Cách nhận biết bệnh nấm miệng dễ nhất là những mảng bợn trắng bám trên bề mặt miệng, lưỡi. Do nấm miệng là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc miệng do nấm Candida albicans nên có biểu hiện lâm sàng sớm.
“Nấm lưỡi” hay còn gọi “nấm miệng” là tình trạng tưa lưỡi do nấm Candida albicans phát triển quá mức trong khoang miệng, lưỡi. Nấm lưỡi có thể được xem là một tình trạng lành tính ở những người khỏe mạnh, nhưng có thể gây ra nhiều vấn đề khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Bệnh nấm lưỡi thường không dễ lây và cũng có thể điều trị được.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nấm miệng, nấm lưỡi, khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, là lúc vi sinh vật trong cơ thể bị xáo trộn thì lượng nấm Candida sẽ nhanh chóng phát triển lên và gây ra tình trạng nấm miệng.
Dưới đây là những người có nguy cơ bị nấm thực quản:
>> Xem thêm: Nấm lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Nấm miệng (còn gọi là Candida miệng hay tưa miệng), là tình trạng niêm mạc miệng, lưỡi, họng và thực quản bị nấm Candida albicans xâm nhập.
Nấm miệng có nguy hiểm không? Nấm miệng thường nhẹ và ít gây vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng tuỳ thuộc vào sức đề kháng của mỗi người. Đối với người có sức đề kháng khoẻ mạnh thì hiếm khi gặp vấn đề hơn là người có hệ thống miễn dịch suy yếu, nấm miệng sẽ gây nguy hiểm hơn nhiều.
Tuy gọi là nấm , nhưng thực tế Candida albicans chỉ là một loại nấm men biến dạng của Candida-một phần của hệ vi sinh đường miệng bình thường của những người có hệ miễn dịch bình thường.
Candida albican có thể xuất hiện ở cả dạng sợi nấm và dạng nấm men, tuỳ thuộc vào môi trường sống.
Mặc dù vậy, bạn cũng không nên lơ là về mức độ nguy hiểm của nấm miệng. Bởi vì nấm candida albicans sẽ phát triển tốt khi hệ miễn dịch của bạn suy yếu.
Nếu bạn không điều trị kịp thời, nấm miệng có thể lây lan đến amidan hoặc xuống họng, gây khó nuốt, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến máu, tim, não, mắt, xương hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Đặc biệt, trong thời gian cho con bú, nấm miệng có thể nhiễm trùng và truyền từ mẹ sang con.
Rất dễ dàng để nhận biết bệnh nấm miệng. Vì thông thường nấm Candida albicans tồn tại trong khoang miệng, dưới sự kiểm soát của vi khuẩn có lợi.
Nấm miệng xuất hiện bằng những mảng bợn trắng bám chắc trên bề mặt miệng, lưỡi. Nếu bạn nhìn thấy những bợn trắng trên bề mặt khoang miệng và lưỡi, xuất hiện ngày càng nhiều và khó loại bỏ thì hãy nghĩ ngay đến bệnh nấm miệng.
Ngoài ra, viêm miệng do nấm có thể được phát hiện ra qua việc thăm khám lâm sàng, bằng cách cạo một phần nhỏ mảng nấm để làm xét nghiệm, xem có phải nấm hay không. Nếu nghi ngờ nấm thực quản, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi và lấy mẫu ở vùng nghi ngờ nhiễm nấm để đi làm xét nghiệm.
Nấm miệng không quá nguy hiểm, nên bạn không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần nhận biết và điều trị sớm, thì khả năng phục hồi sẽ nhanh hơn.
Nấm miệng có thể điều trị dứt điểm, nếu người bệnh phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng.
Mục tiêu của điều trị nấm miệng candida albicans là ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của các loại nấm. Tuy nhiên,còn phụ thuộc vào tuổi tác, sức khoẻ tổng thể và nguyên nhân, mà cách điều trị nấm miệng sẽ khác nhau.
Như đã đề cập, nấm miệng thường xảy ra với trẻ nhỏ và những người có sức đề kháng yếu.
Nấm miệng ở trẻ nhỏ có thể lây từ mẹ sang con và rất dễ nhiễm trùng trở lại. Nếu trẻ bị nấm miệng, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc kháng nấm nhẹ cho bé hoặc bôi trực tiếp kem chống nấm.
Đối với những bé còn đang sử dụng núm ti giả, thì nên sửa sạch và ngâm trong dung dịch nước pha với giấm theo tỉ lệ 50:50. Sau đó phơi khô để ngăn chặn sự phát triển của nấm. Các dụng cụ hút sữa cũng cần được vệ sinh tương tự.
Cách điều trị bệnh nấm miệng ở người lớn khỏe mạnh là nên ăn sữa chua không đường và sử dụng acidophilus dạng lỏng hoặc dạng viên để giúp giảm nhiễm trùng. Sữa chua và acidophilus không tiêu diệt được các loại nấm, nhưng có thể giúp khôi phục lại các vi khuẩn bình thường trong cơ thể. Nếu bệnh vẫn còn, bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc chống nấm.
Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên dùng một thuốc kháng nấm dạng viên ngậm, nén hoặc chất lỏng.
Candida albicans có thể trở nên kháng với thuốc kháng nấm, lúc này bác sĩ sẽ kê thêm 1 loại thuốc có tên amphotericin B, khi các thuốc khác không đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, một số loại thuốc kháng nấm có thể gây tổn thương gan, vì vậy bạn cần thực hiện xét nghiệm máu để theo dõi chức năng gan. Đặc biệt, những người có tiền sử về bệnh gan thì cần được theo dõi điều trị lâu dài.
So với điều trị thì cách ngăn ngừa nấm miệng đơn giản hơn.
Tóm lại, khi phát hiện bị nấm miệng, đặc biệt là trẻ em và người có sức đề kháng yếu, thì cần có biện pháp xử lý sớm nhất có thể. Nếu điều trị chậm trễ, nấm mọc dày hơn, có thể lây lan xuống cổ họng, thực quản rất dễ dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh răng miệng, sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng nấm miệng hay nhiễm khuẩn đường miệng. Cần đi khám nha khoa định kỳ thường xuyên, để được theo dõi tư vấn và điều trị kịp thời,nếu phát hiện bệnh.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ Nha Khoa Implant Đà Nẵng để được tư vấn miễn phí!