Khi cơ thể suy giảm miễn dịch, nấm lưỡi có thể bùng phát và lây sang vòm miệng, amidan hoặc xuống cổ họng. Vậy nấm lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh ra sao? Cùng Nha khoa Đà Nẵng Implant tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
“Nấm lưỡi” hay còn gọi “nấm miệng” là tình trạng tưa lưỡi do nấm Candida albicans phát triển quá mức trong khoang miệng, lưỡi. Nấm lưỡi có thể được xem là một tình trạng lành tính ở những người khỏe mạnh, nhưng có thể gây ra nhiều vấn đề khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Bệnh nấm lưỡi thường không dễ lây và cũng có thể điều trị được.
Candida albicans – Tác nhân gây bệnh nấm lưỡi
Tuy gọi là nấm nhưng Candida albicans là một sinh vật. Trong điều kiện thể trạng bình thường, loại nấm này vẫn tồn tại trong khoang miệng và không gây hại dưới sự kiểm soát hoạt động của những vi khuẩn có lợi.
Vi sinh vật Candida albicans vẫn ở trạng thái bình thường trong khoang miệng và khi cơ thể bị xáo trộn thì số lượng sẽ phát triển nhanh chóng dẫn đến bệnh nấm miệng. Dưới đây là những đối tượng dễ mắc bệnh nấm lưỡi nhất:
Thời gian đầu khó có thể phát hiện các triệu chứng của nấm Candida albicans. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển từ từ hay kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng thì bạn có thể dễ dàng nhận ra dấu hiệu bệnh nấm lưỡi điển hình.
Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng sau đây thì đừng chủ quan bởi đó có thể là dấu hiệu bệnh nấm lưỡi:
Nấm lưỡi là tình trạng tưa lưỡi do nấm Candida albicans gây nên
Khác với người lớn, nấm lưỡi có thể không gây đau nhiều cho trẻ nên có thể sẽ khó nhận ra điều bất thường. Tuy nhiên, bệnh còn có những biểu hiện khác đặc trưng mà phụ huynh có thể cảnh giác:
Ngay khi phát hiện bị bệnh nấm lưỡi ở trẻ, cha mẹ cần đưa bé thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh nấm lưỡi Candida albicans phụ huynh không nên tự ý dùng mật ong tưa lưỡi cho trẻ vì trong mật ong có chất botulinum, dễ gây ngộ độc cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên cũng không được chậm trễ điều trị bởi vì nấm có thể diễn tiến nặng, lây lan xuống thực quản, họng và dạ dày gây ra tình trạng khó nuốt.
Như đã phân tích, nấm Candida albicans có thể điều trị được bằng các loại thuốc kháng sinh đặc trị nấm. Để điều trị dứt điểm thì bạn hãy gặp bác sĩ để được thăm khám, xét nghiệm, tìm ra nguyên nhân gây bệnh nấm lưỡi. Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có cách điều trị bệnh nấm lưỡi nấm miệng khác nhau.
Đối với trẻ bú sữa mẹ, nên điều trị song song cả mẹ và bé để tránh tình trạng lây nhiễm chéo và tái phát nhiễm trùng. Thuốc kháng nấm nhẹ, hàm lượng hoạt chất kháng nấm phù hợp sẽ được bác cĩ chỉ định cho bé và kem bôi chống nấm bôi cho mẹ.
Ngoài ra, phụ huynh cần thực hiện chăm sóc và đánh tưa theo các bước như sau:
Nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh nấm miệng thì bạn nên hỏi ý ngay kiến bác sĩ. Gọi Hotline Nha khoa Đà Nẵng Implant 0899 412 412 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp nha khoa để thăm khám. Tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh mà bác sĩ đưa ra phương án phù hợp, làm sạch và kê đơn thuốc kháng sinh, các sản phẩm vệ sinh răng miệng kháng khuẩn. Từ đó, giúp bạn giảm triệu chứng và tránh viêm nhiễm lan rộng.
>> Xem thêm: Trẻ bị cam miệng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào?
Bệnh nấm lưỡi có thể điều trị nhanh chóng, nhưng có nguy cơ tái phát do vi khuẩn Candida albicans vẫn còn. Đặc biệt là khi cơ thể gặp các bệnh lý khác hay miễn dịch bị giảm. Chính vì vậy mà bạn nên nắm rõ cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh nấm lưỡi ở từng đối tượng và độ tuổi như sau:
Với bé sơ sinh, phụ huynh nên thường xuyên lau lưỡi cho bé bằng gạc mềm và sạch, thấm nước muối sinh lý. Nếu trẻ đã lớn thì phải hướng dẫn bé cách đánh răng và súc miệng sau khi ăn, không cho trẻ ăn vặt, ăn bánh kẹo, nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.
Thêm vào đó, để đề phòng nấm Candida albicans quá phát, cần phải vệ sinh khoang miệng và lưỡi đúng cách sau khi cho bé ăn, dùng nước lọc để cho trẻ uống, làm sạch khoang miệng và lưỡi ngay sau khi ăn hoặc dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho trẻ.
Để hạn chế bị bệnh nấm miệng bạn nên chủ động:
Ngoài ra bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc, phòng ngừa bệnh nấm miệng:
Lời kết:
Nấm lưỡi Candida albicans là một bệnh không dễ lây và có thể điều trị dứt điểm bằng các loại thuốc kháng nấm theo từng đối tượng. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh nấm lưỡi, lâu dần diễn tiến nặng có thể dẫn tới nấm lan sang các vùng khác. Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để điều trị nấm lưỡi dứt điểm khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ Nha Khoa Implant Đà Nẵng để được tư vấn miễn phí!