Đặt lịch hẹn

Mọc răng ở trẻ sơ sinh và những điều phụ huynh nên biết

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 16/08/2023
5/5 - (1 bình chọn)

Răng sữa tồn tại từ khoảng 6 tháng-12 tuổi có vai trò quan trọng với trẻ nhỏ. Vì vậy phụ huynh cần chăm sóc đúng cách trong giai đoạn mọc răng ở trẻ sơ sinh.

Răng sữa ở trẻ cũng quan trọng như răng vĩnh viễn, giúp trẻ ăn nhai, nói chuyện, có gương mặt đẹp, giúp việc tiêu hóa thức ăn của trẻ được dễ dàng và giúp em bé phát âm chuẩn hơn. Bên cạnh đó, những chiếc răng sữa còn giúp giữ khoảng cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng chỗ, đều và đẹp. Răng sữa mọc lên và tồn tại cùng trẻ từ khoảng 6 tháng-12 tuổi. Sau đó chân răng sữa bắt đầu tiêu dần để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí đó.

Vậy nên, sự khỏe mạnh của hàm răng sữa ảnh hưởng sự phát triển và định dạng hàm răng vĩnh viễn. Việc chăm sóc trẻ trong thời kỳ mọc răng sữa rất quan trọng mà phụ huynh nên lưu ý. Mặc dù các giai đoạn mọc răng ở trẻ khác nhau tùy từng bé, tuy nhiên nếu thời gian mọc và rụng của hệ răng sữa lệch tiêu chuẩn quá nhiều thì răng vĩnh viễn sẽ có nguy cơ bị giảm sức khỏe cũng như thẩm mỹ. 

1. Trẻ mấy tháng mọc răng?

Mọc răng là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ. Mọc răng mang ý nghĩa đặc biệt trong việc chuyển đổi từ sữa sang quá trình nhai nuốt thức ăn đặc. Về thời điểm trẻ mấy tháng mọc răng sẽ được tính theo giai đoạn:

  • 6 tháng: mọc những chiếc răng sữa đầu tiên.
  • 12 tháng: mọc khoảng 6 chiếc răng.
  • 24 tháng: mọc 20 chiếc răng.

Nếu có dấu hiệu trẻ mọc răng khi được 3-4 tháng tuổi thì là mọc răng sớm, còn mọc từ 9-12 tháng tuổi thì trẻ đang bị mọc răng muộn.

Mọc răng ở trẻ sơ sinh và những điều phụ huynh nên biết

2. Các giai đoạn mọc răng ở trẻ ra sao?

Thời gian mọc răng ở trẻ nhỏ thông thường sẽ dao động từ tháng thứ 6 đến 30 tháng tuổi. Khi bé mọc răng sữa, những chiếc răng mọc sớm nhất là nhóm răng cửa hàm dưới. Các giai đoạn mọc răng ở trẻ thông thường sẽ theo lịch như sau:

  • 5-8 tháng: 4 răng cửa giữa ở hàm dưới mọc trước
  • 7-11 tháng: 4 răng cửa bên ở hàm trên sẽ mọc trước
  • 2-16 tháng: 4 răng hàm đầu tiên
  • 14-20 tháng: 4 răng nanh
  • 20-32 tháng: 4 răng hàm thứ hai

Tùy theo từng bé mà cụ thể trẻ mấy tháng mọc răng và các giai đoạn mọc răng ở trẻ sẽ có sự xê dịch ít nhiều.

3. Những tác động ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ

Thời điểm mọc răng ở trẻ sớm hoặc muộn hơn bình thường hoàn toàn không ảnh hưởng gì, có những trẻ sơ sinh mọc răng rất sớm, có sẵn 1 – 2 chiếc răng và cũng có những trẻ đến hơn 1 tuổi mới bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Sau đây là những tác động ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ.

  • Yếu tố di truyền từ bố mẹ hoặc người thân trong gia đình.
  • Yếu tố dinh dưỡng không đầy đủ thì khả năng mọc răng chậm cũng cao hơn.
  • Vitamin D và canxi cơ thể hấp thu và tổng hợp được ảnh hưởng nhiều đến thời điểm mọc răng ở trẻ, trẻ thiếu Vitamin D và canxi do chế độ ăn kém, sinh thiếu tháng hoặc không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời,… dễ mọc răng muộn.

4. Những dấu hiệu trẻ mọc răng dễ nhận biết

Khi trẻ nhỏ bắt đầu mọc răng sữa bạn sẽ rất dễ nhận biết vì có nhiều biểu hiện ra bên ngoài. Sau đây là những dấu hiệu trẻ mọc răng dễ nhận biết thường gặp nhất:

  • Khó ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn
  • Chảy nước dãi
  • Má ửng hồng
  • Nướu sưng, nhạy cảm
  • Chồi răng xuất hiện
  • Cố gắng cắn, nhai và ngậm đồ vật
  • Ăn kémKhó chịu hoặc quấy khóc
  • Xoa mặt và tai
  • Sốt nhẹ

5. Biểu hiện trẻ sốt khi mọc răng có nguy hiểm không

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt cao ở trẻ sơ sinh, mọc răng là một trong những trường hợp thường gặp nhất. Tuy nhiên, biểu hiện trẻ sốt khi mọc răng dễ bị nhầm lẫn với những trường hợp sốt do bệnh khiến phụ huynh lo lắng biểu hiện trẻ sốt khi mọc răng có nguy hiểm không.

Mọc răng ở trẻ sơ sinh và những điều phụ huynh nên biết

Thực tế, khi trẻ bị sốt vì mọc răng sữa sẽ có biểu hiện khác với sốt vì bệnh. Sau đây là những dấu hiệu trẻ mọc răng:

  • Trẻ chỉ sốt nhẹ 38 – 38,5 độ C và không bị tiêu chảy. Nếu nướu răng bị sưng viêm thì có thể sốt cao hơn.
  • Ngoài sốt thì có thể có thêm các dấu hiệu như chảy nước mũi, ngứa nướu, nhai núm vú, sưng đau nướu khiến trẻ sợ bú, hay đưa đồ vật vào miệng cắn, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, nôn, phát ban…
  • Nếu phụ huynh nhận thấy, trẻ sốt cao trên 38 độ kèm theo tình trạng tiêu chảy thì rất có thể trẻ đang bị một bệnh nào khác chứ không phải sốt do mọc răng.

Mặc dù bạn không cần quá lo lắng biểu hiện trẻ sốt khi mọc răng có nguy hiểm không, thế nhưng giai đoạn mọc răng ở trẻ sơ sinh thường khó chịu, làm trẻ biếng ăn. Phụ huynh nên thực hiện một số biện pháp như sau:

>> Xem thêm: Nghiến răng khi ngủ có phải bệnh không? Có trị được không?

  • Không nên cố ép trẻ ăn mà thay vào đó hãy chia thành các bữa nhỏ để trẻ ăn từng ít một.
  • Khi trẻ mọc được 2 – 3 răng có thể dùng miếng gạc sạch quấn quanh ngón tay rồi nhúng vào nước ấm để vệ sinh răng cho trẻ vào mỗi buổi sáng.
  • Khi số răng đã nhiều hơn và trẻ bắt đầu ăn dặm thì có thể dùng bàn chải mềm để đánh răng cho trẻ.
  • Nếu bé bị đau nướu do mọc răng thì nên dùng một vòng bằng silicon cho bé nhai hoặc rửa sạch ngón tay sau đó chà nhẹ lên nướu của bé để giảm cảm giác đau, ngứa nướu, khó chịu.
  • Nếu bé bị chảy nhiều nước dãi thì hãy dùng khăn sạch lau miệng thường xuyên hoặc đeo yếm để tránh tình trạng phát ban và giữ gìn vệ sinh cho trẻ.
  • Không nên mua những loại vòng nhai có chứa chất lỏng vì dễ bị rò rỉ dịch và trẻ dễ nuốt phải. Không dùng các loại cồn, gel hay bất cứ loại thuốc nào chà vào nướu của trẻ mà chưa được bác sĩ tại phòng răng uy tín chỉ định.

6. Hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc khi trẻ có dấu hiệu mọc răng

Ngoài nắm được các giai đoạn mọc răng ở trẻ sơ sinh, nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ mọc răng, thì phụ huynh cũng nên trang bị cách chăm sóc con trong thời kỳ này. Sau đây là những hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc khi trẻ có dấu hiệu mọc răng.

Mọc răng ở trẻ sơ sinh và những điều phụ huynh nên biết

6.1 Giảm cảm giác ngứa, khó chịu do mọc răng

Trẻ sơ sinh thường bị ngứa, khó chịu ở lợi do răng đẩy lợi mọc lên. Để giảm cảm giác ngứa bạn có thể cho trẻ cắn, ngậm các vật mềm như ti giả, vòng mọc răng.

6.2 Giảm sốt cho trẻ

Thông thường, mọc răng chỉ gây ra tình trạng sốt nhẹ cho trẻ nên nếu phụ huynh lo lắng biểu hiện trẻ sốt khi mọc răng có nguy hiểm không thì chỉ cần lau nước ấm và bổ sung nước để hạ thân nhiệt. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38.5 độ C thì có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol với liều lượng phù hợp là 10 – 15 mg mỗi kg cân nặng, uống 4 – 6 giờ một lần (cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước).

6.3 Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Dù trẻ chưa có răng hay đã mọc những chiếc răng đầu tiên thì đều cần lưu ý vệ sinh tốt:

  • Lau sạch nước dãi và vùng nướu bằng khăn mềm.
  • Dùng miếng gạc hoặc vải mềm quấn quanh ngón tay để vệ sinh răng nhẹ nhàng.
  • Cho trẻ uống nước lọc sau khi uống sữa hoặc ăn.

Đặc biệt, trong thời kỳ mọc răng ở trẻ bắt đầu ăn dặm, phụ huynh nên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa. Đặc biệt chú trọng tăng cường canxi cho trẻ từ các loại sữa, cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng sáng sớm để tổng hợp Vitamin D tốt hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thời gian mọc răng ở trẻ sơ sinh mà phụ huynh nên biết. Nếu bạn cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ Nha khoa Đà Nẵng Implant:

Bài viết liên quan

Răng vĩnh viễn có bao nhiêu cái? Khác gì so với răng sữa?

Ngày: 31/07/2024

Răng vĩnh viễn là các răng mọc lên trên cung hàm khi răng sữa đã rụng, bắt đầu từ khi trẻ 7 tuổi và tồn ...

Răng sữa ở trẻ em và cách chăm sóc răng cho trẻ đúng cách

Ngày: 05/07/2024

Người trưởng thành có 2 hàm răng, răng sữa và răng vĩnh viễn. Răng sữa mọc đầu tiên và phát triển từ giai ...

Sún răng là gì? Cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ

Ngày: 19/06/2024

Sún răng là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi, do cấu trúc răng bị phá hủy, mài mòn và tiêu ...

Người trưởng thành có bao nhiêu cái răng? Chức năng cụ thể

Ngày: 11/06/2024

Người trưởng thành thường có 32 chiếc răng, bao gồm cả 4 răng khôn. Tuy nhiên, thời điểm mọc răng của mỗi ...