Sún răng là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi, do cấu trúc răng bị phá hủy, mài mòn và tiêu dần diện tích thân răng sữa của trẻ.
Sún răng là hiện tượng cấu trúc răng bị phá hủy làm mài mòn và tiêu dần đi diện tích thân răng sữa khiến nó nhỏ đi so với các răng bình thường khác của trẻ.
Chúng ta có thể nhận biết trẻ đang bị sún răng thông qua các dấu hiệu sau đây:
Sún răng gặp ở trẻ 1 – 3 tuổi, ở giai đoạn đầu không gây ra cho trẻ bất cứ cảm giác đau đớn nào, chỗ bị sún thường nông nhưng diện tích rộng và có tốc độ lây lan nhanh chóng tới các răng khác nếu không được kiểm soát.
Sún răng ở trẻ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng:
– Khó khăn khi nhai, phát âm:
Trẻ em bắt đầu thay răng sữa khoảng 5 – 6 tuổi và rụng chiếc răng sữa cuối cùng vào năm 12 – 13 tuổi. Nếu bình thường, trong vòng 6 – 12 tháng cứ mỗi chiếc răng sữa rụng đi sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Nếu bị sún răng sớm hơn các mốc thời gian nói trên thì sau khi mất răng trẻ sẽ không có răng thay thế trong một khoảng thời gian từ đó ảnh hưởng lớn tới việc ăn uống, tiêu hóa và phát âm.
– Gây khó chịu cho trẻ:
Không chỉ vậy, khi răng sữa bị sún sẽ mang trên mình những vi khuẩn có hại, gây tác động xấu tới răng vĩnh viễn và lợi. Khi răng sún bị mòn dần, tủy răng sẽ bị hở, ngà răng sữa lộ ra, em bé sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức khi ăn uống, dễ quấy khóc và biếng ăn, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển sau này của trẻ.
– Răng vĩnh viễn bị ảnh hưởng:
Đặc biệt, tình trạng sún răng còn có thể làm thay đổi tiến trình mọc răng chuẩn của bé dẫn tới những sai lệch của răng vĩnh viễn sau này, có thể mọc lệch làm mất thẩm mỹ và gây đau cho trẻ.
Có nhiều nguyên nhân trẻ bị sún răng, bao gồm:
Mặc dù đều là tình trạng men răng bị tổn thương, nhưng sún răng và răng sâu hoàn toàn khác nhau. Biết cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ nhỏ giúp cha mẹ có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Dưới đây là cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ nhỏ.
Độ tuổi:
Biểu hiện:
Khi phát hiện những dấu hiệu sún răng ở trẻ, mẹ nên làm gì? Trước tiên phụ huynh nên thông qua các cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ em xác định con đang gặp tình trạng nào. Tiếp theo, phụ huynh không cần lo lắng răng sún có trị được không, cả hai vấn đề trên răng sữa là sún và sâu đều có thể khắc phục được.
Sau đây là một số việc mẹ có thể áp dụng tại nhà để hỗ trị điều trị sún răng ở trẻ nhỏ.
Khi phát hiện con bị sún răng bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà để làm chậm tốc độ lây lan như sau:
Quan trọng hơn hết là không được chủ quan bỏ qua cách điều trị sún răng ở trẻ nhỏ. Bởi vì tốc độ lan bệnh rất nhanh, chậm trễ có thể gây mất răng và lan sang các răng khỏe mạnh khác.
Khi thấy dấu hiệu sún răng ở trẻ, cha mẹ hãy áp dụng cách phân biệt răng sún và răng sâu, sau đó cho con khám bác sĩ nha khoa uy tín để biết chính xác về tình trạng của con mình.
Phụ huynh cũng không nên vội vàng nhổ răng sún của trẻ vì vì nếu nhổ răng sữa trước 6 tuổi thì sau này trẻ rất dễ gặp tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch.
Để phòng ngừa sún răng ở trẻ em cha mẹ cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:
>> Xem thêm: Ngậm gì để răng chắc khỏe? 5 Cách giúp răng luôn chắc khỏe dễ thực hiện tại nhà
Lời kết
Tóm lại, trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi thường hay gặp phải vấn đề sún răng, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ, duy trì thói quen sống khoa học và cho bé khám răng định kỳ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị sún răng ở trẻ nhỏ, để có phương pháp hỗ trợ các bé khi bị sún răng, giúp các bé cảm thấy thoải mái hơn, mà chưa cần đến sự can thiệp của bác sĩ.
Hãy liên hệ Nha Khoa Implant Đà Nẵng để đặt lịch tư vấn và thăm khám cho trẻ ngay: