệt miệng.

Lở miệng kéo dài sẽ làm cho cơ thể nóng, sốt, sưng hạch, cản trở việc ăn uống.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Anh, có nhiều yếu tố được cho là có liên quan đến sự hình thành và phát triển của vết loét nhiệt miệng như sau:

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Dinh dưỡng kém
  • Dị ứng thực phẩm như cà phê, sôcôla, phô mai, các loại hạt và trái cây có múi
  • Căng thẳng quá mức
  • Virus và vi khuẩn tấn công
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Tổn thương miệng

4. Cách điều trị nhiệt miệng là gì?

Thông thường những loại viêm loét nhẹ như nhiệt miệng không được xem là bệnh lý. Nhiệt miệng có thể tự hết mà không cần can thiệp. Trong trường hợp bạn muốn đẩy nhanh quá trình tan biến của vết loét thì có thể bổ sung thực phẩm có tính mát, uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B, vitamin C liều cao,Vitamin A… nhằm giúp cơ thể tái tạo niêm mạc.

Trong trường hợp nhiệt miệng kéo dài hơn 10 ngày, có tình trạng trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng… thì bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và điều trị. Đôi khi quá nặng sẽ cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.

Nhiệt miệng là gì? Khi bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì?

Sau đây là một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả:

  • Súc miệng hoặc ngậm bằng nước muối loãng để sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và giúp vết loét nhanh chóng lành lặn trở lại.
  • Súc miệng bằng nước cốt dừa ép từ cùi dừa 3-4 lần/ngày cũng giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.
  • Súc miệng 3-4 lần/ngày bằng nước hạt rau mùi, trong hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, nhiệt miệng hiệu quả.
  • Súc miệng 3 lần/ngày (dùng 00g củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc).
  • Ngậm chất chát như trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài, húng chanh… nhằm kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, khử mùi hôi hiệu quả.
  • Ngậm rồi nuốt dần một số loại nước ép như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua từ 3-4 lần/ngày công hiệu sẽ rất nhanh.
  • Bôi mật ong, mật ong nghệ vào vết loét trong miệng, mật ong và nghệ có tính kháng viêm giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển.
  • Bôi nước cỏ mực mật ong 2-3 lần/ngày bằng cách dùng bông tăm thấm thuốc bôi vào chỗ bị nhiệt.
  • Bôi nước ép lá rau ngót hòa với ít mật ong và dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét 2 – 3 lần một ngày.

Ngoài ra cũng có một số cách chữa nhiệt miệng theo quan điểm dân gian được nhiều người tin dùng:

  • Uống nước đỗ đen rang ninh nhừ thay nước hằng ngày.
  • Nấu nước rau má, râu ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc.
  • Uống nhiều nước hơn bình thường, không uống nước đá.

5. Nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì?

Tuy không phải bệnh lý nghiêm trọng, không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nhiệt miệng gây ra tình trạng đau rát, khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày.

5.1 Nhiệt miệng nên ăn gì không đau?

Sau đây là một số gợi ý thực phẩm gợi ý nhiệt miệng nên ăn gì không đau được các bác sĩ chia sẻ:

  • Đồ ăn mềm, dễ nuốt như nấu cháo, súp dinh dưỡng.
  • Trái cây chín mềm và rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất đẩy nhanh quá trình hồi phục cho vết loét
  • Sưa chua chứa nhiều lợi khuẩn, kích thích khả năng hấp thu của ruột, giúp cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất và mang cảm giác mát giúp người bệnh đỡ đau buốt.
  • Các hạt loại đậu có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể và cũng kích thích cảm giác ngon miệng hơn.
  • Các loại cá, thịt vịt, thịt ngan nhằm bổ sung nguồn protein có tính mát, bạn có thể chế biến thành các món cháo, súp lỏng và mềm để dễ ăn hơn.
  • Thực phẩm giàu chất sắt như trứng, thịt gà, súp lơ xanh.
  • Trà xanh có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc, thanh lọc cơ thể, giúp giảm đau vết loét, đồng thời giúp vết loét mau lành.
  • Uống nước rau má hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành vết loét nhờ hoạt chất Triterpenoids có trong rau má.
  • Nấu canh rau ngót có tính mát, giúp thanh nhiệt và hỗ trợ giải độc cơ thể.

Trà xô thơm có tác dụng trong điều trị nhiệt miệng nhờ các tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau

5.2 Nhiệt miệng nên kiêng ăn gì để mau lành?

Những loại thực phẩm sau đây có thể làm tăng cảm giác đau rát khi bị nhiệt miệng và làm cơ thể bị nóng:

  • Đồ ăn cay nóng các loại gia vị cay như ớt, hạt tiêu làm gia tăng sự đau và xót, vết loét có thể tiến triển nặng thêm, cần thời gian dài để hồi phục.
  • Các món ăn chiên rán giòn và cứng khiến thức ăn dễ va chạm nhiều đến vùng niêm mạc miệng làm tăng cảm giác đau, thậm chí nặng thêm tình trạng loét này.
  • Đồ ăn mặn chứa nhiều muối làm tệ thêm tình trạng đau xót.
  • Đồ ăn chua như các loại trái cây chưa chín, quả họ cam thường chứa nhiều acid citric khiến tổn thương lan rộng hơn.
  • Đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển tại khoang miệng, từ đó khiến những vết loét nhiệt miệng lâu lành lại.
  • Thức uống có cồn làm tăng cảm giác đau xót cho người bệnh nhiệt miệng.
  • Cà phê chứa thành phần acid salicylic gây ra tình trạng kích ứng các mô nhạy cảm trong khoang miệng.

6. Biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng là gì?

Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dưới đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc nhiệt miệng.

  • Bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh stress.
  • Vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng, nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý hằng ngày.
  • Uống tối thiểu 1,5-2l nước mỗi ngày.
  • Bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn, các loại thực phẩm giúp làm mát cơ thể.

Nếu phát hiện tình trạng nhiệt miệng kéo dài hơn 10 ngày, đau rát khó chịu quá nhiều… thì bạn nên liên hệ Nha Khoa Đà Nẵng Implant để nhận tư vấn và tham khám!

Bài viết liên quan

Top 10+ cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày nhanh khỏi

Ngày: 13/05/2024

Cảm giác đau rát khi bị nhiệt miệng khiến bạn gặp khó khăn trong ăn uống và giao tiếp. Hãy áp dụng những ...

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh hết nhanh, an toàn

Ngày: 07/06/2023

Nếu mẹ lo lắng khi con khó chịu, quấy khóc do nhiệt miệng kéo dài tái đi tái lại thì cách trị nhiệt miệng ...

Không nên ăn gì khi bị nhiệt miệng? Vì sao?

Ngày: 23/02/2024

Bị nhiệt miệng gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình ăn uống hằng ...

Bệnh nấm miệng có nguy hiểm không? Cách nhận biết và ngăn ngừa

Ngày: 07/05/2024

Cách nhận biết bệnh nấm miệng dễ nhất là những mảng bợn trắng bám trên bề mặt miệng, lưỡi. Do nấm ...